MỤC LỤC
+ Theo GS Nguyễn Cảnh Toàn thì: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp….), và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”. Theo GS Trần Bá Hoành: CH kích thích tư duy tích cực là CH đặt ra trước HS một nhiệm vụ nhận thức, khích lệ và đòi hỏi họ cố gắng trí tuệ cao nhất, tự lực tìm ra câu trả lời bằng cách vận dụng các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá qua đó lĩnh hội kiến thức mới và được tập dượt phương pháp nghiên cứu, phương pháp giải quyết vấn đề có được niềm vui của sự khám phá.[19].
Khi hình thành và phát triển năng lực diễn đạt kết quả thu được từ SGK sẽ có tác dụng rèn luyện và phát triển các kĩ năng tư duy, đặc biệt là kĩ năng tự học: biết thu thập, xử lí thông tin, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá. Năng lực vận dụng kiến thức được thể hiện ở việc HS sử dụng những kiến thức đã lĩnh hội được vào việc giải thích các hiện tượng có trong thực tiễn hoặc giải quyết một nhiệm vụ cụ thể nào đó như giải các BT…. Chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra để khảo sát với đối tượng là HS khối 10 của 3 trường ở tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2007- 2008 là Khoa văn hoá cơ sở của trường Trung cấp kĩ thuật Vĩnh Phúc, THPT Trần Phú, THPT Bán công Nguyễn Thái Học.
+ Tuy nhiên khi xây dựng CH, BT để hướng dẫn học sinh tự học SGK thì các GV thường xuyên sử dụng các CH, BT dạng tái hiện, dạng CH, BT hiểu và vận dụng không được sử dụng thường xuyên, rất nhiều GV chưa chú ý đến việc xây dựng CH, BT sáng tạo thậm chí có GV chưa bao giờ sử dụng loại CH, BT dạng đó. Tuy nhiên các CH, BT thì chủ yếu là định hướng HS tự đọc SGK, còn việc tổ chức HS thảo luận nhóm, để HS tự lực nghiên cứu đơn vị kiến thức trên lớp và tự đặt câu hỏi phát hiện kiến thức thì còn chưa thường xuyên, thậm chí còn có một số GV không sử dụng các CH, BT theo các mục đích nói trên. Thông qua việc trao đổi, dự giờ, rút kinh nghiệm với GV chúng tôi nhận thấy đa số GV đều đánh giá cao vai trò của CH, BT trong các khâu của quá trình DH, đã sử dụng CH, BT để tổ chức hoạt động học tập của HS trên lớp, xác định được loại CH có tác dụng kích thích tư duy của HS.
+ Các em chỉ nghiên cứu bài mới khi GV yêu cầu và theo sự hướng dẫn của GV chứ chưa tự mình đặt CH, tìm đọc thêm thông tin ngoài SGK để bổ sung…. Điều này cho thấy, một mặt do các em chưa có ý thức tìm hiểu kiến thức nhưng mặt khác cũng do chất lượng CH, BT mà GV đưa ra chưa cao, do phương pháp sử dụng CH, BT của GV chưa tốt và do phương pháp rèn NLTH SGK cho HS cũng chưa đạt yêu cầu. Với các em có ý thức tự giác, yêu thích môn học thì lại không có phương pháp học đúng cách nên chưa khai thác triệt để nội dung SGK một cách chủ động, sáng tạo, kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh đặc biệt kĩ năng trình bày, thể hiện trước tập thể vẫn còn nhiều hạn chế.
Ví dụ phần hoá tổng hợp ở bài 24 thực chất là phương thức hoá tự dưỡng đặc trưng cho vi khuẩn nêu ở bài 33 nhưng được để ở phần sinh học tế bào vì xem chúng như là một phương thức chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào tương đương với hô hấp và quang hợp của tế bào ở cơ thể đa bào. + Về thái độ: Sau khi học xong phần sinh học VSV, HS sẽ có niềm tin tưởng vững chắc hơn vào khả năng nhận thức của con người về bản chất của sự sống, có thái độ đúng, bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn vốn gen quí, bảo vệ sức khoẻ, tham gia tích cực vào các phong trào phòng chống các tệ nạn xã hội. Vì thế, phần sinh học VSV là một trong những phần nội dung của chương trình môn sinh học THPT có khả năng sử dụng CH, BT để rèn luyện NLTH SGK cho HS ở mức độ là diễn đạt được những điều đã thu nhận và xử lí như tự ghi nhớ nội dung, tự tóm tắt, tự sơ đồ hoá, lập bảng, tự tìm ý trả lời CH, BT, tự vẽ hình, vẽ đồ thị….
Trong phần III sinh học VSV thì có thể lập được các bảng so sánh: môi trường tự nhiên – môi trường tổng hợp – môi trường bán tổng hợp, hô hấp hiếu khí – hô hấp kị khí – lên men, quá trình tổng hợp các chất, quá trình phân giải các chất ở VSV, pha tiềm phát – pha luỹ thừa – pha cân bằng – pha suy vong, nuôi cấy liên tục- nuôi cấy không liên tục, phân đôi- nảy chồi – sinh sản bằng bào tử, sinh sản bằng bào tử vô tính – sinh sản bằng bào tử hữu tính, các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của VSV, lên men lactic – lên men etilic, virut có cấu trúc xoắn – virut có cấu trúc khối – virut có cấu trúc hỗn hợp, virut trần – virut có vỏ ngoài, các giai đoạn xâm nhập của virut vào trong tế bào chủ, virut động vật – virut thực vật – virut kí sinh trên VSV, miễn dịch đặc hiệu – miễn dịch không đặc hiêụ……. + Dạng CH, BT yêu cầu HS diễn đạt thông tin bằng hoàn thành sơ đồ Dạng này được sử dụng với các quá trình, cơ chế, hiện tượng, đặc điểm…có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống nhất như: các phương thức chuyển hoá vật chất và năng lượng ở VSV, các hình thức sinh sản ở VSV các giai đoạn trong quá trình xâm nhập của virut vào tế bào vật chủ. + Dạng CH, BT yêu cầu HS diễn đạt thông tin bằng lập luận logic Với những kiến thức như giải thích cơ chế, giải thích hiện tượng, nguyên nhân….thì có thể đưa ra các CH, BT yêu cầu HS bằng những lập luận logic của mình sau khi đã thu nhận và xử lí thông tin để giải thích những kiến thức đó.
Mục tiêu kiến thức của mục I là HS phải nêu được những khái niệm có liên quan tới sự nhân lên của virut, cụ thể là phải đưa ra định nghĩa thế nào là sự nhân lên của virut, các yếu tố cần cho quá trình tổng hợp các thành phần cấu tạo của virut, kết quả của sự nhân lên của virut…nhưng SGK lại không trình bày đầy đủ các nội dung đó. Thông qua các CH, BT hướng dẫn của GV, HS biết đọc các kí hiệu, qui ước, chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố, ghi chép tóm tắt số liệu cần tìm, phân tích dữ liệu, tìm quy luật từ biểu, bảng, đồ thị, phân loại dấu hiệu giống nhau, khác nhau, nhận biết những dấu hiệu bản chất của những nhóm đối tượng đã quan sát và rút ra kết luận, ý nghĩa khoa học của biểu, bảng, đồ thị đó. Ngoài ra, rèn luyện cho HS thực hiện các kĩ năng hệ thống hoá kiến thức dưới dạng bảng khi tự học ở nhà sẽ giúp HS tự hệ thống lại kiến thức đã học và tìm hiểu trước bài mới, khi đến lớp học sẽ có hiệu quả cao hơn, HS chủ động tiếp thu bài mới một cách hào hứng hơn.
HS phải tập dượt diễn đạt ý kiến bằng ngôn ngữ của chính mình thay vì nhắc lại lời trong SGK hoặc trong bài giảng của GV, HS phải biết sử dụng vốn từ vựng phù hợp với lĩnh vực của vấn đề đang thảo luận, biết minh hoạ ý kiến của mình bằng các ví dụ, hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ, biết tạo cơ hội cho những thành viên khác trong nhóm thảo luận nêu ra những ý kiến, hiểu biết của họ về vấn đề mình vừa mới trình bày. Sau khi HS đã thu nhận và xử lí được thông tin thì GV cần đưa ra các CH, BT yêu cầu HS vận dụng những kiến thức lĩnh hội được vào việc giải thích các hiện tượng có trong thực tiễn hoặc giải quyết một nhiệm vụ cụ thể nào đó như giải các BT….
Biện pháp sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK để diễn đạt thông tin thu nhận được. Từ các đặc điểm của quần thể trong các pha sinh trưởng trên, em hãy cho biết + Để thu được sinh khối VSV tối đa thì nên dừng ở pha nào?. + Từ nguyên nhân dẫn đến pha suy vong, hãy tìm ra giải pháp để tránh hiện tượng suy vong của quần thể?.
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên đối tượng là HS lớp 10 THPT ở 3 trường: khoa văn hoá cơ sở - trường Trung cấp kĩ thuật Vĩnh Phúc, THPT Trần Phú và THPT bán công Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Các lớp ĐC và TN ở mỗi trường đều do cùng 1 GV dạy, đảm bảo sự đồng đều về thời gian (cuối mỗi bài dạy TN tiến hành kiểm tra 1 bài để đánh giá khả năng nắm vững kiến thức và cuối đợt TN tiến hành kiểm tra lại nhằm đánh giá độ bền kiến thức), cùng đề kiểm tra, cùng biểu điểm chấm theo thang điểm 10. HS đã hình thành được các NLTH SGK cần có, từ đó có khả năng tự mình khám phá, lĩnh hội tri thức, đồng thời khắc sâu, nắm vững bản chất các khái niệm, cơ chế, quá trình sinh học.