MỤC LỤC
Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong chuyển đổi cơ chế kinh tế (sau năm 1990): Phản ánh những mốc đổi mới quan trọng của hệ thống NHTM Việt Nam từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường.
100 BIDV cũng đã thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của SBV để đánh giá đúng thực trạng chất lượng tín dụng của BIDV, hướng tới phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế. Việc phân loại khách hàng được thực hiện thông qua phân tích đánh giá tình hình tài chính (ít nhất là 02 năm gần nhất), quan hệ tín dụng để tính điểm thông qua mô hình xếp hạng tín dụng. Đơn vị: triệu đồng. bảo lãnh, Cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán). lãnh, Cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán).
Hoạt động mua bán ngoại tệ bán lẻ phục vụ doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cá nhân được thực hiện tại tất cả các chi nhánh trên phạm vi toàn quốc với các giao dịch như giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn. Trong năm 2006, BIDV đã giới thiệu tới khách hàng các sản phẩm phái sinh như quyền chọn tiền tệ (currency option), quyền chọn lãi suất (Interest rate option), hoán đổi lãi suất (Interest rate swap), quản lý tài sản (Asset management) và đặc biệt là hàng hoá tương lai (commodity futures).
Hoạt động mua bán ngoại tệ được quản lý tập trung tại Hội sở chính theo đó các giao dịch bán buôn trên liên ngân hàng chỉ được thực hiện tại Hội sở chính. Với thành công của 2 dự án, BIDV đã chính thức được Bộ Tài chính chấp thuận tiếp tục làm đầu mối bán buôn Dự án TCNT III với số tiền cam kết tài trợ là 100 triệu USD, hiện nay BIDV đang tích cực hoàn thiện thủ tục pháp lý liên quan để tiếp nhận Dự án này. Hoạt động đầu tư của BIDV vào các đơn vị đầu tư khác cũng tăng trưởng rất mạnh đạt 516 tỷ đồng tăng 59,4% so với cuối năm 2006, phù hợp với chủ trương đa dạng hoá danh mục tài sản Có của Ngân hàng.
Ngoài ra, danh mục đầu tư hiện tại của BIDV (không kể các công ty trực thuộc và đơn vị liên doanh) được đánh giá lại theo thị giá tại thời điểm 31/12/2006 có chênh lệch giá là 527 tỷ đồng. Danh mục đầu tư của BIDV (không bao gồm các công ty trực thuộc và đơn vị liên doanh) đánh giá lại theo thị giá tại thời điểm 18/05/2007 đang có chênh lệch giá khoảng 995 tỷ đồng.
:Hiện nay, BIDV đang xác địnhcoi khái niệm “Đo lường sự hài lòng của khách hàng” là việc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam dùng các hình thức, phương thức thăm dò, khai thác các thông tin để đo lường sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, nhằm phát huy những điểm tích cực, hạn chế khắc phục những tồn tại trong chính sách khách hàng và xây dựng chính sách khách hàng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hoàn thiện hơn. Về lãi suất, phí dịch vụ: phần lớn cho rằng với mức lãi suất và phí như hiện nay là chấp nhận được, chỉ có một số ít có ý kiến lãi suất cho vay, phí dịch vụ của ngân hàng đầu tư cao hơn so với một số ngân hàng khác trên địa bàn, qua đối chiếu với mức phí của các NHTM khác, với lãi suất cho vay và biểu phí dịch vụ của ngân hàng đầu tư là trung bình và chấp nhận được, các chi nhánh đã có văn bản trả lời thoả đáng về vấn đề này. Nhận thấy, kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp là những kỹ năng tối cần thiết của giao dịch viên, BIDV đã liên tục hợp tác với công ty APMG là đơn vị chuyên thiết kế và giảng dạy các chương trình Quản trị bán hàng chuyên nghiệp ngành ngân hàng, trong đó tập tung vào một số nội dung: Quản lý bán hàng và quản lý khách hàng (cách thức bán hàng của bạn, quản lý khách hàng, các phương pháp văn hoá bán hàng khác nhau);.
Tạo lập mô hình tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật, đặc điểm nội tại, môi trường và tập quán kinh doanh của Việt Nam, đồng thời, đáp ứng mô thức và yêu cầu quản trị hiện đại Ngân hàng thương mại theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh, đưa BIDV trở thành Ngân hàng thương mại chất lượng - uy tín hàng đầu Việt Nam, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng ngang tầm các ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Tập trung vào khách hàng và sản phẩm (chiều dọc) thay vì vào Chi nhánh (chiều ngang) như hiện nay để sao cho mỗi nhóm khách hàng, sản phẩm được quản lý một cách chủ động bởi một đơn vị và đơn vị này chịu trách nhiệm về khả năng sinh lời, sự phát triển của vòng đời sản phẩm và mối quan hệ với khách hàng, cũng như kiểm soát được mức độ rủi ro trong ngưỡng giới hạn rủi ro chấp nhận của Ngân hàng đối với khách hàng, sản phẩm đó. Đồng thời, cần xây dựng Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam trở thành một ngân hàng hợp nhất theo hướng ngân hàng đa năng, tập trung hoá hoạt động và quyền lực tại Trụ sở chính, thu hẹp dần chức năng, quy mô hoạt động của các Chi nhánh theo lộ trình phù hợp để các Chi nhánh hoạt động trực tuyến như những kênh phân phối, còn Trụ sở chính kiểm soát các sản phẩm, kế hoạch tài chính cho từng nhóm khách hàng thông qua các kênh phân phối thay vì một tập hợp các Chi nhánh hoạt động với nhiều thẩm quyền như các ngân hàng nhỏ trong ngân hàng “lớn”.
Phấn đấu hướng dần tới mục tiêu mỗi người là một trung tâm lợi nhuận: Thực hiện phân cấp, uỷ quyền mạnh mẽ hơn, đưa trách nhiệm xuống các cấp quản trị thấp hơn trong ngân hàng để mỗi nhân viên dần làm việc như một trung tâm lợi nhuận, tiến tới có thể ước tính được chi phí - thu nhập của từng nhân viên, từng bộ phận, từ đó tạo ra sự khác biệt về lợi nhuận và giá trị gia tăng, cũng như các cơ chế động lực, khuyến khích đối với nhân viên làm việc hiệu quả.
Thứ nhất, giảm tính độc quyền của ngành ngân hàng, tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các NHTM ngoài quốc doanh, cổ phần và sáp nhập một số các NHTMQD để tăng vốn tự có, từ đó nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động; phát triển thị trường tài chính với nhiều định chế tài chính trung gian. Yêu cầu về hội nhập;Một là Yêu cầu về Hai là, xây dựng các qui chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị nguồn vốn, kiểm tra kiểm toán nội bộ, xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ chỉ số an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam. SáuBốn là, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý cho toàn hệ thống ngân hàng phục vụ công tác điều hành hoạt động kinh doanh, kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý vốn tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa, vv.
+ Đối với nhân viên: Các phòng ban đặt ra sơ đồ xây dựng kế hoạch phát triển dịch vụ khách hàng; Tiến hành quản lý tiêu chuẩn đối với dịch vụ khách hàng; Đặt ra mục tiêu cho đội ngũ dịch vụ khách hàng; Khả năng giao tiếp với khách hàng; Giải quyết vấn đề khách hàng còn vướng mắc; Nâng cao giá trị của khách hàng; Tìm kiếm phát hiện cơ hội nghiệp vụ; Khả năng nối liền với khách hàng bằng văn viết;. Để sáng tạo công việc coi khách hàng làm vốn gốc văn hoá doanh nghiệp, trên ý nghĩa truyền thống, muốn bồi dưỡng huấn luyện và phát triển cho nhân viên thì cấp giám đốc cần phải chuẩn bị đầy đủ điều kiện sau: Năng lực lãnh đạo, năng lực nối liền với nhân viên, năng lực chỉ đạo và thúc đảy, năng lực diễn đạt và năng lực hợp tác tập thể.