Thẩm định dự án - Yếu tố then chốt quyết định hiệu quả đầu tư tín dụng

MỤC LỤC

Đầu tư tín dụng theo dự án

Trong đó dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai - bản thân dự án đầu tư cũng là một hoạt động kinh tế riêng biệt và nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế nói chung. Hiện nay, các ngân hàng thường coi đầu tư tín dụng theo dự án là đầu tư tín dụng trung dài hạn do đó mà các thuật ngữ “đầu tư tín dụng theo dự án“ và “đầu tư tín dụng trung dài hạn“ được dùng thay thế nhau và nói tắt là đầu tư tín dụng. Ta đã biết rằng hoạt động tín dụng là hoạt động kinh tế gắn liền với sự thăng trầm của nền kinh tế, hoạt động đầu tư tín dụng nói chung hoạt động đầu tư tín dụng theo dự án nói riêng luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác.

Do đó đầu tư tín dụng theo dự án phải đảm bảo phương châm lấy hiệu quả chung của nền kinh tế và hiệu quả riêng của khách hàng là mục đích đồng thời phải đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Đầu tư tín dụng trung dài hạn là hoạt động gắn liền với những rủi ro rất lớn bởi rủi ro trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi - đó là đối với doanh nghiệp - còn đối với kinh doanh của ngân hàng là kinh doanh qua tay người khác, rủi ro của ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào hoạt động của bản thân ngân hàng, mà còn phụ thuộc vào các dự án hoặc tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn.

Vai trò của thẩm định đối với hoạt động đầu tư tín dụng theo dự án

    Do sự gắn kết đặc biệt giữa hiệu quả đầu tư tín dụng với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay hoạt động của dự án nên nếu chủ đầu tư có một dự án tốt xin cấp vốn thì nó đồng nghĩa với việc ngân hàng đảm bảo an toàn cho đồng vốn mình bỏ ra. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều phương án sử dụng vốn khác nhau, cùng một khối lượng vốn có thể có hơn một dự án xin tài trợ, khi đó ngân hàng phải thực hiện phép so sánh vừa định lượng vừa định tính: về độ tin cậy giữa các chủ đầu tư, các nguồn thông tin trong dự án, về lợi nhuận, khả năng hoàn vốn. Ngõn hàng với tư cỏch là cơ quan kinh tế của nhà nước chắc chắn nắm rừ chiến lược phát triển kinh tế, qui hoạch kế hoạch của vùng, ngành nên thẩm định tức là ngân hàng đã xem xét tính phù hợp của dự án với qui hoạch từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho dự án được thực hiện nếu dự án nằm trong khu vực qui hoạch, ngược lại thì thận trọng hơn đối việc đầu tư cho dự án.

    Đặc biệt, khi mục tiêu của ngân hàng không phải là lợi nhuận mà là lợi ích kinh tế xã hội hoặc tăng lượng tín dụng thì ngân hàng sẽ đặc biệt ưu tiên đối với các dự án thuộc vào khu vực ưu tiên khi đúng với qui hoạch, kế hoạch bởi các dự án này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành kế hoạch, qui hoạch của ngân hàng cũng như của vùng hay ngành. Trong quá trình hoạt động của mình ngân hàng hay gặp phải trường hợp các tài sản thế chấp có giá trị thực tế nhỏ hơn nhiều lần giá trị đánh giá trong hồ sơ vay, và điều kiện pháp lý của chủ sở hữu là giả tạo hoặc thế chấp nhiều lần tại cùng một thời điểm dẫn đến giải quyết các tài sản thế chấp khi ngân hàng thu về là điều rất khó khăn.

    THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH Ở NGÂN HÀNG VIỆT NAM

    Hoạt động thẩm định của các ngân hàng 1. Cơ chế thẩm định

      Chất lượng một món vay bị giảm sút có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết cán bộ tín dụng vẫn phải chịu trách nhiệm về khoản nợ tồi mà anh ta đã tiếp nhận hồ sơ phân tích, trình xin chấp thuận và tiếp tục giám sát trong suốt quá trình dự án hoạt động. Để có thể làm tốt công tác của mình, cán bộ thẩm định rất cần những kiến thức về ngành nghề, lĩnh vực mà dự án xin đầu tư, về các qui định của nhà nước đối với đầu tư và các phương pháp tính toán các chỉ tiêu hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế năng lực của cán bộ làm công tác thẩm định của các ngân hàng còn hạn chế và nhiều khi vẫn có thói quen thẩm định cũ, còn dựa dẫm quá nhiều vào sự phê duyệt đánh giá của các cơ quan nhà nước đối với các dự án dẫn đến chủ quan không xem xét đánh giá lại một cách cẩn thận nên rủi ro mất mát tín dụng là điều không thể tránh khỏi trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam hiện nay.

      Trong nhiều trường hợp giám đốc không chỉ xem xét qua dự án mà còn tiến hành tái thẩm định, các quyết định của giám đốc nhiều khi không trùng với phòng tín dụng nhưng dù sao đó vẫn là người có thẩm quyền cao nhất bắt buộc mọi người phải tuân theo. Điển hình là tình trạng các cá nhân hoặc cơ quan chính quyền các cấp đề nghị thậm chí yêu cầu ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu vốn của một doanh nghiệp hay một dự án nào đó vì quyền lợi của thiểu số người hơn là của xã hội và của ngân hàng.

      ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ TƯ CÁCH

      • Những vướng mắc khó khăn trong qua trình thẩm định của ngân hàng
        • KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

          Ngân hàng sẽ so sánh các chỉ tiêu khả năng thanh toán chung và thanh toán nhanh với 1: nếu lớn hơn 1 là bình thường, nếu càng lớn thì khả năng thanh toán càng cao, nếu nhỏ hơn 1là khả năng thanh toán yếu và càng nhỏ càng yếu, riêng hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 0,5 là tốt; so sánh chỉ tiêu khả năng thanh toán cuối cùng với 1 nếu nhỏ hơn thì không thể đầu tư vì tình hình tài chính của doanh nghiệp rất xấu. Ngân hàng tiến hành phân tích tài chính của dự án nhằm mục đích: xác định tính khả thi của dự án về mặt tài chính của dự án, đánh giá tính đầy đủ của một kế hoạch tài chính cho một dự án đầu tư mới hoặc duy trì doanh nghiệp đang hoạt động, giám sát hoạt động của một công ty hoặc của một nhóm người thực hiện dự án, đề xuất phương pháp nâng cao tính khả thi của dự án và các điều kiện cần thiết cho dự án để xin tài trợ vốn từ đó quyết định kế hoạch tài trợ cho dự án. - Công nghệ và tài sản cố định: Ngân hàng chủ yếu dựa vào các đánh giá của bộ, sở KHCN&MT, các cơ quan quản lý ngành, kết luận của hội đồng thẩm định cấp nhà nước để xem xét dự án về các mặt: Mức độ hiện đại của công nghệ; Sự phù hợp của công nghệ với thực tế và đòi hỏi của dự án; Mức độ hiện đại của máy móc thiết bị và các điều kiện bảo trì bảo dưỡng sau khi lắp đặt.

          - Tổ chức quản lý sản xuất : ngân hàng thường tiến hành xem xét sự phù hợp và tính khả thi của dự án về mặt này theo các nội dung sau: Cơ cấu màng lưới tổ chức quản trị dự án; Các phương thức điều hành, cấp điều hành và thừa hành trong qua trình thực hiện dự án; Đánh giá về năng lực, trình độ và khả năng quản lý của đội ngũ cán bộ điều hành dự án; Đánh giá nhu cầu và khả năng bố trí nhân lực cho dự án 4. Thực tế theo qui định của ngân hàng thì doanh nghiệp hay khách hàng không thể vay lượng vốn lớn hơn giá trị của tài sản thế chấp trong khi nhu cầu vốn để hoạt động lại lớn dẫn đến có sự biến tướng của gia tăng tín dụng là dùng chính tài sản tạo ra từ khoản vay làm tài sản thế chấp cho món vay khác, hoặc dùng tài sản đi mượn..Tất cả các hành vi này đều trái pháo luật và đem lại rủi ro cho ngân hàng, đặc biệt rủi ro này rất lớn vì vốn tập trung quá nhiều vào một khách hàng. Do năng lực thẩm định hạn chế, tư cách đạo đức không tốt mà cán bộ ngân hàng đã chủ động hoặc bị gài bẫy thông đồng với Tăng Minh Phụng và Liên Khui Thìn lập ra hàng loạt các công ty con để vay vốn ngân hàng (để đối phó với hạn mức tín dụng nhỏ hơn 10% vốn tự có và quĩ dự trữ); mượn pháp nhân của các công ty khác để lập hồ sơ vay vốn.

          Muốn vậy thì thẩm định cần tiến hành bởi một nhóm tập thể để thông tin không bị “nhiễu”, không bị “khúc xạ” bởi những lăng kính mờ đục, không để cái “sảy nảy cái ung”- khi vỡ lở thì không thể hối tiếc; Việc phán quyết hợp đồng tín dụng nên thông qua hội đồng thẩm định, một tập thể bao gồm cán bộ lãnh đạo có thể biến hoá có thể nhìn nhận thông tin một cách sâu sắc hơn.