MỤC LỤC
Nguồn dữ liệu thứ cấp gồm các tài liệu có sẵn tại công ty, bao gồm các báo cáo tài chính 2007,2008, 2009, các hồ sơ xuất nhập khẩu thuộc phòng kinh doanh xuất nhập khẩu I, các ấn phẩm tạp chí Thương Mại Thủy Sản nguồn thông tin trên các website : www.seaprodexhanoi.com.vn, www.seaprodex.com, www.vasep.com.vn. Từ các thông tin thu thập được so sánh đối chiếu với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong nhiều năm qua và những kiến thức đã học phân tích thực trạng rồi tổng hợp lại đưa ra các giải pháp giải quyết những khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản của mình.
Sản phẩm thủy sản xuất khẩu của công ty cũng đa dạng và được người dân Nhật Bản ưa chuộng :Công ty tham gia nuôi trồng và xuất khẩu sang Nhật nhiều mặt hàng như Tôm sắt, tôm chì, tôm hùm, tôm sú, cá thu, cá ngừ, các loài nhuyễn thể như mực, nghêu…Trong đó có nhiều sản phẩm chính đang được ưa chuộng tại thị trường Nhật Bản như các sản phẩm từ tôm thịt chì, sắt, các sản phẩm chế biến từ mực, nghêu thịt…Đây cũng là 1 tiền đề tốt cho việc phát triển và đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác thị trường tiềm năng này .Nhưng như đã nói ở trên thị trường này cũng là thị trường đòi hỏi cao về chất lượng và các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm cao, vì vậy để tránh rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện công ty phải thực hiện việc quản lý chặt chẽ các khâu sản xuất và chăn nuôi và quá trình kiểm dịch chất lượng sản phẩm. Ngoại trừ một số cảng lớn (Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng), phần lớn các cảng nhỏ, năng lực và trình độ chuyên môn hạn chế, thị trường giới hạn trong phạm vi địa phương.Bình quân năng suất xếp dỡ hàng hoá của các cảng biển Việt Nam chỉ bằng 50 - 60% năng suất của các cảng tiên tiến trong khu vực.Vấn đề tồn tại lớn nhất đối với các cảng biển - đầu mối giao thông phục vụ xuất, nhập khẩu của Việt Nam là chất lượng còn thấp và khả năng kết nối của các cảng đầu mối lớn tại 2 vùng kinh tế trọng điểm chưa cao.Một số bến cảng lớn như Chùa Vẽ - Hải Phòng, cảng Tiên Sa - Đà Nẵng, Tân Cảng, VIC, Bến Nghé, Tân Thuận - TPHCM đã trang bị một số phương tiện thiết bị xếp dỡ hiện đại, chuyên dụng container.
Lần đầu tiên kiểm tra là kiểm tra tại các cơ sở thu mua,nhân viên chi nhánh công ty chuyên phụ trách kiểm tra chất lượng hàng hóa sẽ cùng đơn vị kiểm tra chất lượng xuống cơ sở thu mua xem xét nguồn hàng trước khi hàng được đóng gói, lô hàng sẽ được kiểm tra chất lượng đồng thời chứng nhận nguồn gốc xuất xứ đối với nguồn thủy sản đánh bắt,còn đối với nguồn thủy sản nuôi trồng, ngay sau khi chuẩn bị đánh bắt, thủy sản được kiểm tra các dư lượng kháng sinh cần thiết .Quá trình này luôn được công ty kiểm tra rất kỹ lưỡng vì những yêu cầu khắt khe trong tiêu chuẩn chất lượng và VSATTP đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật. Tuy nhiên sử dụng phương thức thuê tàu chợ thì công ty phải chịu cước phí cao hơn so với tàu chuyến .Sau khi xác định số lượng hàng cần chuyên chở tuyến đường vận tải, nghiên cứu về hành trình vận chuyển Công ty sẽ tiến hành ký kết hợp đồng thuê tàu với hãng tàu đã lựa chọn, sau đó lập bảng kê khai hàng và lưu thông khoang.Các hãng tầu mà công ty thường thuê có cả nội địa và quốc tế như VINASHIN, MAESKLINE, ..Một số ít trường hợp công ty ủy thác việc thuê tàu cho công ty hàng hải, trong trường hợp này công ty hàng hải phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc giao hàng,chất lượng hàng.
- Nghiên cứu các điều kiện vận tải: Cước phí vận tải và phương tiện vận tải góp phần quan trọng trong tiến trình Hợp đồng xuất khẩu vì vậy Công ty nên tiến hành nghiên cứu giá cước vận tải, các cảng, kho, mức bốc dỡ, qua đó tìm phương án tối ưu về cước phí và phương tiện cho Công ty. - Nghiên cứu các đối tác truyền thống và đối tác mới, đánh giá năng lực tài chính và chữ Tín của họ để có đối sách thích hợp: Công ty nên nghiên cứu để nắm bắt tình hình tài chính, thái độ chính trị và kinh tế, khả năng cấp tín dụng, các phương thức mua bán của các Công ty nước ngoài để lựa chọn các Công ty có khả năng ký kết hợp đồng.
Qua việc nghiên cứu tiếp xúc ở thị trường có thể tạo được các quan hệ trực tiếp với người mua hàng. Sau khi bán thử, thu nhập thông tin về hàng của Công ty mình, cải tiến để xuất khẩu lớn hơn, hiệu quả hơn.
Vấn đề đặt ra cho Công ty đó là “xây dựng, củng cố và hợp tác, quan hệ chặt chẽ với các chân hàng” nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả nhất của Công ty trong khâu thu mua hàng hoá. Đồng thời xây dựng các cơ sở nuôi trồng trên quy mô lớn với quy trình kỹ thuật chặt chẽ, đây là việc làm cần thiết để công ty có thể chủ động được nguồn hàng cả về số lượng và chất lượng có như vậy mới có thể duy trì và phát triển hơn nữa thị trường tiềm năng này và tiến tới tăng uy tín công ty mở rộng hơn nữa các thị trường lớn hơn nữa.
- Mỗi phòng kinh doanh sau khi ký hợp đồng xuất khẩu phải lên kế hoạch cụ thể cho công việc, từng khâu, từng giai đoạn trong quá trình thực hiện để có thể giải quyết nhanh chóng các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. - Sau khi thực hiện xong 1 hợp đồng hoặc sau 1 giai đoạn kinh doanh nhất định, các phòng nên tổ chức đánh giá lại hiệu quả hoạt động, chỉ ra những sai sót cần sửa chữa, phát huy những mặt tích cực cũng như giải quyết những vấn đề còn tồn tại và rút ra bài học kinh nghiệm để các lần thực hiện Hợp đồng xuất khẩu tiếp theo được thuận lợi hơn và có hiệu quả hơn.
- Công ty phải tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện hợp đồng như bộ phận thu mua hàng xuất khẩu, bộ phận vận chuyển, thanh toán tránh tình trạng ứ đọng hàng hay không đủ hàng. Ngoài ra thị trường tàu không ổn định, các thông tin thường xuyên thay đổi do vậy công ty cần thiết lập 1 hệ thống thông tin cập nhật về thị trường tàu như về giá thuê tàu, độ tuổi của tàu, trọng tải của tàu để tránh mắc phải những sai sót và tránh xảy ra rủi ro.
Khi quảng cáo ngoại thương, muốn đạt kết quả tốt người XK không những phải biết đặc thù của từng thị trường ngoài nước mà còn phải biết thị trường cần gì, đòi hỏi thế nào, biết tổ chức cách tiêu thụ thích hợp, biết thị hiếu của khách hàng cũng như phong tục tập quán, khả năng mua hàng của khách hàng. Nên sử dụng các phương tiện quảng cáo như: báo chí, mạng internet, các bảng hướng dẫn giới thiệu thường xuyên, ấn phẩm…Tổ chức tốt quảng cáo, các chi phí sẽ được bù đắp.
Quy hoạch cần gắn với vấn đề cơ sở hạ tầng trong nuôi trồng thủy sản bao gồm : Thủy lợi hóa trong nuôi trồng ,xử lý ô nhiễm môi trường ,xây dựng hệ thống điện, đường giao thông trong nuôi trồng thủy sản, Xây dựng hệ thống cấp thoát nứơc cho vùng nuôi phải được bảo vệ và ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm từ hoạt động sản xuất của các ngành khác ảnh hưởng đến VSATTP của thủy sản nuôi. + Thân thiện với môi trường : Không hoặc hạn chế tối đa sử dụng các hóa chất, thuốc kháng sinh cấm, kháng sinh hạn chế sử dụng ở mức giới hạn cho phép Để đạt được như vậy, nhà nước cần đầu tư thúc đấy công tác hướng dẫn, tuyên truyền giúp đỡ người nuôi thực hiện theo các quy phạm thực hành nuôi tốt (GAqP ), Quy phạm thực hành nuôi có trách nhiệm (CoC) .Thực hiện công tác kiểm tra ,giám sát các vùng nuôi và cấp chứng nhận cho các vùng nuôi đạt tiêu chuẩn an toàn.
- Đồng thời đẩy mạnh hoạt động giới thiệu,khảo nghiệm những kết quả nghiên cứu khoa học thành công,phù hợp với điều kiện địa phương để doanh nghiệp ,nông dân sớm ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm có chất lượng và giá trị cao.
+ Các cơ quan như Cục xúc tiến thương mại, Vasep của Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác hơn nữa với các cơ quan xúc tiến thương mại của Nhật Bản như Jetro, Trung tâm thương mại Asean-Japan để tổ chức các chương trình khảo sát nghiên cứu thị trường Nhật Bản để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam. - Thúc đẩy công tác đàm phán,ký kết thảo thuận về kiểm dịch giữa hai bên : + Bên cạnh các giải pháp trên chúng ta cần phải tiến tới ký kết các thỏa thuận kiểm dịch giữa Việt Nam và Nhật Bản vì cho đến nay ,kết quả kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch Việt Nam vẫn chưa được công nhận tương đương tại Nhật Bản.
Bên cạnh đó ,tổ chức trưng bày,giới thiệu sản phẩm của Việt Nam tại các khu trung tâm thương mại có sự hỗ trợ về mặt chi phí cho doanh nghiệp.Tiến tới nhà nước nên xây các khu trung tâm thương mại ngay ở nước này. Vấn đề kháng sinh và tạp chất trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn chưa được khắc phục triệt để nên vẫn có nguy cơ Nhật Bản tiếp tục dựng lên các hàng rào kiểm dịch chặt chẽ với thủy sản nhập khẩu của Việt Nam.
Chuyên đề đã thực hiện được mục đích nghiên cứu đề ra trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, những khó khăn và hạn chế từ đó đề xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thực hiện quy trình hợp đồng xuất khẩu Thuỷ sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của Cô giáo Ths.Lê Thanh Huyền cùng toàn thể các cô, chú cán bộ trong Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này.