Đặc điểm ngôn ngữ trào phúng trong ca dao Nghệ Tĩnh

MỤC LỤC

Vài nét về Nghệ Tĩnh và ca dao Nghệ Tĩnh 1. Vài nét về Nghệ Tĩnh

Trong lời nói đầu cuốn Về văn học dân gian xứ Nghệ (2004), tác giả Ninh Viết Giao đã nhận định:… Từ xưa đến nay dù duyên cách hành chính địa lí có thay đổi, địa vực có khi rộng khi hẹp, khi mang tên này, khi mang tên khác, nhưng nó vẫn là một dải đất chạy dài từ khe Nước Lạnh đến Đèo Ngang với gần 300km bờ biển, với vùng đồng bằng trung du rộng lớn, với miền núi. Trong lời nói đầu cuốn Về văn hóa xứ Nghệ, tác giả Ninh Viết Giao nhận xét: Hình như trên đất nước ta có loại hình văn hóa gì, phạm vi đề tài ra sao, nội dung phản ánh những vấn đề gì với mức độ ra sao, bề rộng bề sâu của nó, thì văn hóa, văn nghệ dân gian ở xứ Nghệ cũng có đầy đủ các loại hình, với bấy nhiêu đề tài, nội dung và mức độ phản ánh như vậy.

Tiểu kết chương 1

Cuộc vật lộn thường xuyên chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, cái đói nghèo luôn luôn có mặt trong từng gia đình, những thất vọng chua xót luôn luôn rình rập, một giọng nói trọ trẹ trầm nặng… tất cả thấp thoáng trong ca dao Nghệ Tĩnh. Hai đứa ta kháp (gặp) mặt nhau hoài mà nỏ (không) cảm thương Những bài ca dao ấy, ngôn ngữ giản dị mà tươi rói như đất mới cày, áo nâu non mới mặc, chứa đầy nhựa sống, chân chất ý vị tươi xanh của cuộc đời lao động và chiến đấu.

Lớp từ ngữ biểu thị tiếng cười hài hước, mua vui

Cách diễn đạt bằng việc so sánh tru không chạc mụi biết tắc rì đàng mô (trâu không có dây thừng để dắt thì không điều khiển đươc) cũng tạo nên tiếng cười nhưng là tiếng cười cảm thông, chia sẻ trước sự bị động của chàng trai trong tình yêu. Ca dao trào phúng Nghệ Tĩnh có rất nhiều bài nói về cảnh chồng trẻ, vợ già hoặc chồng già vợ trẻ, về sự chênh lệch hình thức, nhận thức giữa họ cùng với những tình huống bi hài, cười ra nước mắt mà họ gặp phải. Để phê phán lối sống giả dối này, người lao động Nghệ Tĩnh dùng biện pháp đối giữa các cụm từ: bên ngoài/ bên trong, lụa là/ ghẻ chốc, tiêm la để tạo ra tiếng cười châm biếm những kẻ chẳng ra gì nhưng cố che dấu bằng cái mẽ bên ngoài bóng bẩy.

Đã nói đi thì cũng phải nói lại, bên cạnh những gã đàn ông mê gái, cô nào cũng Muốn ôm lắc đi cả/ Muốn vơ quàng đi cả, thì vẫn có không ít đàn bà lẳng lơ, đàng điếm, thiếu đứng đắn, hoặc bỏ chồng theo trai, hoặc chưa cheo chưa cưới đã lôi trai về nhà, hoặc không chồng mà chửa… Tất cả đều trở thành đối tượng phê phán công khai của ca dao trào phúng Nghệ Tĩnh. Đối với bộ phận ca dao trào phúng mang nội dung chống phong kiến, nhân dân Nghệ Tĩnh đã tập trung mũi nhọn đả kích vào một số đối tượng nhất định, một số nhân vật nhất định như vua chúa, quan lại, bọn thực dân đế quốc cùng bè lũ tay sai của chúng. Cùng với tiếng cười đả kích châm biếm xã hội phong kiến thối nát đương thời, cái cười trong ca dao trào phúng còn thể hiện lòng căm thù, sự khinh bỉ, căm phẫn trào lên mãnh liệt đối với bè lũ cướp nước.

Tiểu kết chương 2

Nhưng càng về sau, khi trình độ nhận thức của nhân dân đã lên cao thì sức mạnh thần bí ấy đã mất hiệu lực. Hơn nữa, không ít kẻ lợi dụng danh tiếng là “thầy” của mình để lừa bịp nhân dân, tư lợi một cách trắng trợn, lộ liễu khiến bản thân họ cũng như công việc của họ dần mất đi giá trị và lòng tin đối với quần chúng. Trong thơ ca dân gian Việt Nam nói chung, các hình thức biểu hiện của trào phúng rất phong phú, đa dạng: chơi chữ; so sánh đối lập và tạo dựng mâu thuẫn; nói ngược và cường điệu, phóng đại; sử dụng các yếu tố tục.

Sau đây là một số thủ pháp thường được sử dụng để tạo ra tiếng cười trào phúng trong ca dao trào phúng Nghệ Tĩnh.

Hình thức chơi chữ

Như vậy, bài ca dao bề ngoài có vẻ như là lời trách, lời phàn nàn đối với một dụng cụ đã hết khả năng sử dụng nhưng thực chất là lời trách đối phương (người con trai hoặc người con gái) trong chuyện tình cảm: đã không có khả năng đem hạnh phúc đến cho người ta lại còn trở thành rào cản người ta đi tìm hạnh phúc khác. Tiếng Việt có hai điều kiện rất thuận lợi cho việc nói lái: một là ranh giới giữa cỏc õm tiết (hay tiếng) rất rừ ràng; hai là hầu hết cỏc phụ õm đầu đều có thể kết hợp với bất kì vần nào có mang thanh điệu và trong đa số trường hợp đã tạo nên những tiếng có nghĩa. Cái mà sầu, nhớ hướng tới ở đây thực ra rất bình thường, thậm chí rất tầm thường: sầu cô đạnh nói lái lại là sầu canh độ (đậu, đỗ), một món ăn quen thuộc của nông dân Nghệ Tĩnh về mùa hè, còn nhớ má với cằm tức là nhớ mắm với cà.

Bài ca dao vừa đem lại tiếng cười vui vẻ cho người nghe nhưng ngay sau đó là một chút ngậm ngùi, thương cảm trước cuộc sống quanh năm vất vả, cơ cực của những con người sống ở vùng đất “Gió Lào thổi rạc bờ tre/ Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn” (Nguyễn Bùi Vợi).

Các hình thức so sánh, đối lập 1. Hình thức so sánh

Cũng vậy, nếu như trong ca dao trữ tình sử dụng khá nhiều biểu tượng với những con cò, cái bống… để chỉ người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn; mai, đào, trúc, liễu… để chỉ người con gái xinh đẹp, con đò đợi bến để chỉ tình yêu nam nữ thì những hình ảnh đó lại ít xuất hiện trong ca dao trào. Thứ ba, nguyên tắc của phép so sánh là giữa vật được so sánh với đối tượng so sánh bao giờ cũng có mối liên hệ gần gũi nhau, nhưng ở đây, tác giả dân gian đã cố tình tạo nên một độ chênh nhất định giữa cái so sánh và cái được so sánh, dẫn đến những liên tưởng bất ngờ và đem lại một cách tri giác hoàn toàn mới mẻ về đối tượng, từ đó bật ra tiếng cười trào phúng. Tuy nhiên, cái cường điệu, phóng đại trong lúc thể hiện tình cảm không đồng nghĩa với sự khoác loác, khoa trương mà đằng sau tiếng cười, người nghe dễ dàng nhận thấy một sự quyết tâm, một sự chân thành tuyệt đối trong tình yêu của người dân xứ Nghệ vốn sống trọng tình, trọng nghĩa.

Nào là Chín mươi hòn ngọc, chín mươi chín ông sao trên trời, nào là Quần lĩnh áo tía xếp nhà năm gian, Áo vóc đơm những khuy vàng, lại còn Gan ruồi mỡ muỗi cho tươi cộng thêm chín mươi Chín con dơi hóa rồng…Đó quả thực là những thứ không tồn tại hoặc không dễ gì có được và nhờ đó mà bài ca dao mang giọng điệu hài hước, bên cạnh đó là sự phê phán, châm biếm thói tham lam “được voi đòi tiên” của con người.

Thủ pháp ẩn dụ

Cũng có khi tác giả dân gian Nghệ Tĩnh lấy những hình ảnh quen thuộc, gần gũi trong gia đình vừa để tạo ra tiếng cười nhưng đồng thời cũng để biểu hiện những oan uổng, ấm ức trong cuộc sống như hình ảnh ác (quạ), cò, chó, mèo, rùa, cú, trùn (giun)…. Ẩn dụ trào phúng tác động đến người đọc một cách thấm thía vì nó là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực của ngôn ngữ và chất suy tưởng.

Sử dụng yếu tố tục

Hai bài ca dao trên đều sử dụng yếu tố tục, thậm chí là rất tục, nhưng nó không xuất hiện trực tiếp mà phải qua suy luận mới có thể nhận ra, và một khi đã nhận ra được thì tiếng cười bật ra một cách hả hê, sảng khoái. Yếu tố tục trong ca dao Nghệ Tĩnh nhiều khi khụng xuất hiện rừ ràng, tường minh mà biểu hiện một cách ngầm ẩn thông qua hành động cụ thể của nhân vật nhưng vẫn tạo ra được tiếng cười mỉa mai thâm thúy. Theo Nguyễn Thị Thúy Vân (Đặc điểm ngôn ngữ trong ca dao trào phúng Việt Nam, tr. 102), “cái tục trong ca dao phần nhiều chỉ nhằm mua vui giải trí là chính, còn ở truyện cười chủ yếu để đả kích, tố cáo vua chúa, quan lại… ca dao thể hiện cái tục qua phương thức trữ tình, chọn tả đúng chi tiết đặc trưng…”.

Khảo sát các bài ca dao chứa yếu tố tục trong ca dao trào phúng Nghệ Tĩnh, chúng tôi thấy phần lớn các bài ca dao này đều tạo ra tiếng cười đả kích châm biếm một số loại người trong xã hội cũ cũng như những thói hư tật xấu thường gặp của con người như thói lăng nhăng, mê trai, mê gái, đã già còn thích chơi trống bỏi… Và yếu tố tục xuất hiện trong những bài ca dao này xem ra có vẻ như không khiêm tốn và cũng không tỏ ra ngại ngần như trong ca dao trào phúng nói chung mà xuất hiện một cách trực diện thông qua hàng loạt những từ ngữ tục, hình ảnh tục.

Tiểu kết chương 3

Đó chính là một trong những điểm khác biệt của ca dao trào phúng Nghệ Tĩnh so với ca dao trào phúng Việt Nam nói chung.