Tác động môi trường của hoạt động khai thác than và hiện trạng ô nhiễm nước do khai thác than tại mỏ Na Dương - Lạng Sơn

MỤC LỤC

Các phương pháp đánh giá hiệu quả của dự án môi trường

Chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của phương pháp này chọn phương án có chi phí thấp nhất để thu lại được một lợi ích như nhau của dự án, hoặc là chọn phương án thu được nhiều lợi ích nhất cho cùng một lượng chi phí bỏ ra. Như vậy việc sử dụng phân tích chi phí- lợi ích mở rộng là tất yếu để có quyết định hợp lý nhằm sử dụng lâu bền các nguyền tài nguyên khan hiếm, làm giảm hoặc loại bỏ những tác động tiêu cực phát sinh trong hoạt động phát triển kinh tế -xã hội.

Phương pháp phân tích chi phí lợi ích đối với một dự án môi trường

Trường hợp NPV = 0; B/C = 1 và IRR = r mà vẫn nên đầu tư cho dự án, đó chính là những dự án tạo công ăn việc làm, bảo vệ và khắc phục môi trường vì có rất nhiều lợi ích không thể lượng hoá hết được bằng tiền, nó tạo ra lợi ích cho xã hội không nhỏ. Chúng là ước tính khối lượng vật liệu và lao động cần thiết, mức giá của các đầu vào này, số người hưởng lợi cuối cùng, giá trị quy đổi của việc họ sử dụng sản phẩm làm ra, mức lãi suất thích hợp dùng để khấu trừ chi phí và lợi ích của dự án.

TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA MỎ THAN NA DƯƠNG

Tác động môi trường của hoạt động khai thác than 1. Môi trường không khí

    Nguồn sinh bụi chủ yếu là do các khâu khoan nổ mìn, khai thác gương lò chợ, sàng tuyển tại các nhà máy tuyển than, bốc rót than tại các bến cảng, bụi từ cá bãi thải mỏ lộ thiên cao hàng trăm mét, dài hàng chục km theo dọc bờ biển từ vịnh Hạ Long đến Bái Tử Long do gió cuốn theo, bụi do vận chuyển than và đất đá bằng ôtô từ khu vực khai thác qua các khu dân cư đến nhà máy tuyển, kho chứa hoặc đến các bến cảng. Độ ồn, rung do các hoạt động trong khai thác lộ thiên, hầm lò, các nhà máy tuyển, các nhà máy cơ khí gây nên nhe cá máy khoan, xe goòng, các thiết bị, bãi nổ mìn, máy xúc, máy gạt, xe vận tải cỡ lớn , các băng tải, quang lật, búa hơi máy, gò, tiện, sàng, rung, máy nghiền than. Các tuyến băng tải, các đường ô tô chở than, đất đá và nhà máy tuyển là các nguồn gây ô nhiễm mạnh cùng với phát tán bụi lớn nhất.Tại các khu vực khai thác hầm lò thường có độ ồn cao vì âm khó phát tán trong các đường lò.

    Các hoạt động khai thác hầm lò sâu dưới lòng đất gây nứt nẻ, sụt lún địa hình là nguyên nhân suy thoái hệ thống thủy vực trong khu vực và hạ thấp mực nước ngầm, dẫn đến sự thâm nhiễm nước biển vào nguồn nước ngầm. Mặt khác, khai thác than gây ra ô nhiễm môi trường ( không khí, nước…) trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài động thực vật trong khu vực khai thác cũng như các khu vực lân cận. Hoạt động khai thác than tạo điều kiện thúc đẩy các ngành khác phát triển theo hiệu ứng lan tỏa.Nguồn thu từ hoạt động khai thác than đóng một tỷ trọng rất lớn trong nguồn thu của ngân sách, đây là nguồn chi phục vụ cho các chính sách, chương trình phát triển kinh tế, xã hội.

    Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước và không khí từ các giai đoạn xây dựng, vận hành và kết thúc mỏ là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, các bệnh liên quan đến nước đối với công nhân mỏ cũng như người dân địa phương ở khu vực khai thác.

    Tác động môi trường của hoạt động khai thác than tại mỏ than Na Dương

    Bên cạnh bị tác động về lượng, nước ngầm của khu vực cũng ít nhiều ảnh hưởng về chất do nước tạo thành trong moong mỏ than Na Dương có tính axit và hàm lượng các ion kim loại nặng cao, điều này có thể tạo điều kiện thẩm thấu vào địa tầng phía dưới và đi vào tầng chứa nước ở dưới đáy moong. Gây tác động do bồi lấp và ô nhiễm các vùng đất lân cận: Các bãi thải Nà Đươi, bãi thải Toòng Danh là nguồn phát sinh các dòng vật chất rửa trôi theo nước mưa xuống các vùng đất lân cận gây tình trạng bồi lấp, đồng thời nước thấm từ bãi thường có tính axit, các kim loại nặng cao cũng có thể gây nên tình trạng ô nhiễm vùng đất xung quanh bãi thải. - Các hoạt động gián tiếp: Hoạt động của dự án, tạo ra một khối lượng nước thải lớn, nếu lượng thải của mỏ Na Dương không được xử lý đảm bảo thì các suối Toòng Già và Toòng Danh trong khu vực đoạn đổ ra sông Kỳ Cùng sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng, nó sẽ không thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu nông nghiệp trong vùng, hoặc nếu có sử dụng cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường cho đất khu vực đó và ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, vật nuôi.

     Trượt lở bờ mỏ: Rủi ro này đã xảy ra và trong quá trình triển khai dự án sẽ diễn ra, tuy nhiên, mức độ tác động lớn hay nhỏ là tuỳ thuộc vào việc khải thi của các biện pháp giảm thiểu, đe doạ lớn nhất nếu không áp dụng các biện pháp giảm thiểu đối với rủi ro này sẽ là làm sụt lún nhà máy nhiệt điện, cùng với việc không thể tiến hành khai thác ở mực dưới +126. Tác động tới sinh trưởng và phát triển của hệ thực vật trong khu vực: Hoạt động của dự án sẽ phát sinh các loại nước thải, khí thải có thể trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng ít nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ thực vật tự nhiên và nhân tạo trong khu vực. Về vấn đề tác động gián tiếp của nước thải mỏ, nếu nước thải mỏ không được xử lý đổ ra hệ thống sông suối thì việc sử dụng nước tưới tiêu trên suối Toòng Già đoạn từ mỏ ra sông Kỳ Cùng chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.Vấn đề xả thải vào môi trường không khí các tác nhân gây ô nhiễm như bụi, hơi khí độc.

    Tác động tới hệ sinh thái cảnh quan: Dự án mở rộng mỏ than Na Dương kéo theo dự án nhà máy nhiệt điện Na Dương đã thay đổi cảnh quan của vùng Na Dương từ hệ sinh thái cảnh quan miền núi chủ yếu là hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp chuyển sang theo một kiểu sinh thái cảnh quan mới, sinh thái cảnh quan công nghiệp, kéo. Bên cạnh đó, khai thác lộ thiên, diện tích chiếm dụng lớn, tác động biến đổi địa hình, địa mạo mạnh mẽ đã làm cho cảnh quan từ các dạng đồi bát úp, có hệ thực vật phát triển chuyển sang hệ cảnh quan với những bãi thải đất đá nhân tạo, bề mặt bị phá huỷ mạnh mẽ, tạo nên địa hình âm với diện tích và độ sâu lớn. Với các địa phương nằm trong diện cần nhường đất để khai thác nông nghiệp của xã phần lớn đều nằm trong vùng khai trường, bãi thải vì thế việc chiếm dụng địa hình này, sẽ tác động lớn tới việc làm và kinh tế xã hội của người dân ở các thôn Toòng Danh, Khoòn Quanh, Pò Sáy, Khoòn Chè.

    Hiện trạng ô nhiễm nước thải mỏ tại Na Dương

    Các hộ dân ở khu vực này có điều kiện được hưởng lợi về cơ sở hạ tầng, được phát triển và cung cấp các các dịch vụ tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập. Bên cạnh những lợi ích to lớn mà dự án mang lại, vẫn còn một số tác động bất lợi cho người dân đặc biệt là các hộ thuộc xã Sàn Viên, nằm trong diện giải phóng mặt bằng. Ngoài kết quả phân tích trên, chất lượng nước thải của mỏ than Na Nương còn được theo dừi tại cỏc năm trước, số liệu được trỡnh bày ở phần phụ lục.

    Hoạt động khai thác than một mặt mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho nền kinh tế, mặt khác cũng gây ra các tác động nghiêm trọng đến môi trường, nếu không có các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục kịp thời các tác động xấu do hoạt động đến môi trường có thể sẽ dẫn đến ô nhiễm và suy thoái môi trường, tác động đến sức khỏe, đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa cho người dân ở khu vực khai thác cũng như các khu vực lân cận. Trong các tác động đến môi trường của hoạt động khai thác than, chương hai cũng tập trung nhấn mạnh phân tích tác động của nước thải mỏ đến môi trường tự nhiên ( đất, nước, hệ sinh thái..)và sức khỏe con người. Những tính chất này gây phá hủy thiết bị, máy móc sử dụng trong khai thác, khi đổ ra sông suối có thể gây phá huỷ hệ sinh thái thủy vực, tác động đến động thực vật, làm suy giảm chất lượng và số lượng nước ngầm khu vực, làm giảm năng suất cũng như chất lượng của hoạt động nông nghiệp, ảnh hưởng đến sức khỏe con người khu vực bị ô nhiễm.

    Những phân tích trên là một trong những luận điểm để cho việc đánh giá hiệu quả tài chính, kinh tế, xã hội và môi trường của dự án trạm xử lý nước thải sẽ giới thiệu và phân tích ở chương 3.