Cần Thiết Phải Giúp Lực Lượng Lao Động Trẻ Có Việc Làm

MỤC LỤC

Đặc điểm về việc làm của lực lượng lao động trẻ

Trong những năm vừa qua (2001 – 2008 ), bộ phận dân số trẻ, mà đặc biệt là bộ phận thanh niên tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên tăng không đáng kể, nguyên nhân là do lượng người được đi học ngày càng tăng, phần lớn trong số đó lao động trong các hộ gia đình không hưởng lương ( chiếm 55,3 % tổng số lực lượng lao động trẻ) ; 17,7 % lao động trẻ làm việc hưởng lương khu vực ngoài Nhà nước, chỉ có 9% số lao động trẻ làm việc trong khu vực Nhà nước và 1% vủa bộ phận này là chủ doanh nghiệp tư nhân. Theo kết quả của một cuộc điều tra mới đây đối với 10.000 lao động trẻ ( đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng hoặc các trường trung học chuyên nghiệp ) tham gia tuyển dụng trong vài năm gần đây ( 2001 – 2007 ), có độ “ chênh” khá lớn giữa yêu cầu của nhà tuyển dụng với khả năng đáp ứng của người lao động. - Một là, không có việc làm vì thiếu kiến thức xã hội: Thông tin từ các buổi phỏng vấn tuyển dụng cho thấy; 80% ứng viên đi phỏng vấn sau khi tốt nghiệp đã từng lang thang tìm việc bằng cách rải hồ sơ, chờ may mắn chứ không có kế hoạch dài hạn, cụ thể nào để tìm việc làm.

Tâm lý chung của các ứng viên đều coi trọng bằng cấp và coi thường các yếu tố khác, họ thường có tư tưởng ngắn hạn, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, như được trả lương bao nhiêu, quyền lợi là gì mà ít hình dung mình sẽ làm gì, đóng góp ra sao, công việc có phù hợp với năng lực chuyên môn hay không. Lao động trẻ thường muốn mọi việc suôn sẻ ngay, những yêu sách đưa ra phải được đáp ứng, nếu không được thoả mãn thì rất dễ nảy sinh tâm lý bất mãn, tiêu cực… Vì thế, bản chất của sự thay đổi công việc liên tiếp của lao động trẻ là quá trình đi tìm sự hợp lý giữa bằng cấp và đòi hỏi công việc trên thực tế. Và mặc dù được đánh giá là có chất lượng lao động trẻ cao gấp 4 lần Thái Lan (theo tin đã đưa của Hãng AFP về nhận định chung của một số nhà lãnh đạo kinh tế đang làm ăn tại Việt Nam), nhưng nếu trình độ tay nghề, ý thức lao động về việc chấp hành nội quy, kỷ luật lao động… thì trong thời gian tới, lao động trẻ sẽ không còn là một lợi thế của Việt Nam nữa.

Vì thế, cần phải có những biện pháp mới giúp hạn chế những nhược điểm trên của lực lượng lao động trẻ để có thể tiếp tục là “niềm hy vọng tốt nhất giúp Việt Nam thoát khỏi cuộc khủng hoàng kinh tế toàn cầu và là điểm tựa cho sự tăng trưởng trong tương lai”(Theo hãng tin AFP).

Sự cần thiết tạo việc làm cho lao động trẻ

Thêm vào đó, lao động trẻ thường nôn nóng muốn khẳng định vị trí công việc và đồng lương nên thường “vỡ mộng” trong thời gian ngắn, tạo ra tâm lý muốn thay đổi vị trí công việc và nó đã tạo ra những “bước nhảy cóc” liên tiếp. Sự bùng nổ dân số những năm 80 của thế kỷ trước dẫn đến những năm qua số người bước vào độ tuổi lao động ở Việt Nam tăng mạnh, trong khi đó số người ra khỏi tuổi lao động lại không nhiều dẫn đến sự gia tăng cao lực lượng lao động trong nền kinh tế. Do vậy, mức gia tăng của dân số trong giai đoạn này vẫn còn rất cao, cộng với số chưa được đào tạo nghề, chưa có việc làm và thiếu việc làm đầu kỳ chuyển sang rất lớn nên giải quyết việc làm tiếp tục trở thành áp lực lớn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo của Việt Nam.

Đối với lực lượng lao động trẻ, vấn đề này lại càng trở nên nghiêm trọng bởi lực lượng này hầu hết thiếu kinh nghiệm, có một bộ phận lớn nằm trong diện mới được nhận vào làm việc, hoặc đang trong quá trình đào tạo lại, học việc, thu thập kinh nghiệm thực tế… nên rất dễ bị cắt giảm khi các nhà sản xuất phải thu hẹp quy mô hoạt động của các cơ sở kinh doanh. - Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển rộng rãi các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm và phát triển thị trường lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia. Mục tiêu tổng quát của chiến lược và chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, đảm bảo việc làm cho phần lớn lao động có nhu cầu làm việc, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Nằm trong mục tiêu chung về giải quyết việc làm, mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động trẻ cũng đang được tập trung các nguồn lực để thực hiện bởi lực lượng này được coi là “niềm hy vọng tốt nhất để đưa nền kinh tế đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, hội nhập sâu vào nền kinh tế tòan cầu…”.

Bảng 1: Dự báo tăng dân số trong tuổi lao động đến năm 2015
Bảng 1: Dự báo tăng dân số trong tuổi lao động đến năm 2015

Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm

    Khả năng thu hút lao động tạo việc làm của mọi nền kinh tế tùy thuộc rất nhiều vào mô hình tăng trưởng được áp dụng, đó việc lựa chọn các ngành trọng điểm để đầu tư phát triển thu hút nhiều lao động hay sử dụng nhiều vốn, đó là việc lựa chọn công nghiệp, là hướng nhập khẩu thay thế xuất khẩu…Những hoạt động đó đều phụ thuộc vào ý đồ của cỏc nhà lónh đạo đất nước, được thể hiện rất rừ trong Chiến lược phỏt triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn. Theo thông tin mới nhất từ Bộ Lao Động – Thương Binh Xã Hội và Bộ Tài Chính, trong năm 2009, doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế sẽ được Nhà Nước cho vay để thanh toán tiền lương, đóng góp bảo hiểm xã hội và trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho người lao động ( theo quy định ). Các đối tượng được Chính Phủ hỗ trợ là những người lao động bị mất việc làm tại doanh nghiệp bỏ trốn năm 2009, không có người đại diện hợp pháp đứng sau giải quyết quyền lợi của người lao động và được UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan có chức năng sẽ xác định người lao động có trong danh sách trả lương của doanh nghiệp, xác định cụ thể tiền lương còn nợ sau đó sẽ trả cho người lao động.

    Năm 2007 có chương trình phối hợp giữa thành đoàn Hà Nội và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội ( SHB) thỏa thuận ký kết “Chương trình hỗ trợ thanh niên lập nghiệp giai đoạn 2007 – 2012”; năm 2009 với tháng thanh niên có chủ đề “Tuổi trẻ hành động vì môi trường – hỗ trợ thanh niên về nghề nghiệp và việc làm”, triển khai ở tình thành đoàn. - Hệ thống luật pháp và chính sách về lao động tiếp tục được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện theo hướng thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động, xóa bỏ dần các rào cản, tạo sự thông thoáng và linh hoạt trên cơ sở một hệ thống thông tin thị trường lao động hoàn thiện và đảm bảo tiếp cận tốt nhất cho người lao động. Là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện vào nền kinh tế thế giới, vấn đề việc làm sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, đặc biệt là việc làm cho lực lượng lao động trẻ bởi đây là đối tượng tiếp thu nhanh nhất cũng như bị ảnh hưởng nhiều nhất trước những điều kiện mới.

    - Thứ hai: Trong quá trình làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia ở Việt Nam và ở nước ngoài ), thông qua con đường đào tạo và học hỏi, Việt Nam có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có thể tiếp cận đến trình độ nguồn nhân lực cung của thế giới ( nhất là chuyên gia quản lý trong doanh nghiệp, kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề…). - Thứ tư: Trong khi mở cửa hội nhập, Việt Nam cũng tiếp cận cả những kinh nghiệm về xây dựng mạng lưới an sinh xã hội và hệ thống tiêu chuẩn lao động tiên tiến của thế giới, trước hết là mạng lưới bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội, hệ thống định mức và chuẩn tiên tiến về vệ sinh, an toàn lao động, điều kiện làm việc và chế độ nghỉ ngơi…. - Thứ tư, hình thành và phát triển lao động trong nước liên thông với thị trường lao động quốc tế, trong đó người lao động nước ngoài tham gia vào thị trường lao động trong nước ở Việt Nam ngày càng nhiều, cạnh tranh trên thị trường lao động sẽ gay gắt, người lao động Việt Nam nếu không đào tạo tốt về kiến thức chuyên môn, kỹ năng lao động, thái độ phong cách và ý thức kỷ luật lao động sẽ bị thua thiệt đối với thị trường lao động ngoài nước, Việt Nam không thể duy trì… việc xuất khẩu lao động chưa qua đào tạo.