MỤC LỤC
Tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu các phương tiện, hàng hoá, vật tư nông nghiệp; Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải, dịch vụ vận chuyển giao nhận hàng hoá và khai thác kho bãi, dịch vụ hàng hải; Nhập khẩu trực tiếp, kinh. + Môi giới hàng hải, dịch vụ vận chuyển giao nhận hàng hoá và khai thác kho bãi, dịch vụ hàng hải và cung ứng tàu biển. + Chế biến nông sản thực phẩm và sản xuất vật liệu xây dựng dân dụng.
Những lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh này tuy trước đây không được phát triển đồng đều và chỉ là những lĩnh vực mới tham khảo thị trường, nhưng sau một thời gian hoạt động có hiệu quả đồng thời công tác thị trường cho thấy những lĩnh vực này là lĩnh vực và sản phẩm tiềm năng thì Công ty đã tập trung đầu tư một cách hợp lý và có hiệu quả. Như vậy, hoạt động đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trong thời gian qua đã có bước tiến bộ, đặc biệt là hoạt động đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực và nghiên cứu thị trường, các hoạt động này đã có một mức đầu tư hợp lý và cần tiếp tục phát huy trong thời gian tới. Mức độ đầu tư vào các hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty đã từng bước hợp lý.
Do vậy, đây sẽ là một thế mạnh để Công ty có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Chấn chỉnh lại công tác quản lý để tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý, công tác kinh doanh XNK, công tác thị trường, nhằm phục vụ cho các nhu cầu của các đơn vị trong ngành. Triệt để khai thác các nguồn hàng kinh doanh nội địa nhằm tìm đầu vào cho các đơn đặt hàng ở nước ngoài. Chấn chỉnh và phát triển các dịch vụ cho thuê văn phòng, kho bãi nhằm thu thêm lợi nhuận từ công tác dịch vụ của công ty.
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu của Công ty chưa được đặt lên hàng đầu và chưa phát huy tốt, Công ty chủ yếu bị động trong việc ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa nên Công ty cần có một bộ phận chuyên về Marketing có trình độ, có đầu óc, khi việc nghiên cứu thị trường có khoa học thì Công ty có nhiều cơ hội để lựa chọn các nguồn hàng tốt nhất và mở rộng cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của mình từ đó mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho Công ty. Hàng hoá cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật - chất lượng trên cơ sở các nguồn lực sẵn có, xây dựng mạng lưới cung ứng hàng phân phối, đội ngũ tiếp thị để chủ động tìm nguồn hàng, khách hàng tiêu thụ sản phẩm và sử dụng dịch vụ, cải thiện các dịch vụ hỗ trợ bán hàng như kho bãi, bốc xếp, bảo hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu mặt hàng mới phải tuân thủ các bước như thăm dò thị trường, lên tiêu chuẩn, sản xuất kinh doanh thử, định giá, tránh tình trạng đầu tư nghiên cứu thời gian dài, chi phí lớn, thị trường không có nhu cầu, vừa hao tốn tiền của, vừa lãng phí thời gian.
Tuy nhiên, việc đa dạng hoá phải kết hợp với chuyên môn hoá khi thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, cần xác định cho mình một cơ cấu sản phẩm tối ưu, trong phương án nhập đầu vào phải lựa chọn sản phẩm riêng của mình để tạo thế độc quyền, với những loại sản phẩm mà lượng tiêu thụ ít thì Công ty vẫn phải tiếp tục duy trì nhập để phục vụ nhu cầu thị trường, nhằm giữ chân khách hàng đặc biệt là khách hàng truyền thống, song vẫn cần xem xét quy mô, cơ cấu của nó một cách hợp lý. Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm là một trong những biện pháp hữu hiệu để mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của Công ty trước các đối thủ cạnh tranh, song để có thể đa dạng hoá một cách hiệu quả thì Công ty cần phải tăng cường các phương tiện kỹ thuật, các hoạt động thu thập, xử lý thông tin thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối thủ trong kinh doanh. Thứ hai, cần xem xét lại quy mô và cơ cấu vốn trong điều kiện thị trường nhất định của Công ty, mạnh dạn thanh lý hoặc chuyển nhượng những thiết bị không sử dụng được để giải phóng vốn, tăng nhanh vòng quay của vốn, đồng thời lựa chọn cơ cấu vốn một cách hợp lý, tránh tình trạng mất cân đối trong cơ cấu vốn.
Khi có hàng sản xuất kinh doanh nhập kho để chuẩn bị xuất khẩu hoặc hàng nhập khẩu nhập kho để chuẩn bị tái xuất, kinh doanh ở thị trường trong nước thì cần kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hoá và tuỳ theo nhu cầu, kế hoạch để xác định lượng cần thiết, tránh trường hợp để hàng sản xuất ra bị tồn kho quá nhiều hoặc hàng nhập khẩu về chưa tiêu thụ hết lại nhập khẩu thêm, đồng thời đảm bảo được chất lượng của hàng hoá khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trước hết, doanh nghiệp nờn lập cỏc chiến lược đầu tư (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) rừ ràng, cụ thể để đảm bảo tính nhất quán của đầu tư ở hiện tại và trong tương lai tương ứng với mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời giúp cho doanh nghiệp linh hoạt hơn và thích ứng với những biến động của thị trường. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, đòi hỏi doanh nghiệp phải hết sức nhạy bén với sự thay đổi và xu hướng của thị trường để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xác định được thời điểm nào thì đầu tư theo chiều rộng, đầu tư theo chiều sâu, hay kết hợp cả hai hình thức đầu tư.
Để có môi trường pháp lý đầy đủ và đồng bộ, Nhà nước Việt Nam cần sớm hoàn thiện và ban hành những văn bản pháp lý cần thiết trực tiếp, luôn quan tâm đến việc giao dịch và ký kết các hợp đồng XNK cũng như việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng này. Tuy nhiên, để luật thương mại thực sự đi vào cuộc sống nghĩa là tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng thì chính phủ sớm ban hành và hoàn thiện một hệ thống đồng bộ các văn bản dưới luật hướng dẫn việc thực hiện Luật thương mại, thiếu hệ thống các văn bản đó thì Luật thương mại chưa phát huy được vai trò của nó. Sau khi có nghị định 57 NĐ/CP ngày 31/7/1999 thì vấn đề về thẩm quyền ký kết hợp đồng XNK đã được giải quyết, nhưng còn nhiều vấn đề liên quan đến hợp đồng XNK (hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài), điều kiện để huy động khi chỉnh hợp đồng không quy định gì, các trường hợp miễn tránh nhiệm khác ngoài các sự kiện được coi là bất khả.
Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty XNK vật tư đường biển nói riêng áp dụng điều ước quốc tế quan trọng này, các cơ quan chức năng có liên quan như Bộ Thương mại, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao. Bởi lẽ, việc áp dụng Luật Việt Nam cho loại hợp đồng này không phải lúc nào cũng gặp không ít khó khăn trong việc tìm hiểu nội dung của các quy phạm pháp luật liên quan, còn nếu chỉ trông chờ vào việc áp dụng các tập quán thương mại quốc tế Incoterm 2001 thì cũng không thể giải quyết hết được mọi vấn đề có thể phát sinh từ hợp đồng, vì Incoterm 2001 chỉ có thể giải quyết được một số vấn đề như phân chia nghĩa vụ làm thủ tục hải quan, phân chia chi phí, thời điểm di chuyển, rủi ro của hàng hoá, nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá và nghĩa vụ thuê tàu. Nhà nước nên có chính sách đào tạo, nâng cao trình độ chuyên gia, tạo môi trường thuận lợi cho họ để thông qua đó tạo nên đội ngũ chuyên gia có trình độ khoa học kỹ thuật cao, đó là đội ngũ cán bộ đắc lực giúp ta đánh giá được tình trạng máy móc thiết bị, vật tư và chất lượng hàng hoá XNK, từ đó tăng cường hiệu quả nhập khẩu phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Luật thuế XNK nên có các quy định về mức thuế suất khác nhau bao gồm mức thuế suất phổ thông, mức thuế ưu đãi và mức thuế ưu đãi đặc biệt nhằm khuyến khích đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường.