MỤC LỤC
Do mức thu nhập thực tế (đã điều chỉnh do lạm phát) tăng, mức tiêu thụ hàng hóa cũng tăng. Một tỷ lệ tăng trong tiêu thụ hầu như sẽ phản ánh một mức cầu gia tăng đối với hàng hóa nước ngoài. Nếu đồng tiền của một nước tăng giá so với đồng tiền của các nước khác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Nếu đồng tiền của một nước mạnh lên, giá cả hàng hóa xuất khẩu từ nước này trở nên đắt hơn đối với các nước nhập khẩu, do đó làm giảm cầu các hàng hóa đó từ phía các nước nhập khẩu, tức giảm hàng hóa xuất khẩu từ nước có đồng tiền trở nên mạnh hơn, từ đó làm giảm cán cân tài khoản vãng lai của nước có đồng tiền tăng giá. - Các biện pháp hạn chế của Chính phủ:. Nếu chính phủ của một quốc gia đánh thuế lên hàng nhập khẩu, đối với người tiêu dùng nước này thì giá hàng hóa nước ngoài tăng trên thực tế, do đó làm giảm mức tiêu thụ hàng hóa nước ngoài, làm tăng cán cân tài khoản vãng lai của nước đó. Hạn ngạch: giới hạn tối đa lượng nhập khẩu. Chính sách tài khóa và tiền tệ ảnh hưởng đến lạm phát và thu nhập nên ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai. Chính phủ có thể trợ cấp cho một số các doanh nghiệp, điều này có thể tăng cường tiềm năng xuất khẩu của các doanh nghiệp này. Trong thực tế các nhân tố trên tác động lẫn nhau, ảnh hưởng đồng thời đến cán cân mậu dịch rất phức tạp. 1.3.2) Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vốn - Các biện pháp kiểm soát vốn. - Tự do hóa tài chính: khi chính phủ thực hiện việc tự do hóa tài chính, và đặc biệt là tiến tới tự do hóa hoàn toàn dòng vốn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng dòng vốn mạnh mẽ vào Việt Nam, làm gia tăng tài khoản vốn.
Ở VN, nhập siêu kéo dài dẫn tới thâm hụt cán cân thương mại có thể được cho là không tốt do sự thâm hụt này khó mang lại thặng dư trong tương lai (VN nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu chứ không phải máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất nên trong dài hạn VN khó có thể nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và các hàng hóa thay thế nhập khẩu được sản xuất trong nước, nên tiềm năng xuất khẩu giảm sút trong khi nhập khẩu vẫn tăng để đáp ứng nhu cầu sản xuất). Trong đó giải ngân đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam đạt 1954 triệu USD, cao hơn năm 2004 do môi trường pháp luật và cơ sơ hạ tầng cho hoạt động đầu tư tiếp tục được cải thiện, công tác xúc tiến đầu tư được tăng cường khiến nhiều doanh nghiệp mới và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động bổ sung vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặc dù thị trường tài chính – tiền tệ của Việt Nam chưa phát triển đầu đủ và mở cửa nên không bị kéo ngay vào làn sóng của cuộc khủng hoảng, nhưng Chính phủ và NHNN Việt Nam đã nhận thấy tính chất nghiêm trọng của ổn định chế độ tỷ giá danh nghĩa kéo dài – một nguyên nhân quan trọng tạo ra cuộc khủng hoảng nên đã có những biện pháp xử lý tương đối hợp lý, ngăn chặn được những cú sốc không cần thiết đối với nền kinh tế.
“Các nước OECD tập trung vào tự do hóa các luồng vốn, đầu tiên là tự do hóa đầu tư nước ngoài trực tiếp, cuối cùng là tự do hóa tài khoản vốn; ADB dựa vào rủi ro để đánh giá và xây dựng lộ trình tự do hóa tài chính với mục tiêu cuối cùng là tự do hóa tài khoản vốn; cách tiếp cận của IMF cũng khá phức tạp, đó là xem xét đầy đủ mọi vấn đề từ cải cách vi mô, cơ cấu, xây dựng thể chế, các chính sách kinh tế vĩ mô và cơ chế tỷ giá để xây dựng lộ trình tự do hóa.”1.
Xây dựng hàng rào kỹ thuật và áp dụng các biện pháp phi thuế quan phù hợp với quy định của WTO: Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và hệ thống kiểm dịch phù hợp tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, đồng thời thúc đẩy, vận động tiêu chuẩn hóa và công nhận lẫn nhau giữa VN và các đối tác thương mại nước ngoài, nhằm tránh thiệt hại cho hàng XK của nước ta trước các hàng rào bảo hộ của các nước, đặc biệt đối với những bạn hàng lớn như EU, Mỹ, Nhật v.v…. Kiểm soát NK có hiệu quả thông qua chính sách thuế và các biện pháp phi thuế (phù hợp với quy định của WTO) trên cơ sở sử dụng đồng bộ các rào cản kỹ thuật, rào cản tiêu chuẩn môi trường và các công cụ kinh tế để vừa bảo hộ hiệu quả sản xuất trong nước, bảo vệ cạnh tranh công bằng (giữa hàng NK và hàng sản xuất trong nước), bảo vệ người tiêu dùng, hạn chế các tranh chấp trong thương mại quốc tế,v.v… vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật tư, thiết bị và công nghệ hiện đại. Hàng hóa VN cần nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường nội địa lẫn thị trường thế giới, để người tiêu dùng tin tưởng lâu dài vào hàng hóa VN thì các doanh nghiệp sản xuất phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp, sản phẩm phải đảm bảo an toàn sức khỏe và tăng cường công tác quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm.
Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ thì các cơ quan chức năng cần nhanh chóng triển khai Nghị Định về phát triển công nghiệp hỗ trợ; thực hiện ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này để doanh nghiệp gắn bó lâu dài với công việc sản xuất kinh doanh; hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn, kĩ thuật công nghệ để có thể tham gia hoạt động trong lĩnh vực này; nhanh chóng tiếp nhận và phát huy hiệu quả sự hỗ trợ từ phía Nhật Bản về kĩ thuật, nhân lực và tài chính. Đối với các doanh nghiệp trong nước sản xuất trong ngành công nghiệp phụ trợ thì các cơ quan chức năng cần kiểm tra kĩ chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm phụ trợ bởi giá cả nguyên liệu nhập khẩu rẻ, sức cạnh tranh cao có thể sẽ khiến cho nguyên phụ liệu của doanh nghiệp VN khó tìm được thị trường tiêu thụ. Thông tin về các nguồn ODA cần được công khai, minh bạch với các chủ thể có khả năng tham gia thực hiện nghĩa là: thông tin về các dự án ODA cần được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách cụ thể về dự án, các tiêu chuẩn cụ thể của doanh nghiệp tư nhân để có thể đáp ứng được yêu cầu cho việc thực hiện dự án.
Mọi giao dịch chuyển tiền để thực hiện việc góp vốn, mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chuyển nhượng vốn góp trong các hoạt động đầu tư, các thanh toán khác liên quan đến hoạt động đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài; nhận và sử dụng cổ tức, lợi tức được chia, mua ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam để chuyển ra nước ngoài và các giao dịch khác có liên quan đều phải thực hiện thông qua tài khoản này. Với các văn phòng đại diện của tổ chức tài chính nước ngoài tại Việt Nam, họ chỉ được mở tài khoản chuyên chi bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của văn phòng đại diện. Các nhân viên làm việc tại văn phòng đại diện không được trực tiếp thực hiện, hay thay mặt cho tổ chức nước ngoài tham gia điều hành, quản lý các công ty, quản lý các dự án hợp tác, thực hiện các hợp đồng thỏa thuận ký kết giữa tổ chức nước ngoài với đối tác Việt Nam, thực hiện các hợp đồng giao dịch tài sản, không được thay mặt cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam và phải báo cáo hoạt động định kỳ hàng tháng, quí, năm cho UBCKNN.“45.