Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 – 2010

MỤC LỤC

Trong điều kiện hội nhập ở Việt Nam

Đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho chúng ta nhiều thuận lợi như huy động các nguồn vốn từ bên ngoài vào; tiếp cận và chuyển giao những thành tựu khoa học và công nghệ đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, kỹ năng quản lý, tiếp thị tiên tiến; tạo sức ép cạnh tranh trong nước nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trong nước; mạng lưới thông tin và giao thông vận tải bao phủ toàn cầu giúp giao lưu thuận tiện hơn; mở ra nhiều cơ hội nâng cao trình độ lao động, tiếp cận thông tin qua đó phát triển vốn con người; đồng thời sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường thế giới, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu…. Tuy nhiên, trong tiếp nhận FDI cũng như trong hoạt động thương mại, không thể để cho một tập đoàn nước ngoài nào độc quyền kinh doanh trên đất nước ta, tạo điều kiện cho họ chí phối, thao túng nền kinh tế, làm cho nền kinh tế của ta lệ thuộc nhiều vào thị trường thế giới.

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988 - 6/2006

    Sau khi khủng hoảng kinh tế Châu Á qua đi, những năm sau đó tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đang dần hồi phục với số lượng dự án đăng ký hàng năm tăng lên nhưng số vốn đầu tư bình quân lại càng ngày càng giảm và vẫn còn kém so với trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra, cụ thể như năm 2002 là năm thu hút được nhiều dự án nhất với 802 dự án nhưng vốn đầu tư bình quân trên 1 dự án chỉ đạt 2,02 triệu USD, đạt thấp nhất so với các năm qua. Các dự án FDI đã đóng góp vai trò quan trọng đối với quốc gia, thể hiện vai trò không thể thiếu ở nhiều lĩnh vực quan trọng của đất nước như: dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp mới…Tuy nhiên, với những hiệu quả đạt được thì khu vực FDI cũng mang lại nhiều hậu quả đối với quốc gia như: ô nhiễm môi trường, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt…, các dự án FDI lấn áp thị phần đối với các doanh nghiệp trong nước, “chảy máu” chất xám sang khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

    Bảng 1-1: Tình hình đầu tư FDI được cấp phép ở Việt Nam từ năm 1988-6/2006
    Bảng 1-1: Tình hình đầu tư FDI được cấp phép ở Việt Nam từ năm 1988-6/2006

    NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

    Kinh nghiệm thu hút FDI của một số địa phương trong nước

    - Công tác quy hoạch định hướng kêu gọi đầu tư cũng được chuẩn bị kỹ, đề ra được mục tiêu, biện pháp thực hiện cụ thể bao gồm: đầu tư cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước, viễn thông…hạ tầng các khu dân cư tập trung đô thị gắn liền với quy hoạch các khu công nghiệp tập trung, các cụm quy hoạch công nghiệp, sẳn sàng đón nhận mời gọi các nhà đầu tư. Hoạt động FDI ở Hải Phòng những năm qua cũng bộc lộ một số tồn tại nhất định như: cơ cấu đầu tư theo ngành và đối tác còn bất hợp lý; chất lượng dự án chưa cao, một số dự án có trình độ công nghệ trung bình, thậm chí lạc hậu và theo hình thức gia công và lắp ráp là chính; số các doanh nghiệp kinh doanh có lãi không nhiều, vẫn còn một số dự án thua lỗ kéo dài; một số dự án có vấn đề tranh chấp về lao động, chưa quan tâm xử lý môi trường…(8), chính vì thế những năm qua tình hình thu hút FDI ở Hải Phòng chưa phát huy được hiệu quả.

    Bài học rút ra cho việc thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Nghiên cứu kinh nghiệm thành công và những hạn chế của các địa phương

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, vì thế mà các quốc gia kể cả các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển đều tìm nhiều biện pháp để thu hút đầu tư. Tỉnh Vĩnh Long cũng không nằm ngoài chiến lược là thu hút FDI cho phát triển kinh tế - xã hội, nhưng là tỉnh đi sau và yếu kém nên phải nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề liên quan đến FDI để đề xuất các giải pháp mang lại hiệu quả là việc làm cần thiết hơn bao giờ hết.

    THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

    GIỚI THIỆU VỀ TỈNH VĨNH LONG

      ♦ Vùng đất tỉnh Vĩnh Long nói riêng và ĐBSCL nói chung là vùng đất mới (so với các vùng đất khác) được tạo nên bởi phù sa từ sông Tiền và sông Hậu của sông mẹ MêKông, cho nên nền đất yếu, chi phí xử lý móng trong xây dựng nhà cao tầng, những cơ sở sản xuất có độ rung cao…rất lớn (có thể chiếm đến 50% trị giá công trình). Hàng hóa xuất khẩu ngày càng phong phú, đa dạng, khối lượng ngày càng tăng như: gạo, thủy sản đông lạnh, capsule, giày da, may mặc, dầu nhờn, gốm sứ, nấm rơm muối…Từ năm 2003 hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên đáng kể, đặc biệt năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt 160 triệu USD tăng 67,5% so với năm 2004, là những dấu hiệu khả quan cho sự tăng trưởng và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

      Bảng 2-2: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh
      Bảng 2-2: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh

      PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG THỜI GIAN QUA

        Qua bảng trên cho thấy việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Long có bước phát triển, năm 2000 chỉ chiếm 0,22% tỷ trọng nguồn vốn toàn xã hội, đến năm 2005 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên đáng kể, chiếm 2,24% tỷ trọng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Tuy nhiên, với số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long so với các tỉnh khác và của cả nước thì còn rất khiêm tốn chưa thật sự có vai trò đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, song bước đầu có ý nghĩa "khởi động" rất quan trọng, là động lực mời gọi các nhà đầu tư đến Vĩnh Long.

        42.686.641 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long

        Cơ cấu đầu tư theo ngành nghề, lĩnh vực

        Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long chỉ mới đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ với các ngành như: gốm, xi măng, giày da, thức ăn chăn nuôi, chế biến nông sản…Còn các ngành nghề khác có lợi thế của tỉnh như chế biến lương thực, thủy sản, nông nghiệp đều không có sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này cho thấy chính sách ưu đãi nông nghiệp của tỉnh chưa hấp dẫn, lôi cuốn các dự án FDI vào tỉnh hoạt động: đến hết tháng 12/2005 cả nước có 675 dự án đầu tư được cấp phép ở lĩnh vực nông lâm nghiệp; 114 dự án đầu tư được cấp phép ở lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, nhưng Vĩnh Long là tỉnh nông nghiệp lại chưa thu hút được dự án FDI nào vào các lĩnh vực nông nghiệp trên.

        Bảng 2-7: Các doanh nghiệp FDI theo ngành nghề,lĩnh vực trên địa bàn Vĩnh Long
        Bảng 2-7: Các doanh nghiệp FDI theo ngành nghề,lĩnh vực trên địa bàn Vĩnh Long

        Hình thức đầu tư

        BTO hay BT mà hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có dự án nào được thực hiện bằng các hình thức này. Được biết các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT thường được áp dụng đối với các dự án xây dựng đường giao thông, nên trong giai đoạn đến 2010 phấn đấu đưa Vĩnh Long lên thành thành phố loại 3 theo Nghị quyết của tỉnh thì các dự án đầu tư nước ngoài theo hình thức này rất cần thiết để thu hút, kêu gọi đầu tư.

        Cơ cấu đầu tư theo đối tác nước ngoài

        Tuy nhiên theo nhận xét chủ quan thì sẽ rất khó khăn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến từ các quốc gia này nếu môi trường đầu tư không thật sự có tính hấp dẫn, thuyết phục cao đối với họ.

        Tình hình thu hút FDI trong Khu công nghiệp và tuyến công nghiệp Vĩnh Long có 2 khu công nghiệp: KCN Hòa Phú, KCN Bình Minh và một

        Các dự án FDI nằm bên ngoài nhiều hơn trong các Khu, tuyến CN và chủ yếu là nằm dọc theo các huyện Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Thị xã Vĩnh Long với các ngành nghề đặc trưng của tỉnh như: gốm sứ, ximăng, chế biến nông sản, may mặc…Sau khi trao đổi với các doanh nghiệp cũng như cán bộ Ban quản lý các KCN thì được biết ngoài lý do mà các doanh nghiệp không muốn vào các KCN là do công tác qui hoạch ở KCN Bình Minh và tuyến công nghiệp Cổ Chiên còn chậm, ngoài ra còn các lý do khác, chẳng hạn như: Công ty Xi măng Việt - Hoa và Công ty thực phẩm Phú Qúi được xây dựng và đi vào hoạt động trước khi tỉnh qui hoạch và hình thành các KCN, hiện nay 2 DN này đang hoạt động có hiệu quả nên không muốn vào KCN vì sợ tốn kém chi phí di dời; Công ty TNHH Richtex Việt Nam thì muốn sử dụng nguồn lao động nông thôn; Công ty TNHH Rosa Planters VN và Công ty TNHH Quốc Thảo muốn gần nguồn nguyên liệu và thuận tiện đường bộ, đường thủy. Như vậy tỉnh cần phải có các biện pháp tích cực hơn để qui hoạch và hình thành các khu, tuyến công nghiệp hoàn chỉnh, nhất là KCN Bình Minh để thu hút các dự án FDI vào nơi đây nhằm tránh tình trạng quy hoạch "treo", dự án "treo", không tạo được hiệu quả kinh tế, ngược lại còn gây khó khăn cho địa phương và đời sống người dân.

        Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

        1-Các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn pháp định khoảng vài trăm ngàn USD cho đến 3 triệu USD, thậm chí có doanh nghiệp vốn pháp định khoảng 35.000 USD, chỉ có công ty liên doanh Tỷ Xuân là có vốn pháp định cao nhất 6 triệu USD, chính vì thế mà hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế. Trong khi đó Vĩnh Long là tỉnh nông nghiệp, có lợi thế về nông sản, thủy sản và trữ lượng đất sét để cung cấp cho ngành nghề gốm sứ, nhưng thực tế thì chưa có doanh nghiệp FDI nào đầu tư vào lĩnh vực chế biến lương thực, thủy sản hoặc đầu tư vào mặt hàng gốm với quy mô lớn.

        PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH VĨNH LONG

          Thực tế các dự án FDI đã tác động rất lớn trong việc nâng cao thu nhập cho người lao động, bởi vì hiện nay nhà nước Việt Nam ấn định hai hệ thống mức lương tối thiểu áp dụng cho khu vực đầu tư nước ngoài gọi là doanh nghiệp FDI và khu vực doanh nghiệp vốn nội địa 100%, với mức lương tối thiểu 870.000 đồng ở doanh nghiệp FDI và 450.000 đồng ở các doanh nghiệp trong nước thì hai hệ thống về mức lương tối thiểu cách biệt nhau tới gần hai lần, cho nên hầu như thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp FDI thường cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Minh và tuyến công nghiệp Cổ chiên; Tỉnh cũng đã quy hoạch KCN Mỹ Thuận thành khu thương mại dịch vụ và khu đô thị mới;hình thành các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các huyện, thị xã; nâng cấp cảng Vĩnh Long có năng lực trao đổi hàng hóa 200.000 tấn/năm và tàu tải trọng từ 2.000 đến 3.500 tấn cập bến dễ dàng và chuẩn bị đề án xây dựng cảng Bình Minh phục vụ tàu có tải trọng từ 7.000 tấn đến 10.000 tấn, cũng như kho bãi để phục vụ cho khu công nghiệp Bình Minh, là nơi được xem là tâm điểm đầu tư của khu vực ĐBSCL; mở rộng và nâng cấp các tuyến đường trong nội ô thị xã…nhằm phù hợp và đủ sức cạnh tranh với các địa phương khác trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

          Bảng 2-12: Tình hình phân bổ vốn trong ngành công nghiệp
          Bảng 2-12: Tình hình phân bổ vốn trong ngành công nghiệp

          PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

            Hiện nay Trung tâm vẫn chưa có các chương trình xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp FDI ở các thị trường nước ngoài mà công tác xúc tiến thương mại của tỉnh chủ yếu là tham gia các hội chợ thương mại trong nước hoặc xúc tiến thương mại bằng phương tiện truyền hình với những mặt hàng chủ lực của tỉnh như gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản…Tuy nhiên sản phẩm của các doanh nghiệp FDI thì đa phần là để xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài, chủ yếu là ở các nước Châu Âu. T4: Các địa phương đang ra sức sắp xếp bộ máy hành chính gọn, nhẹ, cải cách hành chính theo hướng “một cửa tại chỗ” đang là vấn đề đặt ra đối với tỉnh Vĩnh Long Thực tế cho thấy các địa phương thu hút nhiều dự án FDI đều là những địa phương thực hiện rất tốt công tác cải cách hành chánh, chẳng hạn như TPHCM, Bình Dương…, bởi vì tâm lý các nhà đầu tư nước ngoài họ thích đầu tư nơi mà mọi chính sách đều trong sạch, minh bạch, thủ tục hành chánh đơn giản không qua nhiều cấp quản lý.

            Bảng 2.16: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
            Bảng 2.16: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

            GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

            CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

              Do vậy nếu giải pháp này được thực hiện tốt thì đội ngũ cán bộ công chức đều có trình độ năng lực chuyên môn, có khả năng làm việc trực tiếp với người nước ngoài, từ đó công việc giải quyết nhanh gọn, khoa học và đạt hiệu quả cao, làm cho các nhà đầu tư cảm thấy an tâm hơn khi đầu tư dự án bởi vì họ nghĩ rằng bên cạnh họ còn có đội ngũ cán bộ công chức có năng lực, có trình độ luôn hết lòng sát cánh cùng họ trong hoạt động kinh doanh, điều này tạo được ấn tượng tốt cho các nhà đầu tư để họ giới thiệu, lôi kéo các nhà đầu tư khác. Mà nhu cầu về vốn chủ yếu là vốn vay ngân hàng, điều này sẽ mở ra một nhu cầu vốn lớn mà các ngân hàng cần đáp ứng, cho nên các ngân hàng thương mại ở Vĩnh Long cần củng cố lại hoạt động kinh doanh theo hướng hiện đại hơn; áp dụng các công nghệ tin học tiên tiến để thực hiện các dịch vụ gia tăng phục vụ khách hàng như: Home banking, Internet banking…mở rộng dịch vụ thanh toán thẻ, máy rút tiền tự động ATM để phát huy lợi thế cạnh tranh của mình.