Công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh Cà Mau giai đoạn 2009-2013

MỤC LỤC

Một số khái niệm liên quan 1. Khái niệm quản lý

Nội dung quản lý giáo dục bao gồm một số vấn đề cơ bản như xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục; ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, về tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất thiết bị trường học, tổ chức bộ máy quản lý giáo dục, tổ chức chỉ đạo việc đào tạo bồi dưỡng CBQL, GV; huy động, quản lý sử dụng các nguồn lực phục vụ phát triển sự nghiệp giáo dục. Mặt khác, chính công tác quản lý nguồn nhân lực được thực thi cùng với những chế độ chăm sóc thể chất lẫn tinh thần cho thành viên trong tổ chức giáo dục cũng như những chế độ đầu tư thích đáng cho tương lai (đặt biệt về mặt đào tạo- huấn luyện cho đội ngũ giáo dục) sẽ tạo ra những người tâm huyết trong giáo dục, tạo động lực vượt qua tất cả những thách thức khi họ quyết tâm, trí tuệ và biết cống hiến hết mình cho công việc, cho sự nghiệp giáo dục.

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ khái niệm quản lý [20]
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ khái niệm quản lý [20]

Công tác phát triển đội ngũ GVTHP tỉnh Cà Mau 1. Khái niệm phát triển

Điều lệ trường trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ở chương IV, điều 30 có nêu: “giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường gồm: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó bí thư hoặc trợ lý thanh niên, cố vấn Đoàn) đối với trường trung học có cấp THPT, giáo viên làm tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp THCS)”.[6]. Công tác phát triển đội ngũ GVTHPT là những tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý tới đội ngũ GV các trường THPT nhằm làm cho đội ngũ này tiến triển theo chiều hướng tăng lên, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, thực hiện chuẩn hóa và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tạo điều kiện phát huy năng lực, vai trò, trách nhiệm của họ trong việc đảm bảo chất lượng GD&ĐT, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương và của đất nước.

Các quan điểm chỉ đạo công tác phát triển đội ngũ GVTHPT

Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”, ở mục tiêu tổng quát nêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.[12]. Vận dụng các quan điểm nêu trên, quản lý công tác phát triển đội ngũ GV nói chung, GVTHPT tỉnh Cà Mau nói riêng là nhiệm vụ rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực thích ứng với quy hoạch, chiến lược phát triển KT-XH địa phương, góp phần bổ sung nguồn nhân lực đạt chất lượng, đảm bảo hiệu quả đào tạo và sử dụng.

Các nguyên tắc phát triển đội ngũ GVTHPT tỉnh Cà Mau

Cũng tại đề án nêu trên, một trong các giải pháp quan trọng được đề cập là đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng GV mầm non, phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; cụ thể là việc “Xây dựng chuẩn GV các cấp, bậc học; xây dựng, hoàn thiện nội dung, quy trình, phương thức bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng nâng chuẩn cho các nhà giáo. Do vậy, để đảm bảo tính thực tiễn trong công tác phát triển đội ngũ GV, cần chú trọng đến công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch từ cơ sở phù hợp với điều kiện đặc điểm ở mỗi địa bàn và qua đó các biện pháp đề ra sẽ sát hợp và mang lại hiệu quả thiết thực hơn.

Dự báo giáo dục và các phương pháp dự báo giáo dục [37]

- Thiết lập mối quan hệ giữa sự phát triển của đối tượng dự báo theo thời gian (các kết quả quan sát đối tượng dự báo được sắp xếp trình tự theo các thời gian tương ứng và để phản ánh đúng xu hướng khách quan đòi hỏi thời gian phải là đại lượng đồng nhất, ví dụ trong giáo dục là 1 năm, 5 năm, 10 năm,..). Để dự báo quy mô phát triển giáo dục có thể sử dụng đồng thời nhiều phương pháp khác nhau.Trong luận văn này, dự báo quy mô phát triển HS và GV, phương pháp phổ biến được lựa chọn là phương pháp sơ đồ luồng, phương pháp dự báo theo định mức và dự báo theo định hướng phát triển giáo dục của tỉnh.

Sơ đồ 1.4: Đồ thị mô tả quá trình dự báo giáo dục
Sơ đồ 1.4: Đồ thị mô tả quá trình dự báo giáo dục

CBQL 4

Công tác luân chuyển CBQL và GV được tiến hành đồng thời với việc thực hiện chế độ đãi ngộ, thu hút lực lượng GV mới (theo Quyết định số 22/2006/QĐ-UBND ngày 11/5/2006 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ kinh phí đào tạo bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực tỉnh Cà Mau- phụ lục 9), khắc phục dần tình trạng thiếu GVTHPT trầm trọng qua nhiều năm, nhất là ở các trường huyện vùng sâu, vùng xa. Đánh giá về những tồn tại trong công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục nói chung, đội ngũ GVTHPT nói riêng, đề án “xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục tỉnh Cà Mau giai đoạn 2005-2010” đã chỉ ra một trong các nguyên nhân chủ yếu có tính khái quát, đó là: trình độ quản lý của ngành giáo dục chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển của đội ngũ, chậm đề ra các định hướng mang tính chiến lược và giải pháp.

CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THPT TỈNH CÀ MAU

Dự báo tình hình phát triển đội ngũ GVTHPT tỉnh Cà Mau

Thực tế số lượng HS THPT/lớp của từng trường THPT và bình quân trong toàn tỉnh hiện nay cho thấy: hầu hết các trường THPT ở địa bàn thành phố (trừ các trường chuyên biệt) và ở trung tâm huyện có số lượng HS/lớp cao hơn các trường THPT đặt tại các điểm xã, nhất là các xã vùng sâu. Căn cứ định mức HS/lớp theo quy định của Bộ GD&ĐT (mỗi lớp không quá 45 HS) và tình hình thực tế phân bố trường lớp khá phân tán với nhiều điểm vùng sâu, vùng xa HS đang giảm mạnh thì bình quân HS THPT/lớp dự báo trong ba năm tới phải thấp hơn hiện nay (42 HS/lớp) và từ năm 2011 đến 2013 lại tiếp tục thấp hơn (40 HS/lớp).

Bảng 3.2: Dự báo tình hình phát triển HS THPT tỉnh Cà Mau   giai đoạn 2009-2013 (phương án 1)
Bảng 3.2: Dự báo tình hình phát triển HS THPT tỉnh Cà Mau giai đoạn 2009-2013 (phương án 1)

Các biện pháp phát triển đội ngũ GV THPT Tỉnh Cà Mau giai đoạn 2009 - 2013

    Chăm lo đời sống vật chất tinh thần và tạo môi trường công tác thuận lợi cho đội ngũ GV trước hết là giải quyết đúng, đủ và kịp thời các chế độ chính sách; tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, chỗ ở trong công tác,đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà công vụ, quan tâm nâng cao thu nhập cho GV; chú trọng công tác bồi dưỡng phát huy năng lực sáng tạo, thực hiện công bằng, dân chủ, khách quan trong bố trí, phân công, đề bạt. Vì thế, đổi mới công tác thi đua khen thưởng, một hoạt động không thể thiếu trong nhà trường, các cấp quản lý giáo dục cần có sự chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ hơn với các quy chuẩn cụ thể, đặc biệt chú trọng công tác nhân rộng điển hình trong phong trào đồng thời tranh thủ tham mưu vận dụng các nguồn kinh phí, nguồn tài trợ, xét thưởng bổ sung đảm bảo tập thể, cá nhân được quyết định khen thưởng vừa được động viên tinh thần vừa được khuyến khích vật chất tương xứng.

    Bảng 3.13. Lộ trình tuyển dụng GV THPT tỉnh Cà mau      giai đoạn 2009 - 2013
    Bảng 3.13. Lộ trình tuyển dụng GV THPT tỉnh Cà mau giai đoạn 2009 - 2013

    Mối quan hệ và tính cần thiết của các biện pháp 1. Mối quan hệ giữa các biện pháp

    Mặt khác, duy trì chế độ ưu đãi trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng hưởng chính sách thu hút đến nhận công tác ở vùng sâu vùng xa cũng nhằm thực hiện sự công bằng trong việc đãi ngộ và tạo điều kiện để việc luân chuyển, cân đối chất lượng đội ngũ giữa các trường THPT trong tỉnh ngày càng thuận lợi. Tuy nhiên, để phát huy tác dụng của những biện pháp này đội ngũ CBQL giáo dục phải tạo điều kiện phát huy vai trò cực kỳ quan trọng của bản thân mỗi GV bởi vì “mọi chính sách, biện pháp dù có tốt đến mấy cũng trở thành hình thức nếu bản thân đội ngũ GV và mỗi GV không ý thức đầy đủ trách nhiệm khó khăn và cao cả của mình để tự đổi mới, tự vươn lên” [39].

    Sơ đồ 3.1: Phát triển đội ngũ GV THPT tỉnh Cà Mau
    Sơ đồ 3.1: Phát triển đội ngũ GV THPT tỉnh Cà Mau

    Giáo viên trường trung học phổ thông

    4 Tôn trọng, không phân biệt đối xử, không trù dập học sinh 5 Thân mật, gần gũi với học sinh 6 Tinh thần trách nhiệm cao trong. Thầy (cô) đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp sau đây nhằm phát triển đội ngũ giáo viên tỉnh nhà (khoanh tròn vào 1 trong 4 số bên phải thể hiện mức độ: 4 là rất cần thiết, 3 là cần thiết, 2 là ít cần thiết, 1 là không cần thiết).

    Cán bộ quản lý trường trung học phổ thông

    Thầy (cô) đã thực hiện những thao tác cụ thể nào sau đây để xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trường mình. - Dự đoán tình hình giáo viên chuyển ngành hoặc bỏ nghề - Dự đoán tình hình học sinh trong tương lai theo số liệu dân số - Dự đoán tình hình giờ dạy theo trung bình giờ chuẩn.