Hoàn thiện công tác sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Tổng công ty thép Việt Nam

MỤC LỤC

Sự cần thiết phải sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN

Với thực trạng lao động trong các DNNN như trên khi doanh nghiệp thực hiện đổi mới, sắp xếp lại cần tinh giảm đội ngũ lao động đồng thời các thiết bị và công nghệ được trang bị mới, hiện đại người lao động sẽ không đủ khả năng và trình độ để có thể tiếp tục làm việc do đó cần thiết phải sắp xếp lại lao động. - Đối với công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty có thời gian hoạt động không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, khi thực hiện cơ cấu lại nếu có người lao động từ DNNN chuyển sang không bố trí được việc làm thì được xác định là lao động không có nhu cầu sử dụng.

Kinh nghiệm sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư của một số DNNN đã CPH

Khi thực hiện công tác sắp xếp lại lao động cần quy định rừ ràng chế độ trỏch nhiệm đối với cấp trờn của DNNN là Chủ tịch Hội đồng quản trị, các Tổng công ty (nơi có Hội đồng quản trị) hoặc giám đốc doanh nghiệp trong vấn đề tuyển dụng lao động, tuyển chọn lao động gắn với yêu cầu, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Về thực hiện chế độ trách nhiệm đối với người lao động phải từng bước khắc phục tình trạng quản lý phân tán, tuỳ tiện về chính sách tiền lương, tiền công, hợp đồng lao động, kinh phí đóng Bảo hiểm xã hội và trách nhiệm cấp sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động nói chung và lao động dôi dư nói riêng.

Đặc điểm tình hình hoạt động của Tổng công ty thép Việt Nam

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thép Việt Nam

Trước tình hình đó Tổng công ty cũng đã điều chỉnh tiến độ, xác định thứ tự ưu tiên đối với một số dự án nhóm A giai đoạn 2001 - 2005, giãn tiến độ cho phù hợp với điều kiện triển khai và đảm bảo hiệu quả kinh tế. Nhìn chung năm 2005 tình hình thị trường thép trong nước và thế giới có nhiều biến động phức tạp khiến Tổng công ty gặp không ít khó khăn nhưng với những cố gắng trong chỉ đạo, điều hành, thực hiện triệt để tiết kiệm chi phí trong sản xuất, quản lý và lưu thông… Tổng công ty đã phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao, không để xảy ra thua lỗ và đảm bảo mức thu nhập hợp lý cho người lao động. Năm 2005 các đơn vị đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh và tăng trưởng khá so với năm 2004, phát huy tốt năng lực sản xuất đảm bảo cung cấp đủ thép cho thị trường và thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia bình ổn giá.

Năm 2005 do diễn biến thị trường thép thế giới và trong nước không thuận lợi, giá cả liên tục giảm hàng tồn kho giá cao lớn, lại thực hiện nhiệm vụ cổ phần hoá nên tổng mua vào và bán ra đạt thấp so với kế hoạch và giảm nhiều so với năm 2004. Cung vượt cầu (công suất cán gần 6 triệu tấn trong khi nhu cầu năm 2005 chỉ khoảng 3,2 triệu tấn) vì vậy cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nhà sản xuất thép trong nước làm cho sản xuất kinh doanh của Tổng công ty gặp rất nhiều khó khăn.

Bảng 1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty thép Việt Nam giai đoạn 2001- 2005.
Bảng 1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty thép Việt Nam giai đoạn 2001- 2005.

Tình hình lao động và thu nhập của người lao động ở Tổng công ty thép Việt Nam từ năm 2001 đến nay

Tình hình lao động và thu nhập của người lao động ở Tổng công ty thép. Đánh giá việc thực hiện công tác sắp xếp lại lao động và giải quyết chế.

Bảng 4: Tình hình tiền lương và thu nhập của người  lao động của Tổng  công ty thép Việt Nam.
Bảng 4: Tình hình tiền lương và thu nhập của người lao động của Tổng công ty thép Việt Nam.

Đánh giá việc thực hiện công tác sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng

Tiến trình CPH ở Tổng công ty thép Việt Nam

Kết cấu ngành nghề: Sản xuất kinh doanh các phụ liệu phục vụ cho ngành thép; kinh doanh thép và gia công chế biến sản phẩm sau cán; kinh doanh dịch vụ vận chuyển; sửa chữa ô tô, xe máy; xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng. - Công ty Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn: đang hoàn tất việc thu tiền bán cổ phần và dự kiến Đại hội đồng cổ đông vào cuối tháng 12/2005. Nhìn chung công tác cổ phần hoá trong năm 2005 của Tổng công ty thép Việt Nam (theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ) cơ bản được hoàn thành và đảm bảo đúng quy trình.

Sau khi chuyển sang công ty cổ phần hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt động có hiệu quả; các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách đều tăng; thu nhập và chế độ chính sách đối với người lao động được đảm bảo tốt. (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động cơ quan văn phòng Tổng công ty) Bảng 9: Doanh nghiệp và Bộ phận doanh nghiệp Nhà nước đã CPH.

Bảng 7: Doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp Nhà nướcđã cổ phần hoá của Tổng công ty thép Việt Nam năm 2004
Bảng 7: Doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp Nhà nướcđã cổ phần hoá của Tổng công ty thép Việt Nam năm 2004

Tình hình sắp xếp lại lao động ở Tổng công ty thép Việt Nam

Thực trạng lao động dôi dư và công tác giải quyết chế độ chính sách đối.

Thực trạng lao động dôi dư và công tác giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt

Ngoài nguồn quỹ hỗ trợ lao động dôi dư của Nhà nước Tổng công ty thép Việt Nam còn thành lập quỹ hỗ trợ lao động dôi dư của Tổng công ty để hỗ trợ thêm cho lao động dôi dư tự nguyện nghỉ chế độ trước tuổi thuộc các đơn vị thành viên, cơ quan văn phòng Tổng công ty thép Việt Nam và tất cả những người lao động khác được xếp vào diện lao động dôi dư và đủ điều kiện hưởng chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước và Tổng công ty. Trường hợp người lao động dôi dư nghỉ chế độ nói trên có thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhưng vì lý do khách quan không làm việc thực tế tại DNNN và không hưởng nguồn trợ cấp từ ngân sách Nhà nước thì thời gian đó sẽ được Tổng công ty thép Việt Nam xem xét trợ cấp cho người lao động từ nguồn quỹ của Tổng công ty theo mức chế độ quy định tại Nghị định 41, thời gian được xem xét trợ cấp tối đa bằng thời gian không được hưởng từ nguồn ngân sách. Thời gian tới Tổng công ty thép Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện sắp xếp lại lao động do đó công tác giải quyết chế độ chính sách cho người lao động dôi dư nhất là lao động dôi dư do CPH là nhiệm vụ trọng tâm mà Tổng công ty cần quan tâm và có những chính sách phù hợp để thực hiện tốt công tác này đảm bảo cho người lao động rời khỏi doanh nghiệp cũng như những người tiếp tục ở lại làm việc sớm ổn định cuộc sống.

Về nhận thức trong việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư một số đơn vị chưa thực sự nhận thức đầy đủ về việc thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư, tinh thần trách nhiệm về việc giải quyết những vướng mắc chưa cao nên ảnh hưởng đến tiến độ sắp xếp lao động khi chuyển đổi sở hữu Nhà nước. Việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động đôi dư là vấn đề nhạy cảm và rất khó vì nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, Tổng công ty thép Việt Nam và các cơ quan Nhà nước có liên quan khác do đó không thể để xảy ra những sai sót, vướng mắc không được giải quyết khi thực hiện chế độ đối với người lao động.

Bảng 10: Tổng hợp giải quyết hỗ trợ lao động dôi dư từ nguồn quỹ 41 của Nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam
Bảng 10: Tổng hợp giải quyết hỗ trợ lao động dôi dư từ nguồn quỹ 41 của Nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam

Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN Tổng công ty thép Việt

  • Các hướng giải quyết lao động dôi dư cho Tổng công ty thép Việt nam trong tương lai

    Trong quá trình giải quyết chế độ chính sách cho lao động dôi dư cần làm tốt khâu hồ sơ theo quy định của pháp luật, tránh xảy ra tình trạng người lao động có quyết định nghỉ việc lại phải chờ đợi thời gian quá lâu mới được nhận tiền trợ cấp.Việc thực hiện chế độ chính sách cho lao động dôi dư phải được thực hiện công khai minh bạch, đúng đối tượng và đảm bảo thời gian chi trả. Tổng công ty thép Việt Nam nên chú trọng công tác đào tạo đào tạo lại lao đông thông qua việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của Trường đào tạo nghề cơ điện luyện kim đồng thời mở thêm các trường dạy nghề, trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật nhằm đào tạo và cung cấp cho các đơn vị thành viên của Tổng công ty một đội ngũ lao động có trình độ tay nghề đáp ứng yêu cầu về chất lượng lao động. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với lao động dôi dư; tham gia với các cơ quan liên quan về sắp xếp lao động trong phương án đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; quy định các cơ sở dạy nghề tiếp nhận đào tạo lao động dôi dư.

    Muốn thực hiện tốt công tác sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư thì Nhà nước cần bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật lao động liên quan trực tiếp đến việc giải quyết lao động dôi dư như: sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động; nghiên cứu, ban hành các chính sách đối với người lao động nhất là các chính sách đối với lao động dôi dư, chính sách về bảo hiểm xã hội và chính sách đào tạo, đào tạo lại người lao động. Từ nhiều năm nay một bộ phận không nhỏ người lao động có tư tưởng muốn làm việc ở khu vực Nhà nước, không muốn làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh tạo ra sức ép lớn về lao động trong các DNNN vì vậy Nhà nước cần có chính sách khuyến khích lao động dôi dư ở các DNNN chuyển sang làm việc ở các doanh nghiệp phi quốc doanh, tuyên truyền sâu rộng cho người lao động hiểu rằng làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh thì quyền lợi, lợi ích của họ cũng bình đẳng như ở trong khu vực Nhà nước.