MỤC LỤC
Đây cũng là một hình thức tín dụng, trong đó Nhà nước là người cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vay để thực hiện đầu tư phát triển trên cơ sở hoàn trả cả gốc và lãi cho Nhà nước theo quy định của hợp đồng tín dụng đã ký giữa cơ quan Nhà nước được Uỷ quyền thực hiện tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với đơn vị vay vốn. Còn đối với những dự án đầu tư, những công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp nhưng lại chưa có đủ khả năng đứng vững trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh tự do mà Nhà nước vẫn cần phải nắm giữ hoặc dự án có hiệu quả kinh tế xã hội gián tiếp cao mà chỉ có khả năng thu hồi một phần vốn đầu tư thì Nhà nước thông qua hình thức vốn tín dụng Nhà nước để đầu tư phát triển.
Vốn tiếp nhận của Quỹ hỗ trợ phát triển bao gồm vốn tiếp nhận từ Ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho các mục tiêu được bố trí trong dự toán chi hỗ trợ đầu tư của Ngân sách Nhà nước: tăng nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và hỗ trợ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (trong trường hợp có phát sinh); toàn bộ nguồn nguồn vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ dùng để cho vay lại các dự án đầu tư phát triển. Hiện nay, vốn huy động của Quỹ hỗ trợ phát triển chủ yếu là huy động từ các quỹ: Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài, Tiết kiệm bưu điện, vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm xã hội Việt nam, khối lượng, kỳ hạn và lãi suất của các khoản vốn trên do chính phủ quy định.
Tóm lại, với Việt Nam, việc hình thành hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển là một bước đi phù hợp để hình thành một tổ chức tài chính chính sách có tiềm lực mạnh có thể giúp chính phủ thực hiện tốt chủ trương, đường lối và chính sách phát triển kinh tế-xã hội ở các ngành, các địa phương, vùng địa bàn trọng yếu theo các nội dung: Tín dụng đầu tư phát triển với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là việc Nhà nước thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển để hỗ trợ một phần laĩ suất cho chủ đầu tư các dự án thuộc diện hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước do chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam để đầu tư, đã hoàn thành đưa vào sử dụng và đã hoàn trả được vốn vay.
Nguồn vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm theo kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và được bố trí trong dự toán chi đầu tư phát triển của Nhà nước hàng năm. -Tại quyết đính số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 của Tthủ tướng Chính phủ đã mở rộng đối tượng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến, gia công hàng xuất khẩu mà phương án tiêu thụ sản phẩm của dự án đạt kim ngạch xuất khẩu ít nhất bằng 30% doanh thu hàng năm.
Chính phủ quyết định thành lập hoặc do Thủ tướng Chinh phủ uỷ quyền, phân cấp cho Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền của Trung ương quyết định thanh lập thì Bộ Kế hoạch và đầu tư là cơ quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. - Dự án xin hỗ trợ lãi suất sau đầu tư phải là dự án chưa được vay đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước.
Kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là một bộ phận của kế hoạh tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được Thủ tướng chính phủ quyết định giao hàng năm cho Quỹ Hỗ trợ phát triển về nguồn vốn, tổng mức vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo cơ cấu ngành, lĩnh vực vụng kinh tế. Đầu tháng 9 hàng năm, các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố và các tổ chức có liên quan tổng hợp kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý trong đó có kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư có chia ra theo cơ cấu ngành, lĩnh vực, vùng gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính và Quỹ hỗ trợ phát triển.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Thủ tướng chính phủ quyết định giao kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển cho Quỹ hỗ trợ phát triển, Quỹ sẽ thông báo bằng văn bản kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố và các tổ chức có liên quan. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo của Quỹ, các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố và các tổ chức có liên quan phải đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư với Quỹ (danh mục dự án và mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của từng dự án).
Nếu Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp bằng hình thức cấp vốn trực tiếp như những năm trước đây hoặc cho vay đầu tư thì Nhà nước sẽ phải huy động một lượng vốn lớn hơn rất nhiều so với trường hợp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Ngoài ra, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư không đòi hỏi Nhà nước phải tham gia vào quá trình thẩm định dự án, giám sát đầu tư- công việc này đã được các tổ chức tín dụng tài trợ cho dự án làm thay, việc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư chỉ diễn ra khi việc trả nợ vốn gốc của chủ đầu tư cho tổ chức tín dụng đúng như hợp đồng tín dụng- do đó giảm được chi phí quản lý cho Nhà nước.
Vốn đầu tư của Quỹ Hỗ trợ phát triển đã và đang tham gia vào gần 6000 dự án lớn nhỏ trên phạm vi cả nước, thuộc nhiều ngành nghề lĩnh vực cần khuyến khích; trong đó năm 2001 có 1350 dự án của cả kinh tế Trung Ương và kinh tế Địa Phương với tổng mức vốn đầu tư là 11026 tỷ đồng được thực hiện chủ yếu bằng vốn vay của Quỹ Hỗ trợ phát triển, đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, thu hút được 170000 lao động, tăng thu ngân sách trên 700 tỷ đồng. Một số dự án lớn, có tầm quan trọng nhằm đảm bảo cho ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD trong năm 2002, trong đó vào thị trường Mỹ là 250 triệu USD đã được triển khai thực hiện, đó là dự án đầu tư nhà máy kéo sợi chất lượng cao tại cụm công nghiệp Phú Bài, dự án đầu tư dây chuyền sản xuất vải không dệt, dây chuyền nhuộm sợi, dây chuyền kéo sợi..Ngoài mục tiêu xuất khẩu, những dự án này còn tạo điều kiện để phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm mũi nhọn về xuất khẩu, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội.
Quỹ cũng đã thẩm định và cho vay 200 tỷ đồng thực hiện dự án đóng mới toa xe khách, toa xe hàng, đến nay các dự án đều đã sắp hoàn thành và đã có sản phẩm đưa vào khai thác sử dụng. Tuy nhiên hầu hết các dự án loại này, sau khi thẩm định lại không đủ điều kiện được bảo lãnh của Quỹ Hỗ trợ phát triển (theo như Điều 31 của Nghị định 43/1999/NĐ-CP).
Các ngân hàng chỉ yêu cầu bảo lãnh đối với các dự án có tình hình tài chính không ổn định hoặc khả năng trả nợ thấp. Số dự án đăng ký kế hoạch giảm là do chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư còn nhiều hạn chế và số dự án được hỗ trợ trong năm 2000 quá ít đã làm nản lòng các nhà đầu tư.
Quỹ không ký được hợp đồng hỗ trợ cho các dự án vay vốn bằng ngoại tệ do trong năm này chưa có quy chế tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án vay vốn bằng ngoại tệ.
Trong các hình thức hỗ trợ trên thì hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được các doanh nghiệp xuất khẩu ưa thích bởi họ có thể chủ động vay vốn từ ngân hàng thương mại thuận tiện nhất, có thể cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế đi kèm với xuất nhập khẩu ( hiện nay Quỹ hỗ trợ phát triển chưa thể cung cấp các dịch vụ này bởi Quỹ chưa được phép thanh toán trực tiếp với các ngân hàng thương mại ) mà vẫn được hưởng ưu đãi về lãi suất. Mặc dù chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã được các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu, chuẩn bị một cách công phu và tỉ mỉ trong nhiều năm, nhưng vì đây là lần đầu tiên chính sách này được đưa vào áp dụng ở nước ta nên cũng không tránh khỏi những sai sót, lệch lạc so với yêu cầu của thực tiễn.
Thứ hai, chỉ có các dự án chưa được vay đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước mới được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Trên thực tế, có rất nhiều dự án đã vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nhưng nguồn vốn này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn đầu tư cho công trình còn một phần lớn vốn được vay từ các tổ chức tín dụng trên thị trường và theo quy định trên những dự án này không được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho phần vốn vay trên thị trường.
Như vậy từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc quy trình lập và thông báo kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư mất một khoảng thời gian xấp xỉ một năm. Do vậy cần thiết phải cải tiến quy trình này giảm bớt tính phức tạp và sao cho không ảnh hưởng tới việc hỗ trợ kịp thời cho các dự án.
Mặt khác, do lãi suất thị trường thường xuyên biến đổi nên cũng có thời kỳ lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng trên thị trường xuống thấp, xấp xỉ thậm trí thấp hơn cả lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.Trong trường hợp này đáng ra Nhà nước chỉ nên hỗ trợ ở mức thấp hoặc không hỗ trợ đối với các dự án có lãi suất vay tín dụng thấp hơn lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, nhưng trên thực tế tất cả các chủ đầu tư đều làm đơn xin được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư để thu được một số tiền đáng kể của nhà nước. Do chưa có lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước cho các dự án vay vốn ngoại tệ nên công thức (2') đã thay thế lãi suất này bằng 70% lãi suất vay vốn của tổ chức tín dụng tuy nhiên sự thay thế này chưa hợp lý, chưa tương đương với trường hợp vay vốn bằng nội tệ (lãi suất tín dụng đầu tư phát triển cho các dự án vay vốn nội tệ hiện nay là 7%/năm, xấp xỷ 78% lãi suất cho vay nội tệ trên thị trường do đó tỷ lệ lãi suất hỗ trợ xấp xỷ bằng 50%*78% =39% lãi suất vay vốn trên thị trường, cao hơn tỷ lệ lãi suất hỗ trợ cho các dự án vay vốn ngoại tệ).
Mục đích của việc cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư là để đảm bảo những doanh nghiệp được hưởng ưu đãi đầu tư đúng đối tượng và để cho lãnh đạo địa phương có thể nắm được tình hình thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư của địa phương, do vậy không nhất thiết phải qua nhiều cơ quan xét duyệt và phải chờ đợi lâu như vậy. Trên thực tế, có rất nhiều dự án sử dụng cả hai nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vay vốn từ các tổ chức tín dụng trên thị trường, nếu các dự án này không được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thì chủ dự án sẽ bị thiệt thòi hơn so với trường hợp chỉ vay vốn của tổ chức tín dụng và được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
Sau khi nhận được kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư do Thủ tướng Chính phủ giao, Quỹ thông báo kế hoạch cho các Chi nhánh Quỹ ở địa phương để các đơn vị này thông báo cho các Nhà đầu tư, đồng thời Quỹ cũng có văn bản để báo cáo cho các Bộ, ngành, UBND các tỉnh để các cơ quan này nắm được tình hình kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư trong lĩnh vực mình quản lý. Ngoài ra cũng nên đưa vào dự toán một mức vốn bổ sung dành cho việc hỗ trợ cho các dự án vay vốn với kỳ hạn ngắn không có trong kế hoạch, mức vốn này do Quỹ Hỗ trợ phát triển đề xuất trên cơ sở số thực hiện năm trước.
Do vậy, để có thể sử dụng sử dụng tỷ lệ lãi suất hỗ trợ bằng chênh lệch lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng với lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước mà không gặp phải những tồn tại nêu trên, cần thiết phải ban hành kèm theo đó những quy định cụ thể như: lãi suât cho vay của tổ chức tín dụng phải bằng hoặc thấp hơn lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố hoặc giao động xung quanh laĩ suất này với biên độ hẹp hơn; hoặc cũng có thể quy định rằng trong quá trình ký kết hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và chủ đầu tư phải có sự tham gia giám sát của đại diện Quỹ hỗ trợ phát triển. Như đã được phân tích ở chương II, các công thức tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư dựa trên số nợ gốc đã trả hàng năm của dự án (như các công thức (1), (2), (3) ) có rất nhiều hạn chế mà hạn chế lớn nhất đó là nó đã tạo ra những khó khăn tài chính giả tạo mà chủ dự án phải gánh chịu; tức là khi thời gian ân hạn đã hết, chủ dự án bắt đầu phải thanh toán nợ cả gốc lẫn lãi cho tổ chức tín dụng cho vay vốn, dự án lúc này có thể mới hoàn thành hoặc chưa hoàn thành, doanh thu có thể có ít hoặc chưa có nhưng số tiền lãi phải trả là nhiều do số dư nợ lớn trong khi nếu được hỗ trợ lãi suất theo các công thức trên thì số tiền nhận được sẽ nhỏ do các khoản nợ gốc trả trước có thời hạn thực vay thấp hơn thời hạn thực vay của các khoản nợ gốc trả sau.
Tuy nhiên, chức năng và nhiệm vụ của hệ thống Quỹ hỗ triển được mở rộng hơn rất nhiều so với Tổng cục đầu tư trước đây, đặc biệt có thêm những hoạt động nghiệp vụ mới và khá phức tạp như bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và các hoạt động có liên quan đến quan hệ quốc tế; do đó đòi hỏi bộ máy cán bộ cũng phải được phát triển để có thể đảm đương được những yêu cầu của nhiệm vụ mới. Để thực hiện được mục tiêu trên, Quỹ hỗ trợ phát triển cần phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phù hợp, kết hợp giữa đào tạo mới và đào tạo lại, giữa đào tạo trong nước và nước ngoài, giữa đào tạo về chuyên môn với giáo dục về đạo đức nghề nghiệp, tinh thần và thái độ phục vụ.
Chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là một công cụ mạnh để điều tiết vĩ mô nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư phát triển, nó có nhiều ưu điểm mà một nền kinh tế đang trong hoàn cảnh thiếu vốn như nước ta rất cần đến, đó là: thúc đẩy các nhà đầu tư chủ động tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường cho đầu tư phát triển, từng bước xóa bỏ bao cấp của NSNN cho hoạt động đầu tư, hỗ trợ có hiệu quả để giải quyết các khó khăn tài chính ban đầu cho các chủ đầu tư. Tuy nhiên kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư trong hai năm đầu 2000 và 2001 đã không được như mong muốn mà nguyên nhân cơ bản nhất đã được luận văn phân tích và chỉ ra đó là những tồn tại của bản thân chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thể hiện trên các mặt: điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư , quy trình lập và thông báo kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu và đặc biệt là những bất hợp lý trong cơ chế tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
4.Trình tự lập và thông báo kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 5. Tính ưu việt của chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư so với các hình thức hỗ.