MỤC LỤC
Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với các doanh nghịêp có trình độ và quy mô sản xuất lớn, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hoá truyền thống đã từng có mặt trên thị trường thế giới, được phép xuất khẩu trực tiếp. Và hơn thế nữa là bảo vệ tốt hơn những tài sản vô hình: nhãn hiệu hàng hoá , công nghệ, bản quyền, bằng sáng chế,.
Từ đó, công ty có khả năng kiểm soát đượ những thị trường này, tập trung những nỗ lực cho các sản phẩm xuất khẩu.
Chính sách sản phẩm bao gồm hai chiến lược chủ yếu có liên quan với nhau : Chiến lược lên kế hoạch phát triển sản phẩm và Chiến lược sản phẩm. Đối với marketing xuất khẩu, chiến lược sản phẩm trở thành vấn đề liên quan đến sự thích ứng hay sự tiêu chuẩn hóa sản phẩm (sự toàn cầu hóa).
Sản phẩm là tất cả những sự thỏa mãn về vật chất hay tinh thần mà người mua (hay người sử dụng) có được khi mua và/hoặc sử dụng sản phẩm. * Thay đổi các sản phẩm hiện có : Thông thường khi một sản phẩm có vấn đề nghĩa là hoặc thị trường đã bảo hoà hoặc đang ở giai đoạn suy tàn của vòng đời sản phẩm thì người ta có thể kéo dài chu kỳ sản phẩm bằng cách tạo ra các thay đổi trong sản phẩm hiện có.
Những công dụng mới của sản phẩm có thể phát sinh trong quá trình nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu tiêu dùng hay một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên phải cân nhắc vì một sản phẩm hiện tại có thể không phát huy hết công dụng nhưng lại rất có ý nghĩa trong tửụng lai.
Các yếu tố cơ bản tác động việc thị trường sẽ định giá một sản phẩm ở thị trường nước ngoài như thế nào bao gồm : con người, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế, tất cả yếu tố liên quan đến sự chấp nhận và sử dụng một sản phẩm. * Chính sách chung của công ty : các chính sách về vấn đề tài chánh, sản xuất, cơ cấu tổ chức, các hoạt động marketing như lập kế hoạch và cải tiến sản phẩm, sự hòa hợp của sản phẩm, các kênh tiếp thị, khuyến mãi, quảng cáo, bán hàng.
Xúc tiến marketing xuất khẩu là người xuất khẩu gửi thông điệp vào thị trường mục tiêu để thông tin cho khách hàng tương lai biết về sản phẩm, thuyết phục họ mua sản phẩm, tăng thái độ tích cực, tạo ra những thay đổi trong cách nghĩ, hành vi của họ mà điều đó có lợi cho nhà xuất khẩu. * Hoạt động quảng bá : Là bất kỳ hình thức thông tin quan trọng hoặc bài bình luận không phải trả tiền nào về công ty, hoạt động, nhân sự, sản phẩm của nó, là một thành phần chủ yếu của hoạt động quan hệ công chúng của công ty.
* Về vận tải: hầu hết các tàu vận chuyển được đóng vào những năm 1970 có tuổi thọ trên 25 năm, có trọng tải từ 10.000-18.000 tấn nhưng số lượng tàu này đến nay giảm, thay vào đó các tàu đóng sau này đều có trọng tải lớn bình quân 25.000 tấn, lớn nhất 37.000 tấn khiến cho các nhà mua gạo phải vận chuyển gạo có trọng tải lớn hơn, nên làm gia tăng rủi ro cho nhà thương mại vì thời gian xếp hàng và thời gian quá cảnh gia tăng, không thích hợp đối với những lô hàng buôn bán trôi nổi. Từ việc đưa ra khái niệm cơ bản về thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn lựa phương thức thâm nhập thị trường thế giới cũng như các phương thức để thâm nhập, và các lý luận cơ bản trong quyết định về sản phẩm , định giỏ, xỳc tiến tiếp thị xuất khẩu, chương 1 giới thiệu cho người đọc hiểu rừ cỏc con đường để xuất khẩu được hàng hoá ra nước ngoài có hiệu quả.
Công ty hiện nay được quyền đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước theo quy định của Chính phủ và vay vốn tại các ngân hàng Việt Nam và nước ngoài để xuất nhập khẩu trực tiếp hay xuất uỷ thác sang thị trường nước ngoài các loại hàng hoá, dịch vụ theo quy định của Nhà nước và luật pháp quốc teá. Công ty quan hệ mua bán với các nước : Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Hà Lan, Singapore, HongKong, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Nga, Tiệp Khắc, Ukraina, Hungary, Tân Tây Lan, Đài Loan, Cambodia, Nam Tư, Châu Phi, Dubai….
Hai năm 2001 – 2002, theo chủ trương nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của Nhà nước, Công ty đã cố gắng thay thế dần nguyên phụ liệu, hương liệu nhập khẩu bằng những mặt hàng sản xuất trong nước có chất lượng tương đương, tập trung nhập lúa mì về gia công xay xát thay vì nhập bột mì; cho nên kim ngạch nhập khẩu giảm chỉ còn một nửa so với những năm trước. Nhìn chung, hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty thì chủ yếu từ hoạt động xuất khẩu mang lại vì Công ty trực tiếp nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư phục vụ quá trình sản xuất chế biến lương thực – thực phẩm tại các đơn vị trực thuộc, không khải nhập qua khâu trung gian nên hạ được giá thành, nâng cao lợi nhuận của các xí nghiệp và mang lại hiệu quả cho toàn ngành.
Mehico và Cu Ba với kim ngạch đạt trên dưới 2.5 triệu USD, đặc biệt là khách hàng Châu Phi bạn hàng truyền thống và lâu dài đạt kim ngạch cao nhất là 18.480.454 USD .Nguyên nhân chính là nhu cầu nhập khẩu gạo của một số nước nmhư Indonesia một quốc gia Châu Á rơi vào khủng hoảng chính trị, mất mùa và lâu nay vẫn là một khách hàng quen thuộc của Công ty, Mehico một khách hàng thường xuyên cũng có nhu cầu về gạo, đặc biệt là Châu Phi một thị trường truyền thống dồi dào và đầy tiềm năng thời gian này có nhu cầu nhập khẩu gạo rất lớn chiếm tỷ trọng là 58.24%. Để tạo điều kiện mở rộng thị trường và chọn ra một phương thức thâm nhập tốt nhất cho từng thị trường, Công ty đã tổ chức các cuộc khảo sát thị trường tại các nước Campuchia, Lào, Myama, Trung Cận Đông (các tiểu vương quớc Ả Rập UAE, Ai Cập, Iran, Kuweit), Liên bang Nga, Brasl.
+ Tổng công suất xay xát gạo toàn Công ty trên 200.000 tấn/năm trên thiết bị hiện đại của Nhật Bản và có xí nghiệp của Công ty tại Thốt nốt – Cần Thơ tổ chức thu mua, xay xát lúa gạo, hệ thống kho chứa rộng lớn bảo đảm điều kiện dự trữ lúa gạo phục vụ cho xuất khẩu. + Vốn luôn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh và Công ty luôn thiếu vốn để kinh doanh – vấn đềâ này sẽ bất lợi một khi hàng hóa bị hút, giá cả biến động, mà Công ty không có điều kiện để dự trữ hàng hóa, dẫn đến nhiều cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ.
+ Dựa trên cơ sở nghiên cứu nắm bắt các thông tin về nhu cầu gạo tại các thị trường sẵn có của Công ty trong khu vực Asean như : Campuchia, Indonesia, Malaisia,. Singapore, Philipine, các thị trường tiềm năng như Châu Phi, Brazin, Cuba, và thị trường một số nước khác như Dubai, đặc biệt là khu vực Viễn Đông như Nga, Uraina.
Trong những năm qua, Công ty đã có mối quan hệ với thị trường này rất gắn bó và mặt khác là do nước ta đã gia nhập vào ASEAN, hơn thế nữa lợi thế về một nước nông nghiệp đứng thứ nhì thế giới về xuất khẩu gạo, do đó đây là những lợi điểm giúp cho Công ty thâm nhập vào thị trường này dễ dàng hơn. Công ty đã tận dụng những lợi thế có được mong muốn khai thác những tiềm năng của thị trường này qua các cuộc khảo sát đã cho thấy: sản phẩm gạo được ưa chuộng và nhu cầu ngày càng cao ở các thị trường Singapore, Indonesia, Hongkong, Hàn quốc, Bắc Triều tiên, Lào, Campuchia, Thái Lan.
+ Vận dụng tốt phương thức hàng đổi hàng (barter) để đẩy mạnh việc buôn bán hai chiều thông qua bán gạo, đồng thời nhập hàng hóa của đối tác để đẩy mạnh việc xuất khẩu và tăng kim ngạch xuất khẩu vì hiện nay một số đơn vị trực thuộc được bổ sung chức năng và có điều kiện thuận lợi về mặt bằng phù hợp cho việc kinh doanh lương thực và vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ saâu,v.v..). Tổ chức các bộ phận Marketing ở các đơn vị có thể xây dựng theo địa lý nhằm cho phép người bán hàng tại một khu vực hiểu và biết được khách hàng của mình, làm việc với thời gian và chi phí lưu thông tối thiếu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo được thống nhất và phối hợp các hoạt động nhịp nhàng và phù hợp hơn với các đơn vị có sản phẩm đặc thù cho từng khu vực thị trường.
Qua đề tài “Mở rộng phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Công ty Lương thực TP.HCM”, trên tinh thần đóng góp phát huy sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, thâm nhập thị trường và để nâng cao vị trí cạnh tranh, đảm bảo giữ vững thị trường trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế chịu tác động mạnh mẽ của áp lực thị trường có dung lượng lớn nhưng đòi hỏi ngày càng khắt khe nên nhiệm vụ quan trọng và cấp bách là các sản phẩm của Công ty cần phải đạt chất lượng cao đặc biệt là gạo để có sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của thị trường. + Từ trước đến nay, do Công ty buôn bán luôn giữ chữ tín với các bạn hàng và cùng với sự nỗ lực trong tìm kiếm, nghiên cứu thị trường mới thông qua các thông tin, các chuyến quan sát thực tế, thực hiện phương châm “ Thị trường xuất khẩu quyết định sản xuất trong nước”, … Đó là những ưu điểm xin kiến nghị Công ty nên duy trình và tiếp tục phát huy, vì những ưu điểm đó sẽ giúp cho Công ty có thêm nhiều khách hàng mới trên thế giới đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế không chỉ cho chính bản thân Công ty mà còn cho đất nước.