Ứng dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần Công dân với đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10

MỤC LỤC

Qui trình và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần “Công dân với đạo đức”, chương trình môn Giáo dục công dân lớp 10, ở

NỘI DUNG Chương 1

    Trong cuốn “Dạy học nêu vấn đề”, I.Ia.Leenes cho rằng, dạy học nêu vấn đề là một quá trình học tập mà “HS giải quyết một cách sáng tạo các vấn đề và các bài toán có vấn đề trong một hệ thống nhất định, thì diễn ra sự lĩnh hội sáng tạo các tri thức và kỹ năng, nắm vững những kinh nghiệm và hoạt động sáng tạo mà xã hội tích lũy được, hình thành nhân cách có tính tích cực của công dân”. Nhà giáo dục học Ba Lan V.OKon cho rằng “Dạy học nêu vấn đề là toàn bộ các hoạt động như tính chất tình huống có vấn đề, diễn đạt các vấn đề, chú ý giúp đỡ cho HS những vấn đề cần thiết để giải quyết vấn đề, kiểm tra cách giải quyết đó và cuối cùng là quá trình hệ thống hóa và củng cố các kiến thức tiếp thu được” [27; 103]. Tình huống có vấn đề là tình huống mà trong quan hệ với chủ thể hành động, nảy sinh mâu thuẫn giữa một bên chủ thể có nhu cầu giải quyết tình huống đó với một bên những tri thức, kỹ năng và phương pháp hiện có của chủ thể chưa đủ để giải quyết, phải khám phá để tạo ra cho mình có hiểu biết về nó và hiểu cách giải quyết tình huống đó.

    Đề xuất vấn đề là việc GV đưa ra một vấn đề hay một hệ thống vấn đề làm sao cho HS nhận thấy đó là vấn đề học tập cần thiết và làm xuất hiện tình huống có vấn đề, HS cảm thấy cần phải tìm câu trả lời và tìm cách giải quyết vấn đề đó (cùng một vấn đề hay một hệ thống vấn đề nhưng mỗi GV có những cách đề xuất khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau). Khi hình thành giả thuyết tùy theo đối tượng HS, GV có thể sử dụng các phương pháp như : GV phân tích cơ sở khoa học và đề xuất những ý tưởng trong giả thuyết, từ đó GV và HS cùng xây dựng giả thuyết bằng phương pháp đàm thoại gợi mở, HS độc lập tìm ra giả thuyết, đó là kết quả tư duy sáng tạo của chủ thể. Khi thực hiện bài giảng bằng PPDH nờu vấn đề thỡ vấn đề cốt lừi là việc xây dựng tình huống có vấn đề, để tình huống có vấn đề đó thâm nhập vào người học, trở thành động lực thôi thúc HS giải quyết vấn đề thì phải vận dụng phương pháp thuyết trình để dẫn dắt HS vào tình huống có vấn đề, hay những vấn đề khó HS không thể tự giải quyết được, những vấn đề có sự kết luận, mở rộng.

    Môn GDCD là môn học có vị trí rất quan trọng trong Trường THPT cùng với các môn khoa học khác góp phần đào tạo HS thành những người lao động vừa có tri thức khoa học, vừa có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, có phẩm chất chính trị tư tưởng, có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Không những trang bị kiến thức phổ thông, cơ bản phù hợp với lứa tổi HS về thế giới khoa học và nhân sinh quan về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống mà còn hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin, những hành vi và thói quen phù hợp với những giá trị đã học; giúp HS có sự thống nhất cao giữa ý thức và hành vi. Vị trí của môn GDCD ở Trường phổ thông đã được xác định trong Chỉ thị số 30/1998/CT- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 20 tháng 5 năm 1998 “Môn GDCD ở Trường THPT có vị trí hàng đầu trong việc định hướng phát triển nhân cách của HS thông qua việc cung cấp hệ thống tri thức cơ bản về giá trị đạo đức - nhân văn, đường lối chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và pháp luật, kế thừa các truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc Việt Nam; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và XHCN; tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại và thời đại”.

    Đồng thời giáo dục cho HS nội dung cơ bản những giá trị, chuẩn mực đạo đức, pháp luật; đường lối quan điểm của Đảng và các chính sách quan trọng của Nhà nước về phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước để các em có thể chủ động tham gia giải quyết hợp lý các mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình, cộng đồng, Nhà nước, dân tộc, nhân loại. GV hoặc HS đặt ra bài toán nhận thức, tạo tình huống có vấn đề, HS giải quyết vấn đề, rút ra kết luận và đề xuất vấn đề học tập mới, đó là các bước của phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phải đưa kiến thức HS đã học trở về thành vấn đề gần gũi gắn bó với HS, để mỗi bài học đều là những vấn đề bổ ích, cần thiết, không phải là những vấn đề mơ hồ, xa vời với HS. Về đánh giá thái độ học tập của HS chỉ có 1/3 GV nhận định khi sử dụng phương pháp này HS trở nên tích cực hứng thú hơn, còn có ý kiến cho rằng phương pháp này chỉ thích hợp với đối tượng HS khá giỏi, còn đối với đối tượng HS của Trường do chất lượng chưa cao nên khó có thể áp dụng, nếu có thì hiểu quả cũng không cao.

    Trong quá trình dạy học bằng phương pháp nêu vấn đề, GV có thể kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau như, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thuyết trình, đàm thoại, trực quan… để làm cho bài HS động hơn, tạo sự hứng thú cho người học, biến bài học lý thuyết tưởng chừng khô khan, giáo điều thành một câu chuyện, một vấn đề gần gũi, thú vị đối với HS, giảm bớt tình trạng học thuộc lòng, học vẹt, học theo kiểu đối phó. Vấn đề, tình huống được lựa chọn phải phù hợp với chủ đề GDCD, gần gũi với cuộc sống thực tế của HS, phải kích thích được sự sáng tạo của người học, đòi hỏi GV phải có nhiều kinh nghiệm chuyên môn cũng như kỹ năng vận dụng PPDH; đòi hỏi người học phải nắm vững tri thức liên quan đến vấn đề cần giải quyết. GV (hoặc có thể HS) đặt ra bài toán nhận thức, tạo tình huống có vấn đề, HS giải quyết vấn đề, rút ra kết luận và đề xuất vấn đề học tập mới, HS vừa nắm được tri thức mới vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, chuẩn bị cho HS năng lực thích ứng, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề của đời sống xã hội hiện đại.

    Bảng 4. Bảng thống kê tình hình đổi mới PPDH môn GDCD ở Trường THPT An Minh
    Bảng 4. Bảng thống kê tình hình đổi mới PPDH môn GDCD ở Trường THPT An Minh

    Bài: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (Tiết 1)

    Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

      Yêu thương, quí trọng quê hương đất nước, tự hào về những truyền thống dân tộc, có ý thức học tập, rèn luyện góp phần và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Bên cạnh đó trong quá trình dạy học còn sử dụng một số phương pháp khác như thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan…. Lòng yêu nước của tác giả là một tình cảm rất mãnh liệt, yêu nước trở thành lý tưởng, lẽ sống cao đẹp, quyết hi sinh tất cả để bảo vệ độc lập cho tổ quốc.

      Yêu nước đã có từ ngàn xưa từ thời lập nước và trong từng thời kỳ lịch sử lòng yêu nước luôn có điểm chung đó là giữ nước và dựng nước. Lòng yêu nước là là tình yêu quê hương đất nước và tinh thần sẳn sàng đem hết khả năng của mình để phục vụ lợi ích của tổ quốc. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị và gần gũi nhất của con người đối với gia đình, làng xóm, quê hương …Những tình cảm ban đầu ấy sẽ phát triển tình yêu đất nước.

      - Yêu nước là truyền thống cao quí và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của các giá trị truyền thống khác. - Yêu nước được hình thành và hun đúc từ trong cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ, liên tục và kiên cường chống giặc ngoại xăm, trong lao động, xây dựng đất nước. - Trong chiến tranh có vô số tấm gương hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc như, La Văn Cầu, Nguyễn Văn Trỗi, Kim Đồng, Đặng Thùy Trâm….

      Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam đã trở thành truyền thống vô cùng tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác. Sau khi đã tiến hành dạy TN chúng tôi tổ chức kiểm tra ở lớp TN và lớp ĐC để làm cơ sở cho việc nhận xét, đánh giá các tiết dạy.

      Bảng phụ HS và GV Một số câu ca dao tục ngữ IV. Hoạt động dạy và học
      Bảng phụ HS và GV Một số câu ca dao tục ngữ IV. Hoạt động dạy và học