Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư sản xuất thép tại Maritime Bank Hà Nội

MỤC LỤC

CHI NHÁNH HÀ NỘI

Khái quát các dự án sản xuất thép

    Sự chồng chéo trong hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư – ngân hàng – tài chính, sự lơi lỏng trong công tác quản lý, kiếm tra của các cơ quan Nhà nước là một khó khăn cho ngân hàng khi thẩm định dự án, dễ dàng tạo nên những khe hở tiêu cực. Thực hiện thẩm định dự án tuân theo một trình tự hợp lý, khoa học, sắp xếp, phân bổ chức năng, nhiệm vụ phù hợp với sở trường của mỗi bộ phận, mỗi người sẽ tạo động lực, phát huy được sức mạnh tổng hợp, loại bỏ được các rủi ro đạo đức, nghề nghiệp và rút ngắn được thời gian thẩm định.

    Thực trạng công tác thẩm định các dự án ĐT sản xuất thép tại Maritime bank Hà Nội

      Thông tin chính xác, kịp thời, phù hợp sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có cái nhìn cụ thể và toàn diện hơn về dự án, từ đó đưa ra các quyết định cho vay hợp lý, mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh đồng thời phòng ngừa rủi ro. Căn cứ theo Quy trình tín dụng đối với Khách hàng là Doanh nghiệp, quy trình thẩm định dự án đầu tư thép tại chi nhánh Hà Nội bao gồm 5 bước cơ bản, trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất, khoa học, khả năng kiểm soát, hạn chế và phân tán rủi ro trong hoạt động đầu tư dự án của Maritime Bank nói chung cũng như Maritime Bank Hà Nội nói riêng.

      Bảng 2.1
      Bảng 2.1

      Thẩm định dự án Thực hiện

      • Ví dụ về thẩm định một dự án thép tại Maritime Bank Hà Nội

        Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định dự án theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, từ đánh giá ban đầu về hồ sơ pháp lý và hồ sơ vay vốn của Khách hàng đến đánh giá chi tiết từng nội dung thẩm định, từ đó đưa ra quyết định đồng ý hay bác bỏ khoản cho vay dự án đầu tư. Đối với Chủ đầu tư mới thành lập doanh nghiệp hoặc mới tham gia kinh doanh trong lĩnh vực thép, có dự án đầu tiên, Chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định dựa trên kế hoạch kinh doanh, các phương án phân phối, cung cấp sản phẩm thép và các thông tin khác. Như đã phân tích ở phần trên, các dự án sản xuất thép đều là các dự án có thời gian thực hiện công tác xây dựng ban đầu dài, do vậy công tác dự báo về nhu cầu thép cũng như cung thép tại thời điểm dự án bắt đầu đi vào sản xuất là hết sức quan trọng.

        Trong trường hợp Khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ vay, Chi nhánh sẽ tiến hành công tác định giá tài sản đảm bảo, thu hồi tài sản đảm bảo trên cơ sở giá trị khoản vay nhằm giảm thiểu được những tổn thất do Chi nhánh không thu hồi đủ nợ vay từ Khách hàng. * Quyết định của Đại hội cổ đông Công ty CP Thép Hòa Phát ngày 05/09/2007 v/v thông qua điều lệ công ty, thông qua phương án hoạt động, thời hạn góp vốn, danh sách thành viên HĐQT cũng như các nội dung của dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát. Hợp đồng kinh tế số 01/2008/HPS-TTR ngày 17/01/2008 với Cty sản xuất và thương mại Thiên Trường v/v sản xuất, lắp dựng khung thép xưởng cơ khí tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

        Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát là Công ty con trực thuộc Tập đoàn Hòa Phát và được thành lập với mục đích để đầu tư và khai thác 02 dự án là Dự án Khu liên hợp gang thép và Hòa Phát và Dự án nhà máy sản xuất thép tấm Kinh Môn, dự kiến Công ty sẽ tiến hành sáp nhập Công ty CP Thép cán tấm Kinh Môn trong tháng 12/2008. Do Công ty chưa tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nên chưa có doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu của Công ty trong 9 tháng đầu năm 2008 hoàn toàn là doanh thu hoạt động tài chính mà cụ thể là lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng.

        Bảng 2. 2:
        Bảng 2. 2:

        TMCP HÀNG HẢI – CHI NHÁNH HÀ NỘI

        Định hướng phát triển trong thời gian tới của Ngân hàng 1. Định hướng chung của Ngân hàng

          Bên cạnh đó, các sản phẩm thép cùng loại, nhưng giá rẻ hơn của Trung quốc, Nga và các nước ASEAN vẫn luôn sẵn sàng thâm nhập thị trường Việt Nam, trong khi hàng rào bảo vệ phải tuân thủ luật quốc tế, tức là phải đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể, chứ không đơn thuần dùng biện pháp cấm hay đánh thuế cao. Tuy nhiên, bước sang năm 2010, ngành thép sẽ phải đương đầu với một số khó khăn mới, khi giá các nguyên liệu cơ bản như quặng sắt, than, phôi thép, thép phế, điện năng và một số loại nguyên liệu khác chắc chắn sẽ cao hơn so với năm 2009. - ĐỊnh hướng hoạt động sử dụng vốn của Maritime Bank trong thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh tín dụng một cách vững chắc, có chất lượng trên cơ sở tiếp tục thực hiện các chương trình đầu tư, chú trọng đầu tư các ngành, các lĩnh vực có khả năng cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ.

          Ngoài các DNNN vốn là khách hàng truyền thống, thời gian tới Maritime Bank Hà Nội tiếp tục phát triển nhóm khách hàng có vốn FDI và nhóm Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) để đa dạng hóa đối tượng khách hàng nhằm mục tiêu an toàn, hạn chế rủi ro. - Ngoài việc độc lập thẩm định cho vay dự án, Chi nhánh cũng tăng cường phát triển loại hình cho vay đồng tài trợ giữa các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước nhằm chia sẻ rủi ro và học tập kinh nghiệm từ các ngân hàng bạn. - Đặc biệt, riêng đối với các dự án thuộc nhóm ngành thép, Chi nhánh định hướng mục tiêu xử lý dứt điểm các khoản nợ quá hạn trong những năm trước, đồng thời xác định lại danh mục đầu tư và đối tượng đầu tư thuộc nhóm ngành thép, tăng tỷ trọng đầu tư thuộc nhóm ngành thép do đây là nhóm ngành có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai, đồng thời Chi nhánh cũng chú trọng công tác phân tích thị trường và môi trường tự nhiên của dự án, xem xét cẩn thận các báo cáo đánh giá tác động môi trường.

          Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư sản xuất thép 1. Giải pháp về nội dung thẩm định

            Đồng thời rút ngắn thời gian từ khi tiếp xúc khách hàng đến khi quyết định đầu tư, ký hợp đồng tài trợ vốn vay cho dự án, rút ngắn thời gian kiểm tra hồ sơ rút vốn và thực hiện giải ngân, theo dừi giỏm sỏt khoản vay và thu hồi nợ vay cũng như đảm bảo quy trỡnh cú tớnh hiệu quả, khoa học. Quy trình cần phản ánh được trình tự công việc, tách bạch công việc cũng như xác định nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, nhằm đảm bảo thu hồi đầy đủ nợ cho vay (kể cả các chi phí liên quan), phát hiện rủi ro và có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra cho Ngân hàng. - Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thẩm định: Đối với các cán bộ đang làm việc, Maritime Bank Hà Nội cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ thẩm định dự án thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo chuyên môn, mời các chuyên gia tới đào tạo, tập huấn, hướng dẫn các nghiệp vụ liên quan đến thẩm định dự án.

            Giải pháp này nhằm nâng cao tính chuyên môn của từng bộ phận trong công tác cho vay dự ỏn, xỏc định rừ trỏch nhiệm nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, trỏnh được sự phiền hà đối với khách hàng, trả lời nhanh chóng và chính xác về quyết định cho vay dự án cho khách hàng, nắm bắt kịp thời cơ hội đầu tư những dự án tốt, có tính khả thi cao và nâng cao khả năng cạnh tranh ngân hàng. Vấn đề thông tin trong hoạt động cho vay dự án đầu tư rất quan trọng, bao gồm thông tin về khách hàng, về dự án và những rủi ro của khoản vay vốn, về tình hình kinh tế xã hội,… Cán bộ thẩm định có thể thu thập, kiểm tra thông tin, cập nhật và bổ sung thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như báo chí, từ chính khách hàng vay vốn, từ các bộ ngành, các Cơ quan Quản lý Nhà nước… Ngoài ra, cán bộ thẩm định có thể thu thập thông tin từ trung tâm CIC thông qua nối mạng. Do đó, MSB Hà Nội cần nâng cao chất lượng công nghệ như trang bị máy móc thiết bị hiện đại cho bộ phận thực hiện công tác cho vay dự án, đảm bảo mỗi cán bộ đều có máy tính để chủ động hơn trong công việc, đào tạo cán bộ, nghiên cứu hoặc đặt mua những chương trình phần mềm chuyên nghiệp phục vụ đắc lực cho nghiệp vụ thẩm định dự án, phân tích tài chính, mở rộng quan hệ với các NH trong hệ thống nhằm mở rộng phạm vi thu thập thông tin.