Vai trò của dịch vụ bưu chính viễn thông trong phát triển kinh tế - xã hội ở Nghệ An

MỤC LỤC

Đặc điểm dịch vụ bưu chính viễn thông

Các nhà cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông vượt qua các hạn chế này để tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua các cửa hàng bán lẻ, hình ảnh tượng trưng và sử dụng các biểu tượng để thay thế hàng hóa vì bản thân hàng hóa không thể nhìn thấy hoặc cầm nắm được. Vì vậy, các nhà cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông có thể giảm tính không ổn định của dịch vụ bằng cách xây dựng thực hiện tốt tự động hoá các khâu trong cả hệ thống, thực hiện tiêu chuẩn hoá qui trình cung cấp dịch vụ, tăng cường đào tạo nhân viên và củng cố thương hiệu.

Vai trò của dịch vụ bưu chính viễn thông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Vì vậy sự phát triển của dịch vụ bưu chính viễn thông có tác dụng thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội theo hướng tiến bộ, nâng cao năng suất và hiệu quả trong nông nghiệp nông thôn, công nghiệp, các dịch vụ xã hội như giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe…cải thiện chất lượng cuộc sống ở các khu vực đang phát triển, khuyến khích tính cộng đồng và tăng cường bản sắc văn hoá vùng sâu, vùng xa, những nơi khoảng cách xa, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Dịch vụ bưu chính viễn thông cũng đã đóng góp làm tăng tính hiệu quả ở các lĩnh vực khác, như lĩnh vực giáo dục bao gồm đào tạo từ xa, nơi mà việc giáo dục và giảng dạy không có điều kiện tập trung theo trường lớp, học viên có thể nghiên cứu theo tài liệu đã được gửi theo con đường bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, với lĩnh vực y tế từ xa, nơi mà thông tin về bệnh nhân và chữa trị cho bệnh nhân thông qua con đường điện tử, với máy móc hiện đại, sử dụng công nghệ viễn thông, thông tin, có thể trợ giúp các nhà chuyên môn về điều kiện chuẩn đoán và đề xuất phương pháp điều trị tốt nhất.

Kinh nghiệm một số địa phương về phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông

Nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá dịch vụ và chất lượng phục vụ; tập trung hoàn thiện và nâng cao năng lực của các cán bộ quản lý về bưu chính, viễn thông, Internet, tần số vô tuyến điện và an toàn an ninh thông tin; bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn; giám sát chặt chẽ hoạt động cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, đặc biệt là về cung cấp các dịch vụ công ích; tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông. Mặc dù là một tỉnh rất rộng, có nhiều huyện miền núi nhưng đã phấn đấu thực hiện sớm mục tiêu 100% số xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông, phát hành báo chí đến hầu hết các xã trong ngày, phát triển máy điện thoại đạt mật độ 37,32 máy/100 dân, thực hiện tốt chương trình viễn thông công ích, chú trọng phát triển nguồn nhân lực.

Bài học kinh nghiệm về phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông cho tỉnh Nghệ An

Đầu tư phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông góp phần nâng cao hiệu suất và năng suất lao động, mang lại hiệu quả to lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội Đối với Nghệ An, dịch vụ bưu chính viễn thông đã góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế xã hội của Nghệ An phát triển. Trong sự phát triển chung của cả nước, Nghệ An cần phải học tập, đúc rút kinh nghiệm phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông từ các tỉnh khác để không ngừng nâng cao hiệu quả phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh.

Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có tác động tích cực đến sự phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông ở Nghệ An

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã tiến hành xây dựng, ban hành các quyết định, chỉ thị về quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, dự án về bưu chính viễn thông phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông của quốc gia. Cụ thể là xây dựng hoàn chỉnh "Quy hoạch tổng thể phát triển BCVT tỉnh Nghệ An đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020" nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực BCVT để từ đó xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng BCVT, Internet trên địa bàn tỉnh có công nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng khắp trên toàn tỉnh làm nền tảng cho sự nghiệp CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Bảng 2.1: Dân số, lao động trong tỉnh
Bảng 2.1: Dân số, lao động trong tỉnh

Những khó khăn cản trở đối với phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông

Có sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, sự chỉ đạo điều hành của bộ TT & TT, sự nỗ lực của các cấp các ngành, các đơn vị trên địa bàn tỉnh Nghệ An, dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn Nghệ An sẽ được tiếp tục phát triển tốt hơn. Tiến độ xây dựng các khu công nghiệp còn chậm, một số khu công nghiệp đã được hình thành, đi vào hoạt động nhưng chưa ngang tầm, các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp qui mụ cũn nhỏ bộ, hiệu quả kinh tế chưa rừ.

Các chủ thể sản xuất kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn

Đến nay, Viễn thông Nghệ An và Bưu điện tỉnh Nghệ An vẫn là 2 đơn vị chủ yếu cung cấp hầu hết các dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó điện thoại cố định của Viễn thông Nghệ An chiếm thị phần chủ yếu > 90%, phối hợp với GPC Vinaphone thuộc VNPT cùng cung cấp dịch vụ di động của GPC Vinaphone trên địa bàn tỉnh, triển khai cung cấp các dịch vụ truyền dẫn, Internet với đầy đủ phương thức ADSL, SHDSL, Leaser-Line, Dial- up… thị phần chủ yếu và có mặt tại 100% huyện. Đối với VNPT, hiện có một số khó khăn khách quan như bộ máy lớn, những năm qua phải tiến hành chuyển đổi từ mô hình tổng công ty sang mô hình tập đoàn cho phù hợp với trình độ phát triển khoa học công nghệ và quản lý từ tập đoàn đến tất cả các đơn vị thành viên, đặc biệt là chuyển đổi tổ chức lại bộ máy SXKD, giải quyết các chế độ lao động là cả một gánh nặng không thể giải quyết trong ngày một ngày hai.

Về phát triển mạng lưới kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông 1. Mạng lưới kinh doanh dịch vụ bưu chính

Các dịch vụ bưu chính đã được mở hầu hết ở các bưu cục cấp I, II, III và các điểm phục vụ gồm các dịch vụ về phát hành báo chí, bưu phẩm, bưu kiện trong nước và quốc tế, chuyển phát nhanh EMS phát trong ngày, chuyển phát nhanh quốc tế bưu chính uỷ thác, bưu phẩm không địa chỉ, chuyển tiền nhanh trong nước, tiết kiệm bưu điện, điện hoa, phát hành báo chí, tem bưu chính, dịch vụ khai giá. Trong lĩnh vực chuyển phát nhanh ngoài Bưu điện Nghệ An còn có nhiều doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh chuyển phát nhanh trong và ngoài nước Viettel, Công ty vận tải Hoa Phượng, Công ty chuyển phát nhanh Toàn cầu, Công ty Tiến thành, Saigon Postel… , là đại lý của các hãng chuyển phát nhanh nước ngoài như DHL, Fedex…Tuy.

Bảng 2.5: Số lượng bưu cục, đại lý qua các năm
Bảng 2.5: Số lượng bưu cục, đại lý qua các năm

Kết quả kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông .1. Kết quả kinh doanh dịch vụ bưu chính

Có thể khẳng định hạ tầng viễn thông ngày càng phát triển hiện đại và đồng bộ, đủ khả năng đáp ứng trước một bước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ an ninh quốc phòng, đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Từ năm 2002 đến năm 2007, doanh thu kinh doanh dịch vụ viễn thông qua các năm cơ bản đều tăng, tốc độ tăng doanh thu dịch vụ viễn thông phát sinh trung bình đạt 26,34%, tốc độ tăng doanh thu kinh doanh dịch vụ viễn thông tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu kinh doanh dịch vụ bưu chính.

Bảng 2.11: Doanh thu, chi phí dịch vụ viễn thông qua các năm
Bảng 2.11: Doanh thu, chi phí dịch vụ viễn thông qua các năm

Thành tựu và nguyên nhân 1. Thành tựu

Các chủ trương, chính sách của trung ương, của ngành bưu chính viễn thông về ứng dụng và phát triển CNTT và truyền thông đã được các cấp, các ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai nên chúng ta đã rất thành công trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động lãnh đạo, điều hành, quản lý và phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết vấn đề tốc độ, chất lượng và giải quyết vấn đề tiết kiệm chi phí, bước đầu thu được những kết quả đáng khích lệ. Nghệ An đã xây dựng được Qui hoạch phát triển tổng thể dịch vụ bưu chính viễn thông đến những năm 2020, đã ban hành tương đối đầy đủ hệ thống các qui định, cơ chế, chính sách, tiến hành xây dựng và thực hiện các đề án, dự án, tuyên truyền phổ biến pháp luật bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, tổ chức tập huấn nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra về bưu chính viễn thông góp phần tạo điều kiện pháp lý thuận lợi để các doanh nghiệp bưu chính viễn thông thực hiện có hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình.

Hạn chế và nguyên nhân 1. Hạn chế

Hệ thống cáp ngoại vi với số lượng rất lớn, hầu hết chưa được ngầm hoá còn treo nhờ vào hệ thống cột của điện lực, cột bê tông tự đứng ảnh hưởng lớn đến việc phát triển về số lượng thuê bao, về bảo đảm chất lượng liên lạc và mỹ quan đô thị , nông thôn.ở vùng núi cao chất lượng điện thoại sử dụng công nghệ VSAT, công nghệ điểm - đa điểm chưa tốt. Một là: Địa bàn rộng, nhiều huyện miền núi cao, địa hình hiểm trở, rừng núi sông suối nhiều, hạ tầng giao thông kém, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầu tư xây dựng chưa đồng bộ nên phát triển mạng lưới và mở dịch vụ mới còn gặp nhiều khó khăntạo thế chia cắt lớn giữa các vùng thiếu sự liên kết, gây khó khăn trong triển khai sử dụng mạng lưới bưu chính viễn thông, là gia tăng chi phí đầu tư….

Dự báo về xu hướng phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông ở Nghệ An thời gian tới

Đặc biệt là trong các dịch vụ gia tăng giá trị, hệ thống chăm sóc khách hàng, hệ thống hỗ trợ vận hành OSS, mạng lưới quản trị viễn thông TMN, hệ thống quản trị mạng lưới NMS và các dịch vụ bảo lưu số điện thoại LNP (giữ số điện thoại khi thay đổi nhà cung cấp dịch vụ). Công nghệ mạng Internet tập trung vào các ứng dụng công nghệ IPv6 (giao thức Internet phiên bản 6 kích thước địa chỉ 128bit so với 32bit của IPv4 hiện nay, gấp 296 lần) và IP/MPLS (chuyển mạch nhãn đa giao thức), dịch vụ ENUM (ánh xạ số điện thoại thành địa chỉ Internet), tên miền tiếng Việt.

Hình 3.1: Xu hướng ứng dụng công nghệ dịch vụ viễn thông
Hình 3.1: Xu hướng ứng dụng công nghệ dịch vụ viễn thông

Quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông

Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng mạng lưới bưu chính viễn thông ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới, làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử, và lĩnh vực khác, phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông và CNTT thành ngành kinh tế kỹ thuật dịch vụ mũi nhọn, góp phần tích cực, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành kinh tế khác; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động, tạo nhiều việc làm và đóng góp vào sự tăng trưởng của kinh tế ngành, địa phương. Thứ năm, xã hội hoá lĩnh vực chuyển phát thư theo hướng cạnh tranh, khuyến khích đầu tư phát triển mạng lưới chuyển phát thư, trang thiết bị, công nghệ hiện đại và cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, chú trọng ứng dụng tin học và tự động hóa làm tăng thị phần khai thác các dịch vụ chuyển phát thư trong tương lai.

Giải pháp về cơ chế chính sách

Tiếp tục quán triệt các chủ trương đường lối, chính sách và văn bản pháp luật liên quan đến phát triển bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn cho lãnh đạo các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và toàn dân nhằm không ngừng nâng cao nhận thức và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương đường lối, chính sách pháp luật đó. Cơ chế đóng vai trò quan trọng, cơ chế tạo ra một môi trường cạnh tranh, huy động các nguồn nhân lực, do đó cần tiến hành hoạch định chính sách cơ chế hợp lý để thúc đẩy nhanh sự phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông, thúc đẩy được sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bưu chính viễn thông trên địa bàn.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông

Tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn cần triển khai thực hiện có hiệu quả các chưng trình hỗ trự phát triển bưu chính viễn thông công ích, thực hiện chính sách đối với người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh về dịch vụ bưu chính viễn thông ở Nghệ An nhằm đổi mới chất lượng đội ngũ. Chú trọng phổ cập dịch vụ truy nhập Internet theo các chương trình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí, mở rộng phổ cập dịch vụ điện thoại và Internet dưới hình thức trợ giá.

Tăng cường năng lực hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đối với dịch vụ bưu chính viễn thông

Sự biến đổi và phát triển của xã hội ngày nay vô cùng năng động và phức tạp, biểu hiện rừ nột nhất là sự chuyển đổi của kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hoá, đa phương hoá, khu vực hoá và quá trình phát triển của xã hội loài người tiến tới xã hội thông tin mà nguyên nhân của nó là sự phát triển bùng nổ của khoa học - công nghệ và sự hội tụ công nghệ, đặc biệt giữa các lĩnh vực bưu chính - viễn thông - điện tử - tin học - truyền thông quảng bá (gọi chung là bưu chính viễn thông). Chính quyền địa phương cần duy trì các điều kiện cạnh tranh công bằng và có hiệu quả nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các nhà doanh nghiệp, nâng cao lợi ích cho toàn xã hội, nâng cao hiệu quả kinh doanh,cắt giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm dịch vụ, bảo đảm lợi ích trực tiếp cho người sử dụng, bảo đảm chuyển đổi nhanh môi trường từ độc quyền sang cạnh tranh.

Phát triển tốt cơ sở hạ tầng, ứng dụng có hiệu quả khoa học công nghệ bưu chính viễn thông, tin học

Tuyên truyền, phổ biến chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, về đầu tư và thu hút đầu tư cho lĩnh vực bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, về việc thực thi Chính phủ điện tử, công dân điện tử…áp dụng các quy định và tiêu chuẩn cụ thể đối với đối tượng bắt buộc như: cán bộ, công chức, sinh viên… và có chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin đối với các đối tượng không bắt buộc. Về ứng dụng CNTT, phấn đấu đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh được cung cấp cung cấp 60% dịch vụ hành chính công cơ bản trực tuyến; 100% các ngành, cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể cấp tỉnh có trang thông tin điện tử để cung cấp các thông tin, mẫu biểu hành chính liên quan tới chức năng, nhiệm vụ; 70% các doanh nghiệp lớn trên địa bàn sử dụng và xây dựng giao dịch thương mại điện tử; 50% chương trình đào tạo từ xa được cung cấp qua mạng; tỷ lệ người sử dụng máy tính là 30%; 100% lượng máy tính trong các doanh nghiệp được nối mạng, trong đó có 50% được kết nối Internet.

Đổi mới tổ chức hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thông Theo lộ trình, năm 2007 Việt Nam đã hoàn tất việc chia tách bưu chính

Các dịch vụ được triển khai trên mạng cố định bao gồm: Mở rộng lĩnh vực tư vấn, giải đáp thông tin chú trọng lĩnh vực công nghiệp hoá nông thôn, kỹ thuật nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản…Các dịch vụ chuyển mạng giữ số (number portability) và dịch vụ phân tách mạch vòng nội hạt (local loop unbundling) để mở rộng sự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng. Công nghệ hiện tại chuyển mạch kênh sẽ được thay thế công nghệ NGN với ưu điểm là công nghệ tiên tiến, đáp ứng được cho giai đoạn sau năm 2010, khai thác mạng lưới hiệu quả tạo điều kiện giảm giá thành dịch vụ, với dung lượng và tốc độ truy nhập cao, là giải pháp tối ưu để cung cấp các dịch vụ băng rộng và các dịch vụ mới ứng dụng công nghệ thông tin, giải trí…, cho phép sử dụng hiệu quả đường truyền giảm chi phí đầu tư khi tỷ lệ sử dụng cao.

Đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài Tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn cần tập trung thực hiện tốt công

Nâng cao năng lực sử dụng bưu chính viễn thông và CNTT cho cán bộ, công chức Sở thông tin và truyềng thông, lãnh đạo các sở, ngành và các huyện, thành, thị, cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh về bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin (doanh nghiệp); Cho các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin (người sử dụng). Bằng hình thức tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật, tuyên truyền về sử dụng Internet trên các phương tiện thông tin đại chúng; m# các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức các hội thảo chuyên đề, tổ chức hội chợ, triển lãm…Phát động phong trào xoá mù về bưu chính viễn thông và CNTT trong Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Hội nông dân.