MỤC LỤC
Tổng lượng tác nhân ô nhiễm óc nguồn gốc thiên nhiên thường rất lớn, nhưng có đặc điểm là phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới, nồng độ các tác nhân cũng không tập trung ở một vùng và thực tế, con người, thực vật, động vật cũng đã làm quen với nồng độ của các tác nhân đó. Đối với mỗi ngành công nghiệp, lượng nguồn thải độc hại nhiều hay ít phụ thuộc vào loại nhiên liệu đốt, công nghệ đốt nhiên liệu, phương pháp công nghệ sản xuất, cũng như trìnhd dộ hiện đại của công nghệ sản xuất.
Những ngày làm việc bị hạn chế (RAD – Restricted Activity Days) bao gồm những ngày bệnh nhân nằm trên giường, không làm việc và những ngày mà họ không thể đóng góp hết năng suất cho công việc (bị cúm, ốm, …) Theo những nghiên cứu của các chuyên gia của Mỹ, ngoài việc tính tới nồng độ TSP và PM10 trong không khí, còn một chỉ số khác, đó là FP (Fine Particles – nồng độ những hạt cú đường kớnh nhỏ hơn 2.5àg). Theo những nghiên cứu từ trước, sử dụng dữ liệu của NHANES II, do trung tâm quốc gia về thống kê sức khỏe Hoa Kỳ (National Center for Health Statistics), để thấy được sự liên quan giữa lượng chì trong máu và huyết áp.
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Mật độ dân số Hà Nội hiện nay, cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính, không đồng đều giữa các quận nội ô và khu vực ngoại thành.
Biểu đồ dưới được thực hiện đo đạc tại 2 trạm thuộc địa bàn Hà Nội: trạm Láng thể hiện nồng độ bụi trong khu dân cư, và trạm được đặt tại trường Đại Học Xây Dựng, đường Giải Phóng thể hiện nồng độ bụi tại khu vực nút giao thông với mật độ giao thông cao. Ngoài nguồn ô nhiễm do bụi, không khí Hà Nội còn bị ảnh hưởng bởi nhiều loại khí thải như SO2, CO2, CO, NOx…đặc biệt là tại các khu công nghiệp sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch và tại các trục đường giao thông lớn của thành phố. Việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm từ các cơ sở công nghiệp cũ, các tuyến đường giao thông, các làng nghề và dịch vụ phát tán trong khu dân cư còn gặp nhiều khó khăn.
Thiệt hại do ảnh hưởng tới sức khỏe: các chi phí khám chữa bệnh, giảm ngày công lao động, chi phí phục hồi sức khỏe sau nhiễm bệnh, chi phí phòng chống bệnh tật là các loại chi phí do ô nhiễm không khí gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Dự án “điều tra, thống kê, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe cộng đồng” của Cục bảo vệ môit trường (2007) được tiến hành tại hai tỉnh Phú Thọ và Nam Định đã cho ước tính thiệt hại do ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới sức khỏe trung bình trên đầu người mỗi năm vào khoảng 295.000 đồng, tức là khoảng 5% GDP đầu người. Khí SO2 ảnh hưởng rất mạnh lên các vật liệu xây dựng, bên cạnh đó, tác động đồng thời của SO2, NO2 và O3 cũng là nguyên nhân gây hao mòn công trình xây dựng, làm nhiều loại nguyên vật liệu xây dựng quan trọng có thể bị ảnh hưởng, ví dụ: kim loại (sắt, đồng, thiếc,…), hợp chất hữu cơ (sơn).
Theo đó mỗi cá nhân sẽ cho biết số tiền họ sẽ chấp nhận đưa ra để tiến hành thay đổi tình trạng môi trường hiện tại nhằm giảm bớt rủi ro về sức khỏe (WTP) hay sẽ chấp nhận những rủi ro xảy ra và chi trả tiền để khắc phục nó để không ảnh hưởng tới lợi ích hiện tại của họ (WTA). Dựa vào bảng tính phía trên, có thể thấy được từ những năm 1990, các nhà khoa học Mỹ đã có thể tính toán được chi phí do ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới sức khỏe người dân như thế nào, cụ thể, chỉ cần tính toán được số lượng người bị mắc các bệnh do ô nhiễm không khí hoặc chịu ảnh hưởng do ô nhiễm không khí, rồi dựa vào bảng giá trên, chúng ta có thể dễ dàng xác định được chi phí mà ô nhiễm không khí gây ra trên sức khỏe của người dân trong vùng. Số ngày làm việc bị mất được tính = (số trường hợp nằm viện * số ngày nằm viện trung bình của một trường hợp * tỷ lệ số trường hợp ngoại trú với số trường hợp nằm viện) + (số trường hợp điều trị ngoại trú * tỷ lệ các trường hợp điều trị ngoại trú không phải quay lại bệnh viện * số ngày trung bình nghỉ khám bệnh).
Nghiên cứu đưa ra 3 mức độ cho mỗi loại tác hại của nồng độ chất lơ lửng gây ra đối với sức khỏe: ước lượng trên, giữa và dưới. Ước lượng giữa về số lần mắc các triệu chứng về hô hấp trên 1 người 1 năm. Ước lượng dưới về số lần mắc các triệu chứng về hô hấp trên 1 người 1 năm.
Chỉ số này có thể được hiểu như số người phải nhập viện do bị các bệnh về đường hô hấp, thường được tính trên 100.000 dân, từ kết quả này có thể ước lượng được tổng chi phí cho những ca bệnh về đường hô hấp (bằng cách tính toán mỗi ca bệnh mất trung bình bao nhiêu chi phí, sau đó nhân với tổng số ca bệnh, như Malaysia đã làm ở phần trên). Hoạt động của xe cứu thương, sơ cứu, bác sĩ y tá trực bệnh viện… Theo ước tính thì các trường hợp cấp cứu còn nhiều hơn cả những trường hợp nằm viện điều trị, từ con số này có thể tính toán được tổng chi phí do cấp cứu (bằng cách nhân tổng số các trường hợp cấp cứu với chi phí trung bình cho một ca cấp cứu). Các trường hợp bị cấp cứu, phải nằm viện, đều không thể có được đóng góp cho xã hội trong những ngày đó, trong nghiên cứu của Malaysia còn tính tới cả những trường hợp bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp, nhưng điều trị ngoại trú, và vẫn đi làm bình thường, nhưng những trường hợp đó sẽ có đóng góp không đầy đủ cho xã hội, và như vậy, xã hội vẫn sẽ mất một phần phí tổn từ những người như vậy.
- Lúc này, chúng ta chấp nhận một nguyên tắc, nguyên tắc này có thể không hoàn toàn chính xác trong thực tế, nhưng cũng có thể chấp nhận được trên lý thuyết, đó là khi thu nhập của một người dân Mỹ gấp bao nhiêu lần người dân Việt Nam, thì sự sẵn lòng chi trả (WTP) các khoản chi phí về bệnh tật của anh ta cũng gấp bấy nhiêu lần sự sẵn lòng chi trả của người dân Việt Nam. Ví dụ nếu sự sẵn lòng chi trả để ngăn ngừa tử vong do ô nhiễm không khí của người Mỹ là 5.000.000 $/trường hợp thì sự sẵn lòng chi trả đó đối với một người Việt Nam sẽ. Như vậy, nếu xét trên góc độ lợi ích, mỗi người dân Hà Nội mỗi tháng chỉ cần bỏ ra 15.882 VNĐ để góp phần khắc phục những tác hại do ô nhiễm không khí gây ra, theo đó sẽ giúp giảm được nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí cho chính bản thân họ.
Điều tra của Công ty môi trường đô thị Hà Nội tại 4 điểm: Đuôi Cá, đê sông Hồng (từ Yên Sở đến dốc Minh Khai), đường Láng Hoà Lạc và chân cầu Thăng Long cho thấy, trên 95% tổng số xe tải lưu thông không bảo đảm yêu cầu vệ sinh, không được che chắn, làm rơi vãi và chở quá tải. Không chỉ có vậy, hơn 300 điểm tập trung mua bán vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố hiện thời với diện tích nhỏ hẹp, thường xuyên sử dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi tập kết, vận chuyển, không che chắn cũng đã trở thành một nguồn tạo và phát tán bụi ra môi trường. Nếp sống văn minh đô thị còn yếu, hiện tượng bàng quang của cộng đồng dân cư trước các hành vi gây mất vệ sinh đô thị dường như đang là một thách thức lớn đối với những cố gắng của các nhà môi trường cũng như các đơn vị thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh môi trường đô thị.
Ngoài ra, để hạn chế tận gốc nguồn phát sinh bụi, từ thực tế Công ty môi trường đô thị Hà Nội cũng đưa ra nhiều giải pháp kỹ thuật cụ thể như: quản lý giảm bụi từ các phương tiện vận chuyển; từ các công trình xây dựng; điểm khai thác, buôn bán VLXD; tuyên truyền hạn chế sử dụng các tác nhân gây bụi từ sinh hoạt đô thị (không sử dụng than tổ ong, không đổ rác bừa bãi); khuyến khích đổi mới công nghệ hoặc chuyển ra các khu công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất; tăng cường diện tích cây xanh, thu dọn triệt để đất bụi. Chuyên đề với mục đích đưa ra một cái nhìn cụ thể về tác hại của ô nhiễm môi trường không khí tới sức khỏe của người dân, dựa trên những nghiên cứu đã được thực hiện tại những nước phát triển, đưa vào đánh giá tại Việt Nam, cụ thể là thủ đô Hà Nội. Tác giả mong muốn sẽ có thể tiếp tục hoàn thiện chuyên đề này trên một mức độ cao hơn với một nguồn số liệu và điều tra thống kê đầy đủ, đem lại một con số cuối cùng chính xác để thấy được tầm quan trọng của môi trường trong thời đại phát triển kinh tế hiện nay.