MỤC LỤC
Từ những quan niệm trên về kỹ năng, có thể rút ra nhận xét chung về kỹ năng gồm: Có tri thức về hành động (mục đích, cách thức thực hiện hành động, các điều kiện phương tiện thực hiện mục đích); có sự tiến hành hành động đúng với yêu cầu của nó; đạt được kết quả phù hợp với mục đích đã đặt ra; có thể hành động có kết quả với những hành động tương tự trong những điều kiện khác. Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (so sánh, quan sát, phân tích tổng hợp vv..) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, cả động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”. Tự học của HV- là quá trình tổ chức hoạt động học tập của HV, trong đó họ tự thiết kế kế hoạch, thực hiện kế hoạch học tập và tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập, nghiên cứu của mình nhằm củng cố, mở rộng và phát triển tri thức, kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp.
Mặt khác cái mới ở đây có thể hiểu là một cấu trúc mới, khi đo khởi điểm loại kỹ năng này ở bậc thấp trong hệ thống kỹ năng của người học, sau khi tham gia hoạt động, bản thân người học có sự thay đổi thể hiện trong các phép đo, KNTH chiếm vị trí cao hơn vị trí ban đầu.
Xuất phát từ sự phát triển kinh tế văn hoá giữa các dân tộc không đều, sự ưu tiên của Đảng nhà nước về chính sách dân tộc, HVDTTS về HVCTQS học tập không phải qua thi tuyển, trình độ nhận thức thấp, tiếp thu chậm nên chất lượng đầu vào hạn chế hơn so với đối tượng khác, cụ thể như: năng lực tư duy hạn chế, thiếu linh hoạt, chủ yếu tư duy trực quan máy móc, làm việc theo kinh nghiệm ít áp dụng khoa học trong giải quyết các vấn đề, kém hiệu quả trong nhận thức tiếp thu những vấn đề lý luận phức tạp, chưa biết cách khai thác vận dụng nội dung môn học. Các kỹ năng, kỹ xảo thao tác thực hiện hoạt động học như ghi chép, đọc bút ký, tài liệu khi nghe, ghi nhớ, tái hiện, bổ xung tri thức và tự kiểm tra đánh giá kết quả tự học chưa tốt, chủ yếu học tập theo thói quen, tự do học theo ý thích làm cho HVDTTS gặp khó khăn nhiều không dễ dàng triển khai hoạt động tự học một cách nhanh chóng và hợp lý dẫn đến tâm trạng bi quan chán nản, tạo nên sức ì thiếu cố gắng vươn lên, học viên yếu kém thường chuyển biến chậm, từ đó hạn chế đến việc phát huy những đức tính cần thiết trong quá trình học tập như: kiên trì, liên tục tập trung, tích cực chủ động. Muốn giải được bài tập trong quá trình tự học, HV phải thực hiện các thao tác: Đọc kỹ đề bài; Phân tích đề bài để xác định được “cái đã cho”, “cái phải tìm”; Phân tích mối quan hệ giữa “cái đã cho” và “cái phải tìm” với những tri thức đã có; Xác định trật tự các bước biến đổi của lời giải; Thực hiện trình tự các bước đã xác định để tìm đáp số; Kiểm tra kết quả của lời giải.
Để nhận thức, lĩnh hội ngày càng sâu sắc bản chất của hiện thực khách quan mà hệ thống tri thức đã khái quát, dưới sự chỉ đạo, điều khiển, định hướng của GV, với tư cách là chủ thể nhận thức, người HV phải huy động một cách tích cực các quá trình tâm lý nhận thức cơ bản như tri giác, tư duy, chú ý, tri thức, tình cảm, ý chí trong hoạt động tự học tập. Nắm vững và làm chủ hệ thống kiến thức là điều kiện cần thiết giúp HVDTTS nắm chắc phương thức khái quát một hành động; là cơ sở quan trọng giúp HVDTTS vận dụng đúng đắn, sáng tạo vào quá trình thu nhận và xử lý nhanh, chính xác thông tin có liên quan đến tình huống cụ thể trong quá trình tự học. Trong quá trình đào tạo tại HVCTQS, HVDTTS được rèn luyện tất cả các loại kỹ xảo cơ bản đảm bảo cho hoạt động tự học như: Kỹ xảo cảm giác (xác định được nội dung tự học thuộc hệ thống tài liệu nào, những tài liệu liên quan); Kỹ xảo vận động ( đọc sách, tra cứu thư mục); kỹ xảo giải quyết các yêu cầu tự học (khai thác tài liệu, bổ xung kiến thức vào bài học, làm bài tập tự học ..); kỹ xảo trí tuệ (sử dụng các thao tác tư duy trong quá trình tự học như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá, cụ thể hoá ..); kỹ xảo kiểm tra ..Trong các kỹ xảo nên trên thì kỹ xảo trí tuệ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong thời đại bùng nổ thông tin hiên nay.
Người GV, với vai trò chủ thể tác động sư phạm, trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ của dạy học đã xác định phải biết thiết kế, xây dựng nội dung, phương pháp dạy học của bản thân mình cũng như hoạt động tự học của người HV một cách có chất lượng nhất, tối ưu nhất trong điều kiện cụ thể của Học viện. Từ nội dung tri thức, kỹ năng, kỹ xảo được trang bị có tính chính xác, độ tin cậy cao, người HV triển khai hoạt động tự học, HTKNTH của mình sẽ dễ dàng đạt được chất lượng hiệu quả; tránh được những sai lầm trong quá trình tiếp thu, vận dụng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vào học tập công tác. Là người có quan hệ trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của người HVDTTS, qua hoạt động truyền thụ, tổ chức, điều khiển hoạt động tự học, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động học tập của ngời HV, tấm gương, uy tín của người thầy giáo chính là sự cổ vũ, tác động mạnh mẽ đến động cơ, thái độ học tập, củng cố ở người học niềm tin và ý thức vươn tới.
Như vậy, trong sự tác động đến người HV, ngoài năng lực bảo đảm chất lượng trong nội dung bải giảng, lựa chọn phương pháp hợp lý với đối tượng nhằm tác động đến người HV một cách có hệ thống, có mục đích có tổ chức qua quá trình dạy học thì phẩm chất đạo đức, nhân cách người thầy cũng chính là công cụ hữu hiệu tác động trực tiếp đến quá trình HTKNTH của HVDTTS. Từ mục tiêu đào tạo những yêu cầu về phẩm chất năng lực CUCTV người dân tộc được cụ thể hoá cả về phẩm chất chính trị đạo đức, cả về trình độ kiến thức; năng lực thực hành; cả về khả năng tổ chức các hoạt động cụ thể của thực tiễn đơn vị như: quản lý, huấn luyện, rèn luyện sức khoẻ, công tác hậu cần kỹ thuật ở đơn vị. Nó giúp cho người HV triển khai hoạt động tự học, huy động năng lực chủ quan của cá nhân mình trong học tập, tự học một cách có kế hoạch, có cơ sở khoa học, đồng thời tạo nên hứng thú thái độ nhiệt tình, trách nhiệm cao cho người học, đảm bảo quá trình tự học đạt kết quả cao nhất và tránh cho người học tình trạng tự phát, mày mò thiếu hệ thống, thiếu cơ sở khoa học trong quá trình học tập của cá nhân.
Trên cơ sở bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống thống nhất chuyên sâu theo chức danh đào tạo và sự liên thông kiến thức giữa các năm học: cơ bản, cơ sở, chuyên ngành, nội dung, chương trình đào tạo các tác động đến sự HTKNTH còn thể hiện ở tính quy định lô gích phát triển nhận thức, tiếp thu lĩnh hội tri thức kỹ năng, kỹ xảo từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn. Việc tăng cường tính trực quan, kết hợp với tăng cường thời gian và các hình thức thực hành, thực tập, bảo đảm tính thực tiễn của tri thức làm cho người học có điều kiện thuận lợi trong việc nắm các môn học và tiến hành hoạt động thực tiễn được thuần thục, có chất lượng cao trên cơ sở khoa học. Sự tác động của hoạt động quản lý giáo dục đến quá trình tự học và HTKNTH của người HVDTTS thể hiện trước hết ở việc giáo dục mục tiêu yêu cầu đào tạo, lý tưởng nghề nghiệp và ý thức, thái độ, trách nhiệm đối với nhiệm vụ học tập của học viên thông qua hệ thống công tác tư tưởng, công tác tổ chức đối với nhiệm vụ học tập.