Hiệu quả sử dụng dung dịch điện hóa hoạt hóa trong chăn nuôi gà tại Thái Nguyên

MỤC LỤC

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Theo Nguyễn Hoài Tao (2005) [20], công nghệ hoạt hoá điện hoá đã được người Nga là viện sỹ Vitold Mikhailovich Bakhir (V.M.Bakhir) điều chế từ năm 1972, và từ đó được nghiên cứu khắp nơi trên thế giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Y tế, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dung dịch sinh hoạt với vai trò là chất khử trùng cao, không gây hại với môi trường. Công nghệ HHĐH ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới đặc biệt là tại các nước phát triển và đang phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Hàn Quốc, Israel, Ấn Độ, Brazin… Tại Anh Quốc năm 1997 đã xảy ra đại dịch cúm gà gây thiệt hại lớn và dịch đã được dập tắt nhanh chóng sau khi chế phẩm anolit được đưa vào áp dụng. Cục thú y - Bộ Nông nghiệp Cộng Hoà Liên Bang Nga đã chính thức phê duyệt văn bản hướng dẫn sử dụng các dung dịch hoạt hoá điện hoá trong ngành chăn nuôi và thú y tháng 4/1999, đặc biệt trong đó có sử dụng khuyến cáo cụ thể liên quan đến phòng bệnh và chữa bệnh cho trại gà và trứng ấp.

Nước Mỹ sau khi chi 3,8 triệu USD kiểm nghiệm tác dụng của dung dịch này đã quyết định cho quân đội phương tiện sản xuất dung dịch ĐHH để chống các cuộc tấn công vi sinh và hoá học trong đó có cuộc chiến khủng bố bằng vi khuẩn bệnh than năm 2002. Năm 2004, khi cúm gà bùng phát ở Châu Á, người Nga phổ biến trên Internet cách dùng dung dịch ĐHH để khử trùng chuồng nuôi, trứng gà và thịt gà… Bản hướng dẫn sử dụng dung dịch ĐHH điều chế từ nước muối khử trùng các đối tượng khác nhau trong ngành chăn nuôi đã được ban y học và thú y Viện Hàn Lâm Nông nghiệp Liên Bang Nga (ngày 16/1/1994) và hội đồng y dược thuộc cục thú y, Bộ Nông nghiệp Liên Bang Nga duyệt (ngày 18/3/1995). Hiện nay dung dịch này đang sử dụng rộng rãi cả trong đời sống hàng ngày và có đến hơn 70% gia đình ở Nhật Bản trang bị sản xuất dung dịch này trong gia đình để khử trùng thực phẩm, vệ sinh cá nhân.

Theo Nguyễn Hoài Tao (2005) [20], năm 1999, TS Nguyễn Hoài Châu sang Nga công tác và tình cờ phát hiện một loại dung dịch đang được sử dụng ở khắp nước Nga có nhiều tác dụng mà từ trước đến nay ông chưa từng được biết, trước khi về nước ông đã gặp được Viện Sĩ Vitold Mikhailowich Bakhir, người tìm ra cách điều chế dung dịch ĐHH từ năm 1972 từ một hoá chất vô cơ cực kỳ phổ biến và gần như vô hại là muối ăn để tìm hiểu và đề nghị giúp đỡ. Trong năm 2001- 2002 lãnh đạo bộ Khoa học - Công nghệ giao cho Viện khoa học vật liệu (thuộc Viện khoa học công nghệ Việt Nam) xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế mang tên “Nghiên cứu sản xuất dung dịch hoạt hoá bằng phương pháp điện hoá và các ứng dụng trong y tế, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường”, nằm trong khuôn khổ sự hợp tác KH - CN giữa Việt Nam và Liên Bang Nga. Trước cơn bùng phát dịch cúm gia cầm, viện lại cho xây dựng và thực hiện thêm đề tài mang tên “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng dung dịch ĐHH trong phòng chống bệnh và tăng hiệu quả chăn nuôi gia cầm” từ tháng 5/2004.

Thiết bị ECAWA đã được công nghệ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và dung dịch anolit, catolit đã được Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương kiểm nghiệm và có kết luận như sau: Các dung dịch anolit kiểm nghiệm có khả năng sát khuẩn cao, không gây độc cấp và mãn tính cho người, vật nuôi. Theo Bạch Mạnh Điều và cộng sự (2004) [3]: Nghiên cứu ứng dụng dung dịch điện hoạt hoá phòng bệnh cho Đà điểu tại trại nghiên cứu Đà điểu Ba Vì cho thấy: Công nghệ sản xuất dung dịch ĐHH sử dụng máy ECAWA vận hành đơn giản, so với các thuốc sát trùng khác có ưu điểm là hầu như không độc hại và giá thành rất rẻ. Sử dụng anolit hoà vào nước uống và phòng bệnh cho Đà điểu 1 - 3 tháng tuổi tỷ lệ 5% có tác dụng nâng cao tỷ lệ nuôi sống và không ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng nhưng nếu sử dụng anolit 10% lại ảnh hưởng bất lợi tới khả năng sinh trưởng.

Theo Hoàng Xuân Lộc và cộng sự (2004) [11]: Nghiên cứu ứng dụng dung dịch hoạt hoá điện hoá trong chăn nuôi gà thịt cụ thể là sử dụng dung dịch catolit đã đưa ra kết luận: Nếu cho gà thịt uống catolit 12 giờ, nghỉ 12 giờ thì làm tăng khối lượng cơ thể, tiêu tốn thức ăn giảm, thu nhập tăng so với không uống catolit hay uống catolit cả ngày lẫn đêm hoặc uống catolit 1 giờ 30 phút và uống 1 giờ nước. Đây là giống gà thịt lông màu do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc lai tạo thành công sau hơn chục năm nghiên cứu, sử dụng dòng trống địa phương và dòng mái nhập của nước ngoài. Gà Lương Phượng dễ nuôi, có tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với khí hậu nóng ẩm, đòi hỏi chế độ dinh dưỡng không cao, có thể nuôi nhốt (kiểu nuôi công nghiệp), bán công nghiệp (vừa nhốt vừa thả) hoặc nuôi thả ở vườn, ngoài đồng, trên đồi.

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu

Thí nghiệm sử dụng dung dịch điện hoạt hoá trong chăn nuôi gà Lương Phượng. - Lô đối chứng: 100 con sử dụng dung dịch HanIodin (pha tỷ lệ 5:1000) sát trùng chuồng trại trước khi đưa vào nuôi và phun định kỳ ngoài chuồng nuôi 2 lần/tuần. Nhân tố thí nghiệm Có sử dụng dung dịch ĐHH Không sử dụng dung dịch ĐHH.

Để theo dừi chỉ tiờu này, dựng phương phỏp cõn gà cố định vào một ngày cố định hàng tuần, thời gian cân vào buổi sáng trước khi cho ăn, từ 1- 4 tuần. Tổng thức ăn tiêu thụ trong kỳ (g) Tổng đàn gà có mặt trong kỳ x số. Tổng thức ăn tiêu thụ trong kỳ (g) Tổng khối lượng gà tăng trong kỳ (kg).

* Hạch toán hiệu quả kinh tế của lô gà thí nghiệm khi sử dụng dung dịch ĐHH để so sánh với hiệu quả kinh tế của lô gà đối chứng. - Lô đối chứng: 50 con (tỷ lệ 1 gà trống/9 gà mái) không sử dụng dung dịch ĐHH mà sử dụng dung dịch HanIodin pha tỷ lệ (50/00) phun sát trùng chuồng trại trước khi đưa vào nuôi và phun định kỳ ngoài chuồng nuôi 2 lần /tuần, nước uống hàng ngày cho gà sử dụng nước từ giếng khoan của trại. NST(quả/máibq) = Tổng số trứng đẻ ra trong kỳ Số mái bình quân có mặt trong kỳ + Năng suất trứng /mái đầu kỳ.

Bên ngoài: Những trứng có hình dạng ngoài bình thường ovan hai đầu to và nhỏ rừ rệt, khụng quỏ dài hoặc quỏ trũn, vỏ sạch khụng dớnh phõn, khụng dính vết máu, khối lượng từ 55 - 60g. Bên trong: Là trứng có phôi, soi kiểm tra bằng đèn lòng đỏ nằm ở trung tâm ít di động, lòng trắng sáng đều, không có vết đục và vết máu, màng dưới vỏ không rách. Tiến hành chọn trứng giống vào cuối ngày sau khi kết thúc mỗi lần thu nhặt trứng.

Cân trứng vào một ngày cố định của các tuần, mỗi đợt cân 30 quả trứng cho mỗi lô. + Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của lô gà thí nghiệm khi sử dụng dung dịch ĐHH để so sánh với lô đối chứng không sử dụng dung dịch ĐHH.

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm gà Lương Phượng nuôi thịt
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm gà Lương Phượng nuôi thịt