MỤC LỤC
Làm tăng được tỷ lệ lao động trong dân số là việc rất quan trọng bởi vì nó giúp làm tăng nguồn lực xã hội.Các yếu tố ảnh hưởng tăng tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động bao gồm: tăng lương và thu nhập thực tế trên thị trường; sự thay đổi trong hành vi và nhận thức của con người về bình đẳng giới; do các tiến bộ về khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng khiến con người làm việc nhà nhẹ nhàng hơn và tốn ít thời gian hơn; sự xuất hiện của những ngành nghề mới trong xã hội. Khi quyết định làm việc cho ai thì người lao động sẽ quan tâm đến tiền lương, điều kiện làm việc, mặt hàng sản xuất, chế độ đãi ngộ,..Còn đối với người thuê lao động họ quan tâm trước hết đến chất lượng lao động, giá cả lao động,..Như vậy cầu lao động không chỉ phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Các cơ quan nhà nước thắt chặt hơn công tác kiểm tra giám sát đối với hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động nhờ đó mà làm lành mạnh, tạo sự tin tưởng cho các đối tác cũng như người lao động về thị trường này.Về phiá các nhà doanh nghiệp có những xúc tiến đáng kể, cải tiến phương thức hoạt động, ràng buộc lợi ích giữa cá nhân, gia đình với doanh nghiệp làm giảm đáng kể tình trạng lao động trốn, vi phạm pháp luật trong xuất khẩu lao động, đồng thời củng cổ thị trường cũ, phát triển, tìm kiếm thị trường mới. Phương pháp tuyển mộ, thu hút người lao động được tiến hành một cách rộng rãi, công khai bằng các hình thức hiên đại, áp dụng khoa học kĩ thuật, tiến bộ trong công nghệ thông tin, như việc đưa các thông tin tuyển dụng, thu hút nhân tài lên các phương tiên đại chúng( báo chí, phát thanh truyền hình…), qua mạng internet( thành lập các website chuyên dụng giới thiệu việc làm, đăng tải các thông tin về các doanh nghiệp…), nhờ vậy mà người lao động có được thông tin đầy đủ, chính xác, ấo nhiều cơ hội lựa chọn việc làm phù hợp, phát triển năng lực bản thân, đồng thời các doanh nghiệp tuyển chọn đươc những người lao động có khả năng, có năng lực, đáp ứng được yêu cầu của công việc. Đội ngũ cán bộ giới thiệu việc làm ngày càng tăng về số lượng cũng như về chất lượng về cơ bản đã đáp ứng được những nhiệm vụ của loại hình dịch vụ này.Các Trung tâm giới thiệu việc làm đã được đầu tư về cơ sở vật chất địa điểm, nhà xưởng, trang thiết bị cần thiết: diện tích đất các Trung tâm giới thiệu việc làm hiện đang được sử dụng là khá lớn, tính đến cuối năm 2003, diên tích trung bình của một Trung tâm giới thiệu việc làm là 19.142m2 đất sử dụng , trong đó đất xây dựng là 2.298,5m2, nhà xưởng được đầu tư đáng kể, tính bình quân mỗi Trung tâm giá trị còn lại về nhà xưởng là 1,13 tỷ đồng.
Hiện nay, thị trường lao động nước ta có các đặc thù: tỷ lệ lao động tự làm cao, khu vực phi chính thức (informal sector) lớn, việc làm nông nghiệp chiếm đa số, thị trường lao động bị chia cắt (do sự thiếu hụt thông tin thị trường lao động, thiếu các chính sách về thị trường lao động, chính sách về hành chính..), bất cân đối lớn cung - cầu lao động (đặc biệt là cung lao động phổ thông), giá cả sức lao động rẻ và hạn chế liên kết với thị trường lao động khu vực và thế giới. Do đó, tình trạng thất nghiệp của lao động thành thị còn cao (năm 2005 là 5,13%), tiềm năng của nguồn nhân lực chưa được khai thác đầy đủ ảnh hưởng đến khả năng kết hợp các nguồn nhân lực tự nhiên với các nguồn lực vốn, công nghệ, tri thức, thông tin để tăng sản phẩm, thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và dân cư. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII đã đưa ra quan điểm, chủ trương mới về tiền công/ tiền lương, đó là “ Cải cách chính sách tiền công và tiền lương theo nguyên tắc: tiền công và tiền lương phải dựa trên số lượng và chất lượng lao động, bảo đảm tái sản xuất sức lao động; tiền tệ hoá tiền lương, xoá bỏ.
Một khi đã công nhận giới chủ sử dụng lao động là một trong những bên tham gia thị trường lao động quan trọng nhất, sự mất cân đối này có thể gây ra những bất bình đẳng không đáng có, làm giảm sút tác dụng khuyến khích người sử dụng lao động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Về tập quán kinh doanh, bên nước ngoài quen với cơ chế thị trường, với sự cạnh tranh gay gắt, tác phong quản lý dứt khoát, nhanh gọn và khoa học, thường xem xét các vấn đề trong dài hạn có tính chất chiến lược; trong khi đ ó, bên Việt Nam quen với cơ chế bao cấp, chưa quen với cạnh tranh, quản lý tuỳ tiện, xem xét các vấn đề trong ngắn hạn, cục bộ. Về quan hệ lao động, bên nước ngoài quen với quan hệ chủ tớ, quen với việc kí hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể,người chủ và người làm thuờ đều hiểu rừ phỏp luật lao động; bờn Việt Nam quen với quan hệ dân chủ XHCN hơn là quan hệ chủ tớ, chưa quen với kí hợp đồng lao động, còn nhiều người lao động chưa nắm được pháp luật lao động.
Thành lập những trung tâm hỗ trợ kinh doanh , thực hiện các hoạt động đào tạo, truyền đạt kinh nghiệm, tư vấn, hoặc đảm bảo các dịch vụ khác, nhằm giải quyết những vấn đề về tay nghề, quản lý và việc tiếp cận thông tin.( Ở một sô nước Đông Âu người lao động không chỉ được cung cấp những kinh nghiệm làm ăn mà cón được tài trợ các chương trình đào tạo về tài chính và kế toán, các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp, về kinh nghiệm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nơi khác). Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, hình thành nên các khu công nghiệp nhỏ, các làng nghề trong nông thôn ở những nơi có điều kiện, phát triển và bố trí hợp lý tại nông thôn công nghiệp chế biến nông lâm, thuỷ hải sản và một số ngành công nghiệp khác, với quy mô và trình độ công nghệ phù hợp; phát triển các hoạt động phi nông nghiệp khác như xây dựng, thương mại, dịch vụ sản xuất kinh doanh, du lịch.vv. Sao cho, các chính sách này có thể giúp tạo điều kiện cho người lao động, nhất là những người thất nghiệp “tự thân vận động” trong việc tìm kiếm việc làm mới, bằng các phương thức khác nhau: như đào tạo hoặc đào tạo lại, vừa học vừa làm, tham gia vào các hoạt động công ích,vv..Thêm nữa, các chính sách thị trường lao động phải được thiết kế không chỉ nhằm hỗ trợ cho người lao động, mà còn hỗ trợ bằng nhiều cách cho người lao động, để họ có thể thu hút được nhiều lao động, tạo ra hoặc duy trì được nhiều chỗ làm việc hơn.
Ở đây phản ánh rằng, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và sự phát triển của thị trường lao động, người lao động được tự do tìm việc làm và bán sức lao động thì họ phát huy tối đa các quyền của mình để lựa chọn chỗ làm việc, không những đảm bảo thu nhập (lợi ích vật chất) mà còn đảm bảo các quyền và lợi ích về sức khoẻ, vị trí và các giá trị nhân văn khác như: an toàn và vệ sinh lao động, kỳ vọng phát triển, tham gia vào quản lý doanh nghiệp, môi trường văn hoá và xã hội trong doanh nghiệp. Hơn nữa, các doanh nghiệp cần phải quan tâm nhiều đến vân đề giảm thiểu tai nạn lao động, đặc biệt trong các lĩnh vực ,ngành nghề rủi ro, khả năng gặp tai nạn lao động cao như xây dựng, lắp đặt, sửa chữa và sử dụng điện, khai thác khoáng sản và khai thác đá, các doanh nghiệp nên thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động và các chế độ bảo hiểm lao động.