Thực trạng đầu tư phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản ở Việt Nam

MỤC LỤC

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển thuỷ sản

Cần xây dựng chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư trong: nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt khai thác hải sản xa bờ, chế biến thuỷ sản và xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá nhằm thu hút mọi nguồn lực trong-ngoài nước cho đầu tư phát triển ngành, trong đó nguồn vốn trong nước luôn giữ vị trí quan trọng mà chủ yếu là vốn huy động từ dân cư và các thành phần kinh tế. Điều này cho thấy đầu tư vào lĩnh vực thuỷ sản chưa thật hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như khả năng thu hút vốn của nước ta từ bên ngoài vào cho đầu tư phát triển ngành thuỷ sản chưa có hiệu quả, chúng ta chưa giới thiệu hết tiềm năng phát triển ngành thuỷ sản của đất nước với các nhà đầu tư nước. Để chúng ta ngày càng cải thiện môi trường đầu tư trong nước ngày một hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời xây dựng chính sách tạo điều kiện cho đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tất cả mọi lĩnh vực của ngành trong thời gian tới.

Trong thời kỳ 1991-1995 tổng vốn đầu tư cho khai thác thuỷ sản là 902,02 tỷ đồng chiếm 31,88% đứng vị trí thứ nhất trong tổng vốn đầu tư cho toàn ngành, sang thời kỳ 1996-2000 tuy tỷ lệ vốn đầu tư chỉ đứng thứ hai sau chế biến thuỷ sản nhưng tỷ trọng vốn đầu tư cho lĩnh vực này vẫn chiếm khá lớn trong vốn đầu tư toàn ngành thuỷ sản trong giai đoạn này và sẽ giữ vững xu hướng này. Bên cạnh đó nhuyễn thể là một loài có giá trị kinh tế cao và đặc biệt được dùng chủ yếu cho xuất khẩu nên trong những năm qua đang được chú ý đầu tư phát triển, tổng mức vốn đầu tư cho nhuyển thể giai đoạn 1996-2000 lên tới 34,93 tỷ đồng. Hiện nay nuôi trồng rong biển đang được xem như là biện pháp tao công ăn việc làm cho người lao động ven biển, tạo nguyên liệu chế biến thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu đồng thời đây cũng là giải pháp xử lý làm sạch môi trường trong các ao nuôi tôm cá nên rất được người nuôi trồng thuỷ sản quan tâm đầu tư phát triển.

Đầu tư phát triển các đối tượng nuôi các nước ngọt ở các vùng trũng ao hồ nhỏ ngoài mực tiêu xuất khẩu còn phục vụ cho mực tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm cung cấp một phần đáng kể nguồn đạm và tăng thêm thu nhập cho người dân từ việc bán các sản phẩm góp phần xoá đói giảm nghèo.  Đồng bằng Bắc Bộ, đây là vùng gồm các tỉnh nằm sâu trong đất liền và các tỉnh ven biển nên việc nuôi trồng thuỷ sản tiến hành trên cả ba loại hình nước ngọt, nước lợ, nước mặn với đối tượng nuôi trông tương đối phong phú như tôm, cá, nhuyễn thể, rong biển. Các vùng dự án tiếp tục phát triển ra bãi bồi ven sông, ven biển, những dự án này phải được thẩm định kỹ trước khi đầu tư để phát huy hiểu quả theo hướng khai thác được bãi bồi hoang hoá nâng cao tính mùa vụ để áp dụng các hình thức nuôi thuỷ sản ngày một càng chủ động hơn, nhưng vẫn giữ được môi trường sinh thái và thảm rừng ngập mặn để bảo vệ môi trường.

Bảng 7: Nguồn vốn đầu tư phát triển trong 2 giai đoạn ngành thuỷ sản
Bảng 7: Nguồn vốn đầu tư phát triển trong 2 giai đoạn ngành thuỷ sản

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NAY

Kết quả và hiệu quả đầu tư

Với mục tiêu của chương trình773 là phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững, phát triển nuôi trồng thuỷ sản phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Các dự án chính trong chương trình 773 là các dự án khai thác bãi bồi ven sông-biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng được triển khai hầu hết các tỉnh ven biển có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản. Hạng mục công trình đê bao, các dự án khoanh vùng bãi bồi ven sông-biển để nuôi trồng thuỷ sản và trồng rừng ngập mặn ven biển.

Trong những năm qua hình thức nuôi hải sản bằng lồng bè đang có bước phát triển ở một số địa phương trong cả nước như: Quảng Ninh, Thừa thiên Huế, Khánh Hoà, Phú Yên, Bà rịa vũng tàu..với đối tượng được nuôi nhiều chủng loại tôm hùm, cá hồng, cá song, cá cam..hiện nay tổng số lồng nuôi trên biển khoảng 3.800 cái, năng suất đạt từ 10-12 kg/m3/lồng. Sản lượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ năm 1998 đạt 115.650 tấn, tuy nhiên hình thức nuôi nhuyễn thể hiện nay chủ yếu là nuôi quảng canh, nên năng suất chưa cao. Hiện nay hình thức nuôi các trên sông chủ yếu nuôi trong lồng bè kết hợp khai thác cá trên sông hồ, với đối tượng nuôi chủ yếu là cá trắm, cá trôi,cá basa,.

Đây là kết quả đầu tư đúng mức trong thời gian qua vào nuôi trồng thuỷ sản, chúng ta đã nhận thấy vai trò quan trọng của ngành thuỷ sản, nên đã có sự chuyển dịch một phần đất nông nghiệp ở những vùng chiêm trũng năng suất trồng lúa thấp sang nuôi trồng thuỷ sản. Với quyết định 224/1999/QĐ-TTg được ban hành thì trong những năm tới diện tích nuôi trồng thuỷ sản sẽ có xu hướng tiếp tục gia tăng. Điều này cho thấy có sự thay đổi cơ cấu con nuôi cũng như biện pháp sản xuất trong nuôi trồng thuỷ sản, nguyên nhân là do trong những năm qua giá trị kinh tế của sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng thuỷ sản ở nước mặn, lợ ngày càng có giá trị xuất khẩu cao nên đã có sự chuyển đổi này.

Bảng 13: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 1995-2000
Bảng 13: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 1995-2000

Đánh giá chung những kết quả đạt được

Cùng với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi thì đầu tư vào xây dựng các cơ sở sản xuất giống đáp ứng nhu cầu về giống cho phong trào nuôi trồng thuỷ sản trong cả nước, đồng thời ứng dụng thành tựu khoa học tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nuôi trồng và chế biến thuỷ sản đang được đưa đến tận ngư dân thông qua chương trình khuyến ngư. Do được chú ý đầu tư theo các mô hình nuôi trồng trang trại và chương trình 773 phương thức nuôi đã chuyển từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh và cụng nghiệp. Đối tượng nuôi trồng ngày càng đa dạng, từ việc nuôi để mục đích tiêu dùng trong nước chuyển sang nuôi các loài có giá trị xuất khẩu cao như: cá tra, cá basa.

, Nuôi tôm đã trở thành một phong trào sôi động ở các tỉnh ven biển, góp phần vào mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Hợp tác nước ngoài về kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản và ứng dụng kỹ thuật nghiên cứu vào sản xuất thu được một số hiệu quả.  Về thực hiện dự án có vốn đầu tư nước ngoài: Từ năm 1994 đến nay đã thực hiện một số dự án trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản như.

Bên cạnh đó các mô hình thực nghiệm nuôi cá lồng bè, nuôi trong ruộng lúa, mô hình nuôi các trang trại VAC ở các vùng miền núi đang được áp dụng rộng rãi và ngày càng phát triển.

Những tồn tại và nguyên nhân trong đầu tư phát triển ngành thuỷ sản

Chẳng hạn trong thời gian qua để đáp ứng nhu cầu nuôi trồng các cơ sở sản xuất tôm giống sản xuất ồ ạt trong đó có tới 90% số cơ sở là tư nhân không có sự kiểm định về chất lượng con giống. Song mức vốn đã được đầu tư vẫn chưa thích đáng, số vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản so với tổng vốn đầu tư cho toàn xã hội và so với vốn đầu tư cho khai thác thuỷ sản thì tỷ trọng vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn nhỏ. Mặc dù nhà nước đã có chương trình 773 triển khai tại các tỉnh trong cả nước, nhưng phân bổ quản lý nguồn vốn và dự án thuộc chương trình 773 chưa đồng bộ, có nhiều tỉnh giao cho sở Kế hoạch&đầu tư phụ trách có địa phương giao cho sở thuỷ sản hoặc cho UBND huyện ở các địa phương quản lý và làm chủ đầu tư.

Việt Nam chúng ta đang trong giai thời kỳ quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa, nên trong những năm qua nhà nước ta thực hiện tinh giảm biên chế và chuyển đổi công việc giữa các bộ phận hành chính. Do đó nhiều địa phương cán bộ quản lý về thuỷ sản song lại không qua trường lớp đào tạo cơ bản về kiến thức quản lý về thuỷ sản, một số nơi chưa coi trọng công tác quản lý về nuôi trồng thuỷ sản nên không bố trí cán bộ chuyên ngành giám sát về nuôi trồng.  Chính sách đất nuôi trồng thuỷ sản: Mặc dù chín phủ đã ban hành nghị định NĐ 64/ TTg về chính sách “giao đất sử dụng lâu dài cho các hộ gia đình” tuy nhiên trong luật đất đai năm 1993 thì xếp đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thuộc đất nông nghiệp và được xem như là đất trồng cây lâu năm là chưa phù hợp.

Trong khi nuôi trồng thuỷ sản là nghề phụ thuộc vào thiên nhiên nhiều luôn gặp rủi ro vì thiên tai, dịch bệnh nhưng nhà nước lại không có chính sách hỗ trợ để khắc phục hậu quả sau khi gặp rủi ro.