MỤC LỤC
Nam trong thời gian qua, đồng thời đề xuất một số giải pháp phát triển BHTG Việt Nam tại Chi nhánh ĐBSCL, những đề xuất nhằm hoàn thiện về cơ chế, chính sách cho hoạt động của BHTG Việt Nam theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế trong tiến trình Việt Nam hội nhập.
Những nghiên cứu của các nhà kinh tế cũng như qua thực tiễn, người có tiền gửi nhỏ là được tổ chức BHTG quan tâm nhất và là cơ sở xuất phát điểm cho mục đích hoạt động của BHTG, đây là tầng lớp dân cư có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận những thông tin về hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi, đời sống của tầng lớp công chúng có thu nhập thấp thường bị tác động nhiều hơn các đối tượng khách hàng khác, những người này thường quan tâm đến lãi suất tiền gửi và họ có được khoản tiền lãi từ nguồn tiền gửi ít ỏi của mình là hết sức quan trọng, do đó sự nhạy cảm trong những thông tin xấu của các tổ chức nhận tiền gửi là cực kỳ quan trọng, do hạn chế khả năng phân tích cũng nhưng tầm nhận thức, tâm lý bất ổn với những thông tin về đổ. + Tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM mới ra đời và các ngân hàng có qui mô nhỏ phát triển tốt hơn: trong kinh tế thị trường, nhìn ở góc độ huy động vốn thì các NHTM lớn có bề dày lịch sử hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ thì có nhiều ưu thế hơn những ngân hàng nhỏ, các QTDND cơ sở và các ngân hàng mới thành lập, việc quảng bá thương hiệu cần phải trải qua một quá trình hoạt động, thì các ngân hàng này mới tạo được niềm tin cho công chúng, mặc khác những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mang tính xã hội cao cần phải được khẳng định qua thời gian hoạt động, đặc biệt trong lĩnh vực huy động vốn, họ phải tạo cho công chúng niềm tin khi gửi tiền vào các định chế tài chính trung gian này.
Mục tiêu chính của hệ thống BHTG Nhật Bản là bảo vệ những người gửi tiền và các bên liên quan trong trường hợp tổ chức tài chính không có khả năng chi trả tiền gửi, và góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính thông qua nhiều công cụ nghiệp vụ trong đó có nghiệp vụ tiếp nhận và xử lý. Vì thế, DICJ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức tài chính tiếp nhận có thể tiếp quản tổ chức tài chính bị đổ vỡ với điều kiện tài sản có cân bằng với tài sản nợ bằng cách cấp số tiền tương ứng với khoản tài sản nợ vượt quá tài sản có của tổ chức tài chính bị đổ vỡ cho tổ chức tài chính tiếp nhận.
Qua nghiên cứu một số lý luận cơ bản về bảo hiểm tiền gửi, giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về hoạt động của bảo hiểm tiền gửi, những đặc điểm riêng biệt của loại hình BHTG là một loại hình BHTG đặc biệt, thông qua vai trò, chức năng của BHTG cho chúng ta thấy đây là một loại hình bảo hiểm mang tính đặc thù của ngành tài chính ngân hàng. Chương này cũng tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về hoạt động BHTG trong việc tiếp nhận và xử lý đổ vỡ ngân hàng, là những kinh nghiệm quý báu cho BHTG Việt Nam chúng ta cần nghiên cứu ứng dụng.
Tuy nhiên, hoạt động BHTG của Bảo Việt là loại hình bảo hiểm theo nguyên tắc tự nguyện, mục tiêu của Bảo Việt xem hoạt động tiền tệ như một sản phẩm thông thường chứ không quan tâm đến tính chất đặc biệt của loại hình kinh doanh tiền tệ, cái mà Bảo Việt quan tâm là mục tiêu lợi nhuận, không có cơ chế hỗ trợ tổ chức tham gia BHTG, chính từ đó mà BHTG của Bảo Việt không được sự quan tâm của các NHTM mà chỉ có một số ít QTDND cơ sở tham gia. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là một tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, thực hiện các nhiệm vụ trên BHTG Việt Nam có cơ cấu tổ chức bộ máy bao gồm: Hội đồng quản trị, ban điều hành, các phòng ban, bộ phận tại Hội sở chính và có sáu chi nhánh cấp khu vực.
- Đối với nghiệp vụ tuyên truyền quảng cáo: vừa qua Chi nhánh thực hiện được việc tổ chức Hội nghị về BHTG tại các tỉnh, thành phố nhằm tuyên truyền quảng bá hình ảnh về tổ chức BHTG của chi nhánh, nhưng hầu hết chất lượng hội nghị còn dừng lại ở mức hình thức, chưa có chiều sâu, BHTG Việt Nam chưa có chiến lược marketing hay khái niệm về quan hệ công chúng (Public relation), các khách hàng được mời đến dự hội nghị nhiều khi thiếu các tổ chức tham gia BHTG, do nhận thức của các tổ chức này vì đây là hình thức bảo hiểm bắt buộc nên họ cũng ít quan tâm. - Đối với nghiệp vụ chi trả tiền gửi được bảo hiểm: chưa thực sự mang tính chuyên nghiệp, còn nhiều phát sinh trong công tác chi trả tiền gửi được bảo hiểm và công tác quản lý sau khi thanh lý đơn vị bị phá sản, thời gian qua công tác chi trả ban đầu do chi nhánh thực hiện, từ khâu kiểm tra xác định số dư tiền gửi đến chi trả tiền gửi mất quá nhiều thời gian, từ đó ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền và cũng làm mất đi hình ảnh người bảo vệ người gửi tiền của tổ chức BHTG.
Qua nghiên cứu hoạt động BHTG một số quốc gia trong khu vực và các nước khác việc cần thiết xây dựng mô hình hoạt động của BHTG Việt Nam theo mô hình công ty cổ phần trong đó nhà nước nắm quyền quản trị, khi đó các chi nhánh khu vực trở thành công ty con và được phân cấp quản lý theo từng khu vực. Mặt khác cần xác định mục tiêu lợi nhuận mới có thể tiến tới xây dựng mô hình bảo hiểm tiền gửi theo mức độ rủi ro, bên cạnh đó cần phải có cơ chế giám sát quyền hạn của BHTG Việt Nam khi được khai thác mảng bảo hiểm tiền gửi, tránh rơi vào thế độc quyền.
Trong tương lai hoạt động BHTG cần thiết có một thể chế giám sát từ xa các TCTD mà không cần thiết phải kiểm tra tại chỗ như hiện nay đang làm, việc kiểm tra của BHTG không làm cho các TCTD lành mạnh hơn, do năng lực về vốn cũng như nguồn nhân lực của BHTG Việt Nam chưa đủ khả năng để có thể kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàng, việc kiểm soát này đòi hỏi phải có sự phối hợp một cách đồng bộ giữa Chi nhánh NHNN các tỉnh trên địa bàn, các tổ chức kiểm toán, qua sự phối hợp đó nhằm làm lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng thông qua kênh giám sát của tổ chức BHTG, góp phần duy trì sự ổn định của các TCTD mà nhất là các ngân hàng nhỏ và hệ thống QTDND cơ sở. Trong giai đoạn hiện nay, việc xuất hiện kinh doanh ngân hàng của các tập đoàn ở Việt Nam trong thời gian gần đây là một điều đáng quan ngại, việc thiếu cơ chế giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng trong các tập đoàn luôn tiềm ẩn những nguy cơ khó lường trước được, việc kiểm tra hoạt động tín dụng trong nội bộ ngành của các tập đoàn hiện nay NHNN Việt Nam cần phải có cơ chế giám sát chặc chẽ, bên cạnh đó BHTG Việt Nam là một kênh giám sát nhằm góp phần lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng quốc gia.
Việc BHTG Việt Nam bảo vệ quyền lợi người gửi tiền thông qua nghiệp vụ chi trả tiền gửi khi tổ chức tham gia BHTG bị mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản thời gian qua tại khu vực ĐBSCL, cụ thể là tại tỉnh Kiên Giang, thực sự là một giải pháp tốt trong tình thế các QTDND mất khả năng chi trả từ những năm trước khi BHTG Việt Nam chưa ra đời, việc chi trả số tiền 8.703.989.000 đồng, tại 7 QTDND cơ sở đã làm cho công chúng gửi tiền an tâm, tin tưởng vào hệ thống ngân hàng, ngăn ngừa hiệu ứng dây chuyền rút tiền ồ ạt tại các TCTD khác. Như vậy, ngay bây giờ BHTG Việt Nam cần thiết phải hoàn thiện quy trình cho vay hỗ trợ tài chính, vì đây chính là công cụ hữu hiệu góp phần củng cố niềm tin của tổ chức tham gia BHTG vào tổ chức BHTG, củng cố niềm tin đối với công chúng khi gửi tiền vào hệ thống ngân hàng, ngăn chặn tình trạng rút tiền trước hạn do tâm lý hoảng loạn của người gửi tiền, có thể dẫn tới nguy cơ phá sản của ngân hàng, tổ chức trung gian tài chính.
Cục Dự trữ Liên bang của Mỹ (Federal Reserve System – FED), ngoài việc thể hiện mình là người cho vay cuối cùng ” (lender of last resort – LOLR) cho các NHTM có khó khăn về thanh khoản như đã phân tích ở phần trên, chính FED đã trao quyền lực cho Cty BHTG liên bang (Federal Deposit Insurance Corporation – FDIC), trong việc xử lý các ngân hàng tại Mỹ hồi những tháng đầu năm 2008, qua đó vai trũ của BHTG Hoa Kỳ đó tăng lờn một cỏch rừ nột và hết sức cần thiết trong hệ thống tài chính của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trước yêu cầu của hội nhập kinh tế nhất là từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế đòi hỏi hệ thống tài chính - ngân hàng nói chung, BHTG Việt Nam nói riêng phải có những đổi mới để đối phó với nguy cơ rủi ro cao của hệ thống tài chính, đồng thời cũng để phù hợp với thông lệ quốc tế, một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay đó là tạo khung pháp lý mới cho hoạt động của BHTG Việt Nam.