MỤC LỤC
Có rất nhiều khái niệm về marketing khác nhau nhưng không có một khái niệm nào thống nhất, vì marketing đang vận động và phát triển, có nhiều nội dung phong phú và mỗi tác giả đều có những quan điểm riêng khi trình bày khái niệm của mình. * Theo AMA (American Marketing Association, 1985): “ Marketing là tiến trình kế hoạch và thực hiện sự sáng tạo, định giá, xúc tiến và phân phối những ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi và thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân và tổ chức”.
Có lẽ điều này đó quỏ rừ trong khi người ta định nghĩa Marketing “ Marketing là khai thỏc mọi nguồn tài nguyên vật lực và năng lực của một doanh nghiệp để đưa ra giải pháp ưu việt nhằm làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu và qua đó thu lợi nhuận”. Khi xác định giá cho một sản phẩm, nhất là sản phẩm mới, doanh nghiệp cần xem xét áp dụng chính sách giá hớt váng thị trường (skimming) hay giá thâm nhập thị trường (penetration pricing).
Phân phối có chọn lọc: là phương thức trong đó số doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn số nhà phân phối và doanh nghiệp sản xuất không tốn nhiều chi phí để kiểm soát các địa điểm bán hàng. Doanh nghiệp sẽ tìm nhiều địa điểm bán hàng tạo thuận lợi cho khách hàng tìm kiếm sản phẩm nhưng sẽ mất khả năng kiểm soát hệ thống bán hàng.
Bởi vì những chi phí sản xuất có thể chiếm tỷ lệ lớn trong giá sản phẩm, việc phân tích điểm hòa vốn nên được thực hiện khi đưa ra các quyết định xúc tiến. Rất hữu ích khi biết được giá trị của một khách hàng nhằm quyết định liệu rằng những khách hàng mới có đáng với mức chi phí bỏ ra để có được họ hay không. Các hoạt động hỗ trợ trong chính sách này có thể là đào tạo cho đội ngũ bán hàng của các nhà đại lý bán lẻ, trình bày các điểm bán hàng và trợ cấp quảng cáo.
Những hoạt động này được tổ chức nhằm xây dựng và phát triển một hình ảnh hay một mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và công chúng khách hàng, nhân viên, cơ quan địa phương và chính phủ.
- Chính sách “đẩy”: chính sách này góp phần hỗ trợ hoạt động bán lẻ và thiện chí của các đại lý. - Đem đến cho khách hàng một nội dung quảng cáo đáng tin cậy hơn so với quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Phân tích SWOT (SWOT Analysis) là một kỹ thuật phân tích rất mạnh trong việc xác định Điểm mạnh và Điểm yếu để từ đó tìm ra được Cơ hội và Nguy cơ.
Sử dụng trong ngữ cảnh kinh doanh, nó giúp bạn hoạch định được thị trường một cách vững chắc.
Khi nhìn vào Điểm mạnh thì hãy liên tưởng đến đối thủ của bạn, ví dụ, nếu tất cả các đối thủ của bạn đều cung cấp sản phẩm có chất lượng cao, thì quá trình sản xuất chất lượng cao không phải là điểm mạnh, nó chỉ là điều kiện cần. - Nhắc lại lần nữa, khi xem xét ở cả hai góc độ bên trong và bên ngoài: có phải người khác dường như nhận thấy được điểm yếu mà bạn không thấy?. - Tiến hành phân tích này đồng nghĩa với việc chỉ ra được những gì cần thiết để làm và đặt các vấn đề vào tầm ngắm.
Bạn có thể áp dụng SWOT cho chính đối thủ cạnh tranh để từ đó tìm ra phương thức hiệu quả trong cạnh tranh.
- Từ năm 2007 đến năm 2008: Công ty gần như đã hoàn thiện về cơ cấu và chính sách hoạt động của mình, số lượng nhân viên đã lên tới 800 nhân viên, và có hơn 15 Chi nhánh phân bố khắp cả nước, các sản phẩm và dịch vụ của công ty ngày càng nhiều và đa dạng về mẫu mã hơn và đã trở thành một trong những đại lý xuất sắc nhất của EVN. (Nguồn:Phòng nhân sự) Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc là người đứng đầu Công ty do Công ty TNHH TM – DV Viễn Thông Ân Bảo bổ nhiệm, tổng giám đốc tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà Nước và toàn thể cán bộ nhân viên trong Công ty. Thứ nhất, Công ty định giá mà không chú ý đến nhân tố cầu, độ co giãn của cầu theo giá, khả năng chi trả của người tiêu dùng và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh dẫn đến doanh số bán hàng sụt giảm, đây là vấn đề chung mà không ít các Doanh nghiệp gặp phải, và chỉ có thể giải quyết với nguồn ngân sách lớn, trình độ tiên tiến, quy mô kinh doanh rộng.
Tuy nhiên, các cửa hàng này lại phân bố không đều nhau, có những của hàng thì phân bố quá gần nhau như tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi đó lại có những cửa hàng phân bố xa nhau, xa khu dân cư…gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa và có những thị truờng thật sự rất tiềm năng nhưng Công ty chưa đầu tư đúng mức cho vấn đề này. Các đối thủ lớn mạnh hoạt động trong cùng một lĩnh vực ngày càng lớn mạnh và có những đường lối hoạt động kinh doanh mới và tốt hơn như: Các đại lý của Mobifone, Vinaphone, Viettel…Đứng trước những khó khăn đó, Công ty Ân Bảo phải có một chính sách nhất định và đường lối hoạt động kinh doanh của Cụng ty phải luụn gắn với thị trường và phải thừa món nhu cầu của thị trường. - Công tác nghiên cứu thị trường của Công ty chưa mang lại hiệu quả cao, hoạt động này thực hiện không có kế hoạch cụ thể và dựa trên tính tự phát, do đó việc phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường trọng điểm chưa thật sự quan tâm đúng mức, bỏ qua nhiều thị trường tiềm năng.
- Các yếu tố về môi trường tự nhiên: Trong những năm gần đây, tình hình thiên tai, lũ lụt ở nước ta thường xuyên xảy ra và ít nhiều cũng ảnh hưởng đến Công ty, đặc biệt là các chi nhánh tại Miền trung, điều đó làm tăng chi phí doanh nghiệp hàng năm. Do đó, việc cạnh tranh đối với các đại lý này là một điều rất khó khăn đối với Công ty Ân Bảo, đòi hỏi Công ty phải có một chiến lược cạnh tranh phù hợp và đúng đắn của mình, đặc biệt là giá cả và chất lượng phục vụ của Công ty với các đối tác và khách hàng. Các khách hàng lớn hiện nay của Công ty Ân Bảo chủ yếu là Công ty Nhà Nước, các đơn vị trực thuộc TW, các ngân hàng..Các khách hàng này đã mang lại doanh số cao cho Công ty trong 2 năm qua, do đó Công ty cần phát huy hơn nữa để phát triển lâu dài mối quan hệ này.
Dựa vào bảng kế hoạch hoạt động kinh doanh của Công ty cùng với các xu hướng thị trường và định hướng phát triển của Công ty, chúng ta có thể dự đoán tình hình trong tương lai của Công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 như sau, bao gồm dự báo nhân sự, dự báo tình hình cung cầu sản phẩm, dự báo về doanh thu, lợi nhuận của Công ty.
Đối với khách hàng nhạy cảm về giá, Công ty cần áp dụng giá thấp và có thể giảm giá để giữ chân khách hàng và biện pháp này sẽ không thành công nếu Công ty áp dụng đối với đối tượng ít nhạy cảm về giá, với họ Công ty nên đặt mức giá cao, không giảm giá mà gia tăng khối lượng dịch vụ hoặc tạo cho khách hàng những lợi ích khác. Hiện nay Công ty đang sử dụng kênh phân phối ngắn, theo phương pháp này, chi phí bán đến tay người tiêu dùng thấp hơn, Công ty chiết khấu thấp hơn mà vẫn bán được hàng, do đó hiệu quả kinh doanh cao hơn, và trong tương lai Công ty vẫn tiếp tục duy trì chính sách kênh phân phối này. Với các khách hàng ở mức độ thị hóa thấp: Các hoạt động quảng cáo thường sử dụng không nhiều nhằm nâng cao uy tín của Công ty và sản phẩm hàng hóa mà Công ty đang kinh doanh, cần tiến hành quảng cáo phân biệt với các đối thủ cạnh tranh, quảng cáo nhằm gây sự thích thú, khuyến mãi để thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa và gây dựng các khách hàng trung thành và hoạt động dịch vụ khách hàng phải được chú trọng nhất là trong thời gian trước và trong khi bán hàng vì khách hàng đang bắt đầu làm quen với sản phẩm.
Đồng thời, để hỗ trợ cho việc bán hàng, Công ty nên đề ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn hơn như: mua hàng kèm quà tặng, mua hàng trúng thưởng…như vậy sẽ thu hút khách hàng mới nhiều hơn, bên cạnh việc đưa ra các chính sách khuyến mãi, công ty cũng nên cân nhắc trong vấn đề chi phí và nó liên quan đến doanh thu và lợi nhuận của Doanh nghiệp.