MỤC LỤC
Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học chính là cách triển khai thực hiện các nội dung trên trong thực tiễn cụ thể mà chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý để thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành mục tiêu của hoạt động nghiên cứu khoa học trong những hoàn cảnh điều kiện cụ thể. - Theo PGS.TS Lưu Xuân Mới: “Nghiờn cứu khoa học là quá trình nhận thức nguyên lý khoa học một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm kiếm, chỉ ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến hoặc chưa biết đầy đủ, tức là tạo ra sản phẩm mới về nhận thức hoặc phương pháp (16, tr25).
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, có hai mâu thuẫn đã và đang tồn tại: mâu thuẫn giữa khối lượng thông tin khoa ngày càng tăng và khả năng tiếp thu các thông tin đó của cán bộ khoa học chuyên môn, mâu thuẫn giữa nhu cầu thông tin ngày càng lớn, đa dạng và khả năng nhận được những thông tin có nội dung phù hợp với yêu cầu nghiên cứu. Việc cung cấp nguồn tin cũng như giúp đỡ các đối tượng nghiên cứu khoa học cập nhật được thông tin là trách nhiệm và cũng là khó khăn của nhà quản lý vì hơn ai hết chính những nhà quản lý phải là những người có hiểu biết tốt về nguồn thông tin khoa học cũng như kỹ năng xử lý thông tin đó.
Do vậy, chất lượng và hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên không chỉ được biểu hiện ở những khám phá mới, những sự tìm tòi, phát hiện được những chân lý mới, tri thức mới, những sự vận dụng sáng tạo tri thức lý luận vào thực tiễn giáo dục mà còn được biểu hiện ở nhận thức, thái độ và mức độ hình thành các kỹ năng NCKH của sinh viên. Bởi vì trong quá trình nghiên cứu, trình bày quan điểm khoa học của mình, sinh viên phải vận dụng vốn tri thức đã tiếp thu trong quá trình học tập, kinh nghiệm và thực tế, kinh nghiệm của thầy (cụ) giáo, bạn bè truyền cho, cùng với các kĩ năng, phương pháp NCKH , phương pháp đọc sách, kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học, cách xử lí số liệu để tìm ra cách thức giải quyết vấn đề nghiên cứu và cuối cùng rút ra được những kết luận khoa học. Đó cũng chính là tác dụng của NCKH mà giáo sư Kazcaxki đã khẳng định" Chỉ có tri thức chúng ta tìm kiếm một cách tích cực và lĩnh hội một cách tự lực mới có thể làm giàu trí nhớ, mở rộng trí tuệ và cho ta năng lực hành động và tri thức càng tiếp thu một cách độc lập thì càng bắt rễ sâu vào kí ức và trí tuệ người học, càng trở thành động cơ sống động của tư duy và hành động ".
NCKH vừa có tác dụng toàn diện nhân cách người nghiên cứu, đem lại sự trưởng thành vững vàng trong chuyên môn, giỏi về năng lực thực hành, tăng cường đạo đức, tác phong của người cán bộ khoa học góp phần thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ của các trường Cao đẳng vừa góp phần giải quyết những mâu thuẫn, những bức xúc nảy sinh trong thực tiễn giáo dục hiện nay.
Nhà trường đã và đang đào tạo lớp lớp những thế hệ thầy giáo, cô giáo, góp phần quan trọng cùng giáo dục cả nước thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đào tạo, bồi dưỡng và liên thông đa ngành đa hệ với nhiều trình độ khác nhau (Đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề …) nhằm phát triển đa dạng nguồn nhân lực cho Tỉnh Sơn La và các Tỉnh phía Bắc nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào. Phòng Tổ chức cán bộ, phòng Đào tạo, phòng Công tác học sinh, sinh viên, phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng, phòng Tổng hợp - hành chính, phòng Tài chính - kế toán, phòng Thiết bị - công nghệ, phòng Quản lý khoa học - Quan hệ quốc tế, phòng Thanh tra - Pháp chế, phòng Quản trị - Đời sống.
Các khoa trực thuộc gồm: Khoa sư phạm - Tự nhiên, khoa sư phạm Xã hội, khoa sư phạm Nghệ thuật, khoa Giáo dục thể chất, khoa Tiểu học - Mầm non, khoa Văn hoá - Du lịch, khoa Nông lâm , khoa Kinh tế, khoa Kĩ thuật - Công nghệ, khoa Ngoại ngữ, kho Lý luận Chính trị, khoa Dự bị.
Phòng Quản lý khoa học - Quan hệ quốc tế (QLKH - QHQT) là đơn vị trực tiếp phụ trách hoạt động NCKH của nhà trường (Nhưng phòng QLKH - QHQT cũng mới được thành lập vào tháng 8 năm 2009). Hội đồng NCKH của nhà trường được thành lập gồm có hiệu trưởng làm chủ tịch, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn làm phó chủ tịch, trưởng phòng QLKH - QHQT làm thư ký hội đồng, các uỷ viên, trưởng phòng, ban, khoa, tổ nhà trường. Mỗi giáo viên muốn trở thành chủ thể đích thực của hoạt động NCKH cần nhận thức được vai trò, ý nghĩa của hoạt động trong cuộc sống trong công tác, đồng thời có thái độ đúng đắn khi tham gia NCKH.
Việc đánh giá đúng giá trị của sản phẩm cùng với sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để GV hướng dẫn sinh viờn tham gia hoạt động NCKH, tự giỏc, tớch cực, gúp phần nừng cỏo kết quả học tập của sinh viên cũng như chất lượng giáo dục của Tỉnh.
Trường Cao đẳng Sơn La tuân thủ theo các quy định của Nhà nước, Bộ GD - ĐT, cụ thể hoá nhiệm vụ NCKH bằng văn bản hướng dẫn công tác hoạt động NCKH và tổ chức hoạt động theo quy định học tập và rèn luyện của các sinh viên năm thứ 3. Đối với Trường CĐ Sơn La, SV TTSP làm bài tập NCKH chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu tâm lý học sinh trong học tập và hoạt động khác để thấy được mức độ học tập và hứng thú học tập cũng như vui chơi của học sinh ở lứa tuổi HS THCS. Với xu thế phát triển của thời đại, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão với sự bùng nổ của thông tin về mọi lĩnh vực KH, hoạt động NCKH cần được tiến hành thường xuyên, phổ biến, đặc biệt của người NCKH với các mức độ thấp đến mức độ ngày càng cao hơn, khó hơn, phức tạp hơn.
Để đảm bảo cho việc hoàn thành bài tập NCKH, sinh viên cần cố gắng nhiều trong quá trình thực hiện, để việc đánh giá bài tập NCKH của sinh viên, giảng viên dựa vào tiờu trớ trờn và cùng đánh giá với kết quả thực tập sư phạm năm thứ 3.
Thực tiễn chúng ta thấy ngay mỗi giáo án, mỗi học trình, mỗi học phần mà người giáo viên chuẩn bị để giảng dạy cho sinh viên cũng là một công trình khoa học, chỉ có điều công trình khoa học này sắp xếp theo một niêm luật chặt chẽ, giải quyết trọn vẹn một đơn vị kiến thức phù hợp với đối tượng và yếu tố sư phạm cao. Nhiệm vụ của sinh viên trong nhà trường cao đẳng là phải học tập rèn luyện tu dưỡng phấn đấu trở thành người lao động tốt, những cán bộ, chiến sỹ, công nhân, viên chức, sinh viên góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường cao đẳng mỗi sinh viên phải biết quán triệt sâu sắc quan điểm giáo dục của Đảng về công tác đào tạo cán bộ phải thấu suốt mục tiêu đào tạo của trường mình được học như vậy mới xây dựng được cho mình cách thức tham gia HĐNCKH một cách đầy đủ và hợp lý.
Để đánh giá đúng thực trạng của bài tập nghiên cứu khoa học trong một số năm gần đây để thấy một số khó khăn, thuận lợi của giảng viên và sinh viên khi tham gia vào biện pháp tốt hơn, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đông nghiên cứu khoa học.
Nếu mỗi sinh viên đều có tình yêu nghề nghiệp nồng cháy và có ý thức trở thành nhà khoa học ngay từ những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường cao đẳng thỡ dự sớm hay muộn cũng sẽ có những đóng góp xứng đáng vào NCKH nói chung, khoa học chuyên ngành nói riêng. Việc tổ chức và quản lý hoạt động NCKH ở trường cao đẳng gần như buông lỏng cho các trường tự sắp xếp nhưng với truyền thống và sự nhận thức đúng đắn của Ban giám hiệu nên trường vẫn có quy định riêng nhằm khuyến khích tạo cho sinh viên có cơ hội để tập dượt các kỹ năng NCKH. Đây là một tiêu chí để đánh giá chất lượng NCKH cho sinh viên khi khảo sát chất lượng bài tập NCKH chúng tôi đã thu được ý kiến đánh giá của cỏn bụ quản lý, giảng viên và sinh viên về mức độ thực hiện kỹ năng NCKH thông qua bài tập NCKH mà sinh viên đã thực hiện.
Các kỹ năng được sinh viên thực hiện mức độ tốt là kỹ năng được tập dượt nhiều trong học tập, trong đó những kỹ năng lựa chọn vận dụng phương pháp nghiên cứu , kỹ năng thu thập và xử lý số liệu đòi hỏi sinh viên phải tập dượt thông qua việc thực hiện tổ chức bài tập NCKH theo trình tự đã. Chất lượng của bài tập NCKH phụ thuộc rất nhiều vào bản thân sinh viên nhưng mặt khác cũng phụ thuộc vào giảng viên hướng dẫn, cách tổ chức, quản lý của nhà trường và cả về vấn đề cơ chế quản lý của Nhà nước, như quy định của BGD&ĐT về công tác NCKH của sinh viên trong nhà trường CĐ. Để biết được yếu khách quan đánh giá về hoạt động NCKH của sinh viên, chúng tôi lấy ý kiến đánh giá của cả giảng viên, sinh viên về những yếu tố ảnh hưởng từ phía nhà trường, các khoa, tổ chuyên môn để tìm hiểu xem yếu tố nào gây trở ngại nhất đến hoạt động NCKH của sinh viên.