MỤC LỤC
Chi phí cơ hội được hiểu là nếu sản phẩm được thiết kế không đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp có thể mất đi cơ hội bán hàng, mất doanh thu, mất thị phần mà họ có thể đạt được (so với trường hợp sản phẩm phù hợp). Mỗi sản phẩm BHNT không nhất thiết phải có lãi ngay khi triển khai nhưng sau môt thời gian nhất định phải có lãi đồng thời việc triển khai thêm mỗi sản phẩm mới phải làm gia tăng khối lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Thứ ba, phù hợp với khả năng trình độ quản lý của doanh nghiệp đặc biệt là trình độ của các cán bộ, đại lý, sự đáp ứng của chương trình tin học phục vụ quản lý sản phẩm.
Thứ năm, đảm bảo phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của doanh nghiệp cạnh tranh (khác biệt hoá sản phẩm ),sự công bằng giữa những khách hàng (xét về mức phí, mức hoa hồng, chi phí ) và tương quan hợp lý giữa các sản phẩm trong “giỏ” sản phẩm của doanh nghiệp. Chẳng hạn, phí BH được quy định sao cho khách hàng có thể lựa chọn nhiều phương thức đóng phí, doanh nghiệp có thể áp dụng mức phí phân biệt theo rủi ro (như áp dụng phí theo nghề nghiệp ), theo phương thức đóng phí (như giảm phí cho khách hàng đóng phí trực tiếp hoặc chuyển khoản) hoặc theo phương thức tham gia; không quy định số tiền Bh tối đa; có thể thay đổi tỷ lệ thanh toán lãi chia cho khách hàng ( chẳng hạn xác định rằng doanh nghiệp thanh toán cho khách hàng tối thiểu 80% chênh lệch lãi đầu tư, như vậy khi cần tăng cường khả năgng cạnh tranh doanh nghiệp có thể nâng tỷ lệ chia lãi lên)…. Tuy nhiên, để biết được sản phẩm có khả năng đáp ứng được nhu cầu thị trường, có đảm bảo khả năng cạnh tranh, có đạt được mục tiêu lợi nhuận hay không còn phụ thuộc rất lớn vào việc triển khai sản phẩm (chính sách quảng cáo, truyền hình, tiếp thị, thù lao cho đại lý, kênh phân phối, khuyến mại, các biện pháp tổ chức quản lý…),trình độ quản lý (quản lý rủi ro, quản lý chi phí ), uy tín và quan trọng hơn là hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Để sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường trước hết doanh nghiệp phải quán triệt để tôn chỉ hoạt động: Lấy khách hàng làm trung tâm có nghĩa là việc thiết kế và hoàn thiện sản phẩm phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường, chứ không phải từ ý muốn chủ quan của doanh nghiệp. -Thông qua tập hợp ý kiến phản hồi của khách hàng, ý kiến phản ánh đề xuất của các đơn vị thành viên đặc biệt là ý kiến của đại lý-những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng cũng như ý kiến của cán bộ làm trực tiếp. Mỗi cán bộ, đại lý cần nhận thức vai trò và quyền lợi của mình trong công tác phát triển và hoàn thiện sản phẩm vì chỉ khi sản phẩm bán chạy, đem lại doanh thu cho doanh nghiệp thì tiền lương của cán bộ cũng như hoa hồng của đại lý mới được đảm bảo.
Đồng thời doanh nghiệp cần có biện pháp hữu hiệu khuyến khích ý tưởng sản phẩm (qua chính sách sản phẩm ) nhằm phát huy trí tuệ của mọi thành viên trong doanh nghiệp vào công tác phát triển và hoàn thiện sản phẩm. - Thường xuyờn theo dừi kết quả triển khai cỏc sản phẩm hiện hành của doanh nghiệp đồng thời nghiên cứu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, kinh nghiệm triển khai của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài nhất là các nước có nhiều nét tương đồng về trình độ văn hoá, truyền thống như Trung Quốc, Thái Lan. Do mỗi sản phẩm đều có chu kỳ sống riêng, qua giai đoạn triển khai, tăng trưởng là giai đoạn bóo hoà và suy thoỏi nờn việc theo dừi sản phẩm thường xuyờn giỳp doanh nghiệp có thể hoàn thiện và đưa ra sản phẩm thay thế kịp thời cũng như đưa ra các biẹn phỏp Marketting, hỗ trợ bỏn hàng, phự hợp.
Việc theo dừi cú thể tiến hành thông qua kết quả triển khai, đặc biệt là sự chuyển dịch trong cơ cấu sản phẩm khi triển khai những sản phẩm mới, nhất là khi sản phẩm mới có khả năng thay thế sản phẩm hiện hành; qua theo dừi phản ứng của thị trường kết quả triển khai những sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh.Chẳng hạn, khi Bảo Việt triển khai sản phẩm. An gia thịnh vượng cần theo dừi và phõn tớch kết quả triển khai cỏc sản phẩm An khang thịnh vượng, An sinh giáo dục vì An gia thịnh vượng có khả năng thya thế trực tiếp cho sản phẩm này. Để biết được những điểm mạnh, điểm yếu trong sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, học tập được kinh nghiệm của thị trường nứơc ngoài doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống thông tin và thực hiện cập nhật thông tin thường xuyên.