Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

MỤC LỤC

Đa dạng hoá khách hàng

Đáp ứng nhu cầu mọi khách hàng bất kể khách hàng thuộc thành phần kinh tế nào hay thuộc loại hình kinh doanh nào là nhiệm vụ của Ngân hàng. Bước sang giai đoạn mới với chức năng một Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cần phải mở rộng, đa dạng hoá mọi đối tượng , lấy khách hàng làm mục tiêu. Muốn mở rộng thị trường đầu ra ,Ngân hàng phải vươn tới cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tất nhiờn phải cú chớnh sỏch thể lệ rừ ràng, phải nhanh chóng thu hút họ nếu không trong tương lai họ sẽ quan hệ làm ăn với các Ngân hàng khác.

Phương thức cho vay phải đa dạng, phong phú, phù hợp với tính chất, qui mô, đặc điểm của từng loại hình sản xuất kinh doanh tạo cho người vay chủ động trong sử dụng vốn, trả nợ tín dụng , quay vòng nhanh mang lại hiệu quả cao cho người vay và Ngân hàng. Từ đó có thể cho vay theo "tài khoản đặc biệt" đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (mở cho họ một tài khoản tiền vay) có thu nhập thường xuyên , trên cơ sở đó các doanh nghiệp, các hộ sản xuất có thể chủ động rút tiền vay và nộp tiền vay vào trả nợ hàng ngày, nhưng mức dư nợ không quá mức đã thoả thuận trước giữa Ngân hàng và khách hàng. + Từng bước cho các đơn vị này sử dụng séc thanh toán, điều này tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho khách hàng dễ dàng sử dụng nguồn vốn một cách linh hoạt mà còn năng cao khả năng quản lý khoản vay, tránh sử dụng sai mục đích của Nhà Ngân hàng.

Đi đôi với việc đa dạng hoá khách hàng thì vấn đề duy trì quan hệ khách hàng lâu dài cũng như tạo điều kiện cho việc giám sát của Ngân hàng tốt hơn. Khách hàng quan hệ lâu dài giúp cho ngân hàng có thể đối phó với những rủi ro bất ngờ mà ngay cả Ngân hàng cũng không thể lường trước được, vì khách hàng muốn giữ gìn quan hệ lâu dài (gợi ra sự gắn bó chặt chẽ hơn và có lợi cho cả hai bên) với Ngân hàng để có những ưu đãi trong vay vốn. Phương pháp để tạo ra sự gắn bó chặt chẽ này đối với các Ngân hàng là nắm giữ một số cổ phần của công ty mà Ngân hàng cho vay tiền, đồng thời có những thành viên trong ban giám đốc quản lý.

Cuối cùng một biện pháp vô cùng quan trọng để thu hút khách hàng là phải từng bước trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho Ngân hàng, thể hiện là luôn luôn làm cho bộ mặt trụ sở Ngân hàng khang trang, trang bị nội thất gọn gàng sạch đẹp, các phương tiện tính toán truyền tin hiện đại, thái độ phục vụ văn minh lịch sự, số lượng và chất lượng dịch vụ đảm bảo.

Giải pháp san sẻ rủi ro

Cách phân phối tín dụng một cách tốt nhất đối với một Ngân hàng muốn tránh rrủi ro là rải tiền của mình vào nhiều khoản đầu tư, nhiều khách hàng khác nhau. Không cho vay quá nhiều để sản xuất kinh doanh một thứ sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là những hàng hoá mang tính không thiết yếu, Nhà nước khuyến khích sản xuất; nhu cầu, năng lực cạnh tranh không ổn định, trong sản xuất kinh doanh dễ gặp rủi ro. Không đầu tư một số tiền lớn cho một khách hàng mà phải san ra nhiều khách hàng trong cùng một ngành sản xuất kinh doanh, nhất là sản phẩm kinh doanh những mặt hàng nói trên.

Ngân hàng cần thiết phải nghiên cứu thị trường để tiến hành tìm ra cho mình những sản phẩm mới để phục vụ cho những nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Bảo hiểm có lợi về mặt kinh tế cho mọi người, nó làm giảm mất mát thiệt hại của cải, ở Việt Nam nói chung bảo hiểm chưa đi sâu vào đời sống xã hội. Khi phát sinh rủi ro tín dụng , Ngân hàng thường dùng những biện pháp phi kinh tế để ngăn chặn như không cho các tổ chức và cá nhân rút tiền và phát hành thêm tiền để bù đắp.

Một là khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm cho ngành nghề mà họ kinh doanh vì vậy, nếu khoản tín dụng trong trường hợp này coi như cũng được bảo hiểm một cách gián tiếp. Để sử dụng tốt hình thức này về phía Ngân hàng cần có chính sách ưu tiên cho vay vốn với khối lượng lãi suất đối với các doanh nghiệp, cá nhân đã mua bảo hiểm. Hai là sử dụng biện pháp bảo lưu có nghĩa Ngân hàng tự bảo hiểm cho chính mình, bằng cách lập tín dụng phòng để bù đắp những thiệt hại khi gặp rủi ro tín dụng.

Sự ra đời của tổ chức này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ngăn ngừa rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, quỹ tín dụng.

Giải pháp về các bảo đảm tín dụng a- Bảo lãnh

Bảo lãnh trở thành một trong những phương thức xét cho vay của Ngân hàng là cần thiết Ngân hàng sẽ yên tâm hơn, giảm bớt thời gian, chi phí để tìm hiểu khách hàng khi họ được bảo lãnh bởi một doanh nghiệp có uy tín hay một tổ chức tín dụng khác. Khác với tài sản thế chấp, tài sản cầm cố chỉ là động sản thuộc quyền sở hữu của bên vay và bán được trên thị trường, chứng từ có giá đem cầm cố có thể là trái phiếu, tín phiếu kho bạc nhà nước, kỳ phiếu, thẻ tiết kiện của các Ngân hàng thương mại quốc doanh. Đối với những doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng thường xuyên với Ngân hàng, vay trả sòng phẳng, có tài khoản tiền gửi tại chi nhánh mà số dư tài khoản tiền gửi thường xuyên đủ khả năng trả nợ và lãi trong từng kỳ hạn, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có lãi thì Ngân hàng có thể tiến hành cho vay theo phương thức tín chấp.

Với nền kinh tế thị trường, các Ngân hàng quốc doanh nói chung và chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội nói riêng không còn phải thực hiện các nghiệp vụ bao cấp về vốn cho các doanh nghiệp nữa. Do vậy vị trí hoạt động cho vay thế chấp càng trở nên hết sức quan trọng, nhất là đối với thành phần ngoài quốc doanh, thành phầm chiếm tới 15.3% tổng dư nợ tín dụng - đây là đối tượng tín dụng đông đảo, phong phú đang có chiều hướng phát triển mạnh trong nền kinh tế thị trường. Việc cho vay của Ngân hàng thương mại thường xuyên xuất hiện rủi ro và các Ngân hàng chỉ quết định cho vay sau khi đã phân tích cẩn thận các yếu tố có liên quan đến tính chân thật và khả năng của người vay trong việc hoàn trả nợ.

Tuỳ thuộc vào quy mô của các Ngân hàng mà nhân sự hoặc bộ phận chịu trách nhiệm xử lý những khoản cho vay có vấn đề được bố trí khác nhau, ở những ngân hàng nhỏ, những cán bộ cho vay trước đây tiến hành xử lý, dưới sự cố vấn của Luật sư. Thông thường các Ngân hàng không muốn tăng thêm vốn vay cho một doanh nghiệp đang khó khăn về hoàn trả tín dụng mặc dù nó là một giải pháp khá hấp dẫn nhằm khắc phục khó khăn cho khách hàng tạo điều kiện cho khách hàng có khả năng thanh toán các khoản tín dụng trước đó. Hầu hết những khoản cho vay khó đòi tại các Ngân hàng thương mại các nước được xử lý bằng phương pháp khai thác, nghĩa là cho người vay được phép tự khắc phục các khó khăn tài chính và hoàn trả các khoản nợ Ngân hàng càng nhanh càng tốt.

Các biện pháp có thể bằng lời khuyên trên nhiều chủ đề, để nhằm tác động đến khả năng tạo ra lợi nhuận của người vay, gia hạn hoặc chỉnh hợp đồng cho vay, cho vay thêm, Ngân hàng nắm phần chủ động trong hoạt động kinh doanh hay thậm chí, ngân hàng đảm nhận việc kinh doanh và điều hành nó, cho đến khi bảo đảm rằng, khoản cho vay sẽ được hoàn trả. Tuy nhiên, trong trường hợp khối lượng nhận được từ vật bán thế chấp không đủ thanh toán nợ, Ngân hàng có thể nhận phán quyết của toà án về khoản chênh lệch, cho phép Ngân hàng quyền thu thêm , nếu người vay có tài sản. Có một số biện pháp thực hiện thanh lý, cán bộ Ngân hàng có thể thực hiện với sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn pháp luật, bộ phận liên quan đến những khoản cho vay có vấn đề, ở các nước có những hãng chuyên làm dịch vụ đòi thuê, xử lý nợ khó đòi.