MỤC LỤC
Ưu điểm: doanh nghiệp mở các trung tâm dạy nghề thì có bộ máy quản lý gọn nhẹ, chỉ gói gọn trong doanh nghiệp, tận dụng được về mặt quy mô nên có thể giải quyết được nhu cầu cấp bách về lao động, chi phí đào tạo thấp so với cử người đi học ở các trường chính quy,. Đào tạo tại nơi làm việc là quá trình học các kiến thức, kỹ năng nghề trong quá trình làm việc của công nhân (vừa học, vừa làm) dưới sự hướng dẫn của những người lành nghề hơn trong doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp mời giáo viên tại các cơ sở dạy nghề đến giảng dạy hoặc có thể đến học lý thuyết ở cơ sở dạy nghề và thực tập nghề tại doanh nghiệp.
Vì xác định nhu cầu đào tạo là khâu đầu tiên trong quá trình xây dựng một chương trình đào tạo, làm giảm sự thiếu hụt về lao động, là một trong những nhân tố quyết định hiệu quả đào tạo nên khi xác định nhu cầu đào tạo CNKT cần phải kết hợp phân tích tổ chức, phân tích tác nghiệp và phân tích người công nhân sao cho nhu cầu của công ty trùng khớp với nhu cầu của cá nhân người lao động. Nếu giáo viên là người trong biên chế của doanh nghiệp thì sẽ tiết kiệm chi phí cũng như dễ quản lý song khả năng truyền thụ kiến thức hạn chế cũng là một lý do khiến các doanh nghiệp cân nhắc khi tận dụng lực lượng lao động này, mặt khác thời gian họ giảng dạy thì vị trí làm việc sẽ phải thay thế bằng người khác nên ảnh hưởng đến quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rừ năng lực của cỏc cơ sở đào tạo, việc phối hợp để tổ chức học viên thực tập tại doanh nghiệp chưa thật chặt chẽ, chưa giúp học viên khai thác triệt để cơ hội tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ thực tế sử dụng. Các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa trong công tác đào tạo CNKT, tạo lợi thế cạnh tranh trong môi trường khoa học công nghệ tiên tiến và phát triển như vũ bão, máy móc thiết bị luôn đổi mới, cách thức tổ chức và quản lý quá trình sản xuất thay đổi theo chiều hướng hiện đại.
Năm 2003 lao động giảm xuống còn 645 người, lao động không sử dụng sẽ được Công ty giới thiệu sang làm việc tại các công ty khác cũng là thành viên của Tổng công ty lắp máy Việt Nam và được hưởng các chế độ khác (lưu trữ hồ sơ và tuyển dụng tiếp khi có nhu cầu, cử đi học tại các trường dạy nghề để nâng cao trình độ, hướng dẫn cách làm quen với các thiết bị mới phục vụ cho mục tiêu của Công ty, đào tạo mới để chuyển sang lĩnh vực hoạt động chính theo kế hoạch sản xuất). (Bản kế hoạch quỹ tiền lương và đơn giá tiền lương năm 2006) Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy trong quá trình đóng góp tạo ra sản phẩm chủ yếu thì công nhân lắp máy và công nhân cơ khí vẫn là bộ phận công nhân chính, phụ trách công việc chính trong lắp đặt và xây dựng và đương nhiên lượng công nhân thuộc hai bộ phận này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số CNKT toàn Công ty. Cùng với lực lượng lao động đông đảo nhiều ngành nghề, quá trình hoạt động sản xuất hiện đại, Công ty cổ phần Lilama Hà Nội đã trang bị một hệ thống máy móc thiết bị tương đối đầy đủ, chất lượng, đa dạng và được sản xuất bởi các nước tiên tiến, có công suất cao phục vụ các công trình đảm bảo đúng tiến độ thi công như: Máy trục (nhập khẩu của Nhật, Mỹ, Nga, Pháp, Đức), máy cơ giới, xe, máy (Nga, Trung Quốc, Đức), máy hàn, máy cắt, máy công cụ (Nga, Hungary, Trung Quốc, Đài Loan và do Việt Nam sản xuất)….
Với ngành nghề đa dạng và số lượng công nhân lớn thì đây là một phương pháp phát triển nguồn nhân lực một cách đồng đều, công nhân thuộc ngành nghề khác nhau có thể học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp để trau dồi kiến thức, thực hiện đúng chủ trương chung của công ty là biết nhiều nghề, giỏi một nghề, ví dụ như công nhân lắp đặt thiết bị điện ngoài giúp đỡ chỉ bảo lẫn nhau còn có thể góp ý bổ sung cho công. Hoạt động này cần duy trì thường xuyên song Công ty phải có những chính sách nhất định để mọi người tham gia nhiệt tình và tự giác, coi đây là một bộ phận thực sự của công tác đào tạo chứ không chỉ là nhiệm vụ của người công nhân phải kiêm nhiệm trong quá trình sản xuất. Do quy mô lớn, quá trình hình thành và phát triển lâu năm, có được sự quan tâm của ban lãnh đạo, Công ty đã xây dựng cho mình một hệ thống nhà xưởng phục vụ cho hoạt động đào tạo và tổ chức mở lớp, mời giáo viên trường Đại học Bách khoa, các chuyên gia về giảng dạy.
Mặt khác yêu cầu mới chỉ xuất phát từ phía Công ty, từ kế hoạch sản xuất cũng như yêu cầu công nghệ kỹ thuật, quá trình làm việc (để xác định nhu cầu tiếp tục nâng cao tay nghề, đào tạo tổ trưởng) mà không căn cứ vào nhu cầu, tâm lý người lao động, với lại có dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh thì số công nhân được đào tạo cũng không được tính toán theo công thức cụ thể mà chỉ do ý kiến chủ quan của cán bộ chuyên trách, dẫn đến thiếu chính xác trong quá trình xác định nhu cầu, đào tạo không sát với yêu cầu. Mỗi học viên phải có một bản cam kết đào tạo theo mẫu.Nếu vi phạm học viên sẽ phải bồi thường những chi phí như: học phí, chi phí tài liệu học tập, chi phí hỗ trợ phương tiện lại, chỗ ở trong thời gian đi học, tiền lương, tiền thưởng, chi phí quản lý chung (tính bằng 10% tổng các chi phí trên cộng lại), ngoài ra còn bị kỷ luật, nặng nhất là không cho tiếp tục tham gia đào tạo, trả về phòng Tổ chức để phân công, bố trí lại công việc. Công ty cổ phần Lilama Hà Nội đã áp dụng quy trình đào tạo của Tổng công ty lắp máy Việt Nam, đây là một quy trình tương đối hoàn chỉnh sử dụng cho mọi đối tượng song do là một công ty nhà nước nên hoạt động đào tạo vẫn chưa được quan tâm đúng mức, đôi lúc chỉ mang tính hình thức chưa đem lại hiệu quả cao, gây lãng phí mà nếu sử dụng chi phí đào tạo cho hoạt động khác có thể đem lại kinh tế cao hơn.
Những người công nhân này được đào tạo về cách thức để gắn kết mọi người trong tổ của mình, cách tạo phong trào thi đua sản xuất, cách chia lương và chấm công…Người tổ trưởng trở thành người anh cả gương mẫu, chịu trách nhiệm với cấp trên về các vấn đề liên quan đến các tổ viên như nghỉ ốm, đảm bảo thời gian làm việc, quan hệ với các bộ phận khác, đề nghị khen thưởng những người hoàn thành xuất sắc công việc. Để khảo sát trình độ công nhân trước khi đào tạo, câu hỏi đưa ra là: “Khi được tuyển dụng vào công ty trình độ học vấn của anh (chị) là:” thì 100% công nhân có ý kiến là mình đã qua đào tạo ở các trường dạy nghề chính quy, đây là điều kiện thuận lợi cho Công ty vì như vậy nghĩa là họ đã có những kiến thức nghề nghiệp cơ bản, nếu trong quá trình làm việc phải đào tạo thì nhu cầu đào tạo xuất phát từ phía Công ty khi sử dụng dây chuyền, thiết bị mới chứ không phải từ phía người lao động hoặc là nếu đào tạo nâng cao tay nghề thì khả năng tiếp thu kiến thức cũng dễ dàng và hiệu quả hơn. (Tổng hợp báo cáo sản xuất kinh doanh 2003 – 2005) Nhìn vào bảng tổng hợp trên ta thấy chi phí thực chi cho đào tạo luôn vượt quá kế hoạch dự tính hay nói cách khác chi cho đào tạo luôn thiếu, phần chênh lệch là khá lớn có thể do quá trình thực hiện có nhiều tiêu cực và dự tính chưa chính xác do sử dụng công nghệ mới nên nhiều máy móc không phù hợp hay không thể sử dụng được nữa mà cán bộ phụ trách không tính đến.
Phổ biến rộng rãi bộ phận cần đào tạo và thời gian sẽ tiến hành đào tạo, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trong toàn công ty để người công nhân biết mình còn thiếu những kĩ năng gì, có điều kiện tham gia khoá đào tạo hay không rồi sẽ gửi đơn yêu cầu đào tạo, như vậy việc xác định nhu cầu sẽ chính xác hơn. Liên kết cập nhật chương trình đào tạo, trên cơ sở thực tế kỹ thuật – công nghệ, quy trình sản xuất kinh doanh và xu hướng phát triển của doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và Công ty cùng hợp tác để hiệu chỉnh, đảm bảo mục tiêu, hiệu quả đào tạo (kiến thức khoa học, kỹ năng, thái độ, tinh thần hợp tác trong lao động…). Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự tồn tại và phát triển của mình, Công ty đã và đang có quan tâm đúng đắn tới công tác đào tạo CNKT nhằm tạo ra một đội ngũ lao động có đủ trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề cần thiết đáp ứng yêu cầu công việc và sự phát triển của công ty trong môi trường cạnh tranh.