MỤC LỤC
Ngoài ra, du lịch còn được mô tả một cách đa dạng, gắn liền với việc nghỉ ngơi, giải trí, thỏa mãn các nhu cầu khác của con người, về cơ bản, tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước đều bao hàm trong đó ý nghĩa du lịch (trừ việc nhập cư, cư trú chính trị, đi tìm việc làm hay xâm lược). Theo quy định tại điểm 3, điều 10 Luật Pháp lệnh Du lịch năm 2005, tài nguyên Du lịch được hiểu: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động, sáng tạo của con người có thể sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”.
Làng nghề thủ công truyền thống là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời, có sự liên kết, hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề và các thành viên luôn có ý thức tuân thủ những chế ước xã hội và gia tộc. Ngược lại, một số làng nghề không phát triển được, ngày càng bị mai một, thậm chí có nguy có mất đi vì nhiều lý do: Chưa đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường, thị trường ít sử dụng đến những sản phẩm đó (giấy dó, tranh dân gian..).Những làng nghề nhanh nhạy trong việc biến những sản phẩm của mình trở nên phù hợp hơn với thị hiếu người tiêu dùng nhưng vẫn không làm mất đi nét truyền thống như gốm Bát Tràng, gỗ Đồng Kỵ, chiếu Nga Sơn (Thanh Hóa) hiện nay đã mang lại bộ mặt mới cho kinh tế của làng nghề.
Ngoài những tiến bộ về men, về tạo hình, về chất liệu, về tay nghề thì một bước nhảy vọt của làng gốm đó là thay lò than bằng lò ga, tuy giá thành cao hơn nhưng số lượng hàng thu được nhiều hơn và chất lượng lò ga là hơn hẳn, giúp cho người thợ sản xuất được mặt hàng đa dạng hơn, đáp ứng được những yêu cầu cao của khách hàng, giảm ô nhiễm môi trường. - Gần đây, trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Bát Tràng cũng nằm trong số 4 tour du lịch làng nghề, gồm tour thăm làng nghề khảm trai Chuông Ngọ - thêu Thắng Lợi - sơn mài Hạ Thái; tour thăm làng nghề mây tre đan Phú Vinh - lụa Vạn Phúc; tour thăm làng lụa Vạn Phúc - điêu khắc tạc tượng Sơn Đồng; tour thăm làng nghề gốm sứ Bát Tràng - may da,vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ… để thu hút khách du lịch về với thủ đô.Du khách có dịp dạo quanh làng nghề bằng xe trâu – là một nét du lịch độc đáo của Bát Tràng.
Từ thế kỷ XIV – XV, gốm Chu Đậu đã có mặt ở 32 quốc gia trên thế giới, là một trong những sản phẩm đỉnh cao, làm vinh danh cho nghệ thuật gốm sứ Việt Nam.Vì vậy, có một số sản phẩm Chu Đậu có mà Bát Tràng hay gốm khác không có như : Bình Tỳ Bà (tượng trưng cho Mẹ, cho người phụ nữ), bình hoa Lam (tượng trưng cho Cha, người đàn ông trụ cột trong gia đình), hộp sứ, con giống, chân đèn thờ…… Sản phẩm đặc trưng nhất của Gốm Chu Đậu cổ là chiếc bình Hoa lam và bình Tỳ bà, còn được gọi là bình Cha, bình Mẹ, tượng trưng cho tín ngưỡng Phồn thực - Âm dương - Trời đất - Vợ chồng. Bình Tỳ bà mang dáng hình cây đàn Tỳ bà đại diện cho tính âm, đất, mẹ, hiện thân của nguời phụ nữ Việt Nam dịu dàng, hiền thục, nết na; họa tiết lông chim Lạc quanh miệng bình thể hiện truyền thống con Hồng cháu Lạc; vai bình vẽ họa tiết Ngũ hành (kim, mộc, thủy,. hỏa, thổ); thân bình thể hiện tứ quý bốn mùa (tùng, cúc, trúc, mai) và sóng nước Bình Than; phần chân bình được tạo bởi những họa tiết cánh sen, một nét đặc trưng của Phật giáo và vẻ đẹp Việt Nam. Bình Hoa lam thể hiện tính dương là chồng, là cha, là trụ cột, là nền tảng, là chỗ dựa vững chắc cho gia đình và xa hơn nữa là trời đất vũ trụ; hoa văn trang trí trên bình là hoa cúc đại đóa, thể hiện người chính nhân quân tử. Những nét đẹp riêng biệt trên đã tạo ra sức hút của gốm Chu Đậu đối với khách thập phương. Những yếu tố khác để phát huy tiềm năng du lịch làng nghề. Hiện nay, nguồn lao động của Chu Đậu được huy động từ sức trẻ của những người con Chu Đậu. Số lao động làm thường xuyên của xí nghiệp, khoảng 200 người, trong đó, có rất nhiều cán bộ, công nhân viên có trình độ Cao Đẳng, Đại học từ các trường : Bách Khoa, Luật, Văn hóa, Du lịch…. Đây là đội ngũ quan trọng để góp phần giữ lửa cho làng gốm, đồng thời giới thiệu sản phẩm đến du khách. Hệ thống giao thông từ đường 5 vào đến thôn xóm Chu Đậu đã được cải thiện đáng kể, tạo thuận lợi cho du khách dễ dàng tìm đến cơ sở sản xuất gốm. Ngoài ra, trong thời gian sắp tới, tuyến du lịch đường sông trên sông Thái Bình cũng sẽ được xây dựng, đưa du khách có thể thăm quan từ thành phố Hải Dương đến làng gốm Chu Đậu, kết hợp cả tour du lịch di tích lịch sử : Côn Sơn – Kiếp Bạc – Chùa Trăm Gian – đền thờ Mạc Đĩnh Chi).
Mặc dù Sở Thương mại và Du lịch trước đây cũng như sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch hiện nay đã có nhiều nỗ lực trong công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực, tuy nhiên, chất lượng đội ngũ lao động như trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, tin học, ngoại ngữ chưa theo kịp tốc độ phát triển chung đang là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch và là vấn đề đặt ra. Đặc biệt là tại khu du lịch trọng điểm Côn Sơn - Kiếp Bạc, do chưa có quy hoạch nên không có cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên; ở đây đang thiếu các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh đặc thù, các dịch vụ vui chơi giải trí có chất lượng cao, trong khi đó, các thành phần kinh tế muốn có các dự án đầu tư phát triển du lịch lớn phải chờ quy hoạch; bên trong khu du lịch, ngoài nhà khách Hồ Côn Sơn của Văn phòng Tỉnh uỷ chỉ có các dịch vụ ăn, nghỉ nhỏ lẻ của các hộ gia đình nên sản phẩm du lịch nghèo nàn.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề truyền thống là những bước đổi mới trang thiết bị, ứng dụng rộng rãi công nghệ mới, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ với công nghệ truyền thống, vừa để nâng cao được năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, vừa đảm bảo giữ nguyên được tính chất truyền thống và giá trị của các sản phẩm đặc thù. Trong quá trình phát triển kinh tế, xây dựng nếp sống văn hóa mới, cần gìn giữ các giá trị văn hóa của làng nghề, bảo tồn, tôn tạo các di tích, cảnh quan các làng nghề cổ, khôi phục và phát huy các phong tục tập quán tốt đẹp trong các làng nghề, như phục hồi các hình thức lễ hội và hình thức tôn vinh Tổ nghề, Nghệ nhân, Người có công truyền dạy và phát triển nghề.
- Khu đón tiếp: có không gian, kiến trúc “cửa đến” của một làng Việt cổ với cây đa, bến nước, sân đình – nơi du khách được đón tiếp, chỉ dẫn trong thời gian nghỉ ngơi tại làng và tham quan các điểm du lịch phụ cận, đặc biệt là làng gốm Chu Đậu. + Ngoài việc đầu tư các hạng mục trong khu vực Chu Đậu, công ty Hapro sẽ xây dựng trung tâm thương mại Làng gốm Việt tại xã Đồng LẠc, Nam Sách (cạnh quốc lộ 183) với quy mô khá lớn, với mục đích trở thành trung tâm giới thiệu gốm sứ của cả khu vực Bắc Bộ Việt Nam, vừa phục vụ cho công tác thương mại, vừa đáp ứng nhu cầu du lịch, quảng bá sản phẩm gốm Chu Đậu nói riêng và gốm sứ Bắc Bộ nói chung.
Điều này tạo thuận lợi cho khách du lịch vừa tham quan vừa có thể tìm hiểu về nghề gốm, đồng thời nâng cao ý thức “uống nước nhớ nguồn” đối với với người dân làng nghề. Một sản phảm du lịch cho dù có sức hấp dẫn rất lớn với khách du lịch mà không có sự tuyên truyền, quảng bá thì cũng sẽ có rất ít du khách biết đến.