Cơ chế quản lý tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

MỤC LỤC

CƠ CHẾ QUẢN LÍ TIỀN LƯƠNG VÀ THU NH ẬP

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Nhà nước quy định mức lương tối thiểu, quy định các nguyên tắc có tính chất định hướng, làm căn cứ để doanh nghiệp cụ thể hoá mức tiền lương, tiền công theo điều kiện cụ thể của từng ngành nghề. Doanh nghiệp quyết định trả lương cho người lao động căn cứ vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mức tiền công trên thị trường và thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể.

ĐÁNH GIÁ

Mặt khác, tiền lương tối thiểu mới được xem xét chủ yếu trong khu vực Nhà nước chưa có sự liên kết giữa các khu vực, vì vậy, nhìn chung tác dụng của mức lương tối thiểu còn hạn chế, phạm vi áp dụng hẹp, chưa thực sự là cơ sở hình thành mức tiền công trên thị trường sức lao động. Việc hằng năm, Nhà nước giao đơn giá tiền lương cho các doanh nghiệp chưa phù hợp với cơ chế thị trường, tạo cho giám đốc ỷ lại, không chịu trách nhiệm và không năng động để tính toán, quyết định đúng đắn chi phí tiền lương gắn với lợi nhuận;.

THỰC TRẠNG CỦA TIỀN LƯƠNG VÀ TÁC DỤNG CỦA TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

TÌNH HÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

Việc tính mức lương và phụ cấp lương được thực hiện như sau: lấy hệ số lương cấp bậc theo chức danh nghề, công việc; hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ; hệ số lương chức vụ được xếp, phụ cấp lương, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) nhân với mức lương tối thiểu chung 540.000đồng/tháng. mất việc làm cho thời gian làm việc trong khu vực nhà nước từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 trở đi và trợ cấp đi tìm việc làm được tính theo mức lương tối thiểu chung 540.000 đồng/tháng. Khi thực hiện các khoản trợ cấp này thì bổ sung thêm các cột tương ứng để tính thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước và tính trợ cấp mất việc làm vào biểu số 9, biểu số 10 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2007/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Một thực trạng ở đây là “Lương hưu của CN còn thấp”. Thực tế là thang bảng lương trong DN Nhà nước hiện hành vẫn còn bất cập, nhiều CN ngành may làm việc hàng chục năm, khi nghỉ hưu, nhận lương hưu hàng tháng thấp. Trong khi chờ đợi cải cách tiền lương, nên cho phép DN chủ động vận dụng nếu DN có điều kiện và NLĐ tự nguyện xin được đóng mức cao hơn mức lương trên hợp đồng lao động. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có nghiên cứu, đánh giá xung quanh chính sách tiền lương. Theo cơ quan này, hệ thống thang bảng lương hiện nay khá phức tạp và quan hệ tiền lương chưa hợp lý.. Theo đó, chưa thu hút được người giỏi và chưa thể hiện được sự quan tâm đến người có thu nhập thấp. Tuy mức lương tối thiểu tăng nhanh hơn so với Đề án đã được thông qua nhưng do chỉ số giá tăng nhanh hơn, đặc biệt là tình hình lạm phát đầu năm 2008 nên đời sống của cán bộ và người lao động gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, quan hệ tiền lương của chúng ta hiện được kế thừa phương pháp xác định theo mức độ phức tạp lao động trong điều kiện lao động bình thường, khi cải cách tiền lương năm 1993. Hệ số trung bình này còn thấp, chưa thể hiện được trình độ của người có mức lương trung bình trong quan hệ tiền lương 1-10 và số ngạch bậc của người có mức lương thấp dưới mức lương trung bình rất nhiều so với số ngạch bậc của người có mức lương trên mức trung bình. Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, xung quanh quan hệ tiền lương, cơ quan này đề nghị hệ số trung bình cho đối tượng tốt nghiệp đại học là 2,5-2,8, vì hệ số 2,34 chưa thể hiện được mức độ phức tạp công việc đối với người hưởng mức lương trung bình. Hệ số này thấp đã chèn ép rất nhiều ngạch lương trung bình đến lương tối thiểu, trong khi đó rất ít ngạch trên mức lương trung bình mà khoảng cách hệ số lại không nhiều. Vì vậy, lương hiện nay chưa thể hiện được mối quan tâm đến người có mức lương thấp. Có thể nói, mức lương tối thiểu chung hiện còn thấp và phụ thuộc vào khả năng của ngân sách Nhà nước, chưa theo kịp mức sống dân cư và quan hệ cung cầu lao động trên thị trường. Quan hệ lương tối thiểu - trung bình - tối đa còn bình quân, làm cho mức lương của người hưởng từ ngân sách Nhà nước thấp theo, không thu hút được người giỏi vào công chức. Bên cạnh đó, thang bảng. lương quy định hiện nay đối với công ty Nhà nước chủ yếu để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chứ chưa theo cơ chế thị trường. Đối với nhiều doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tự xây dựng thang lương, bảng lương bằng cách kéo dài số bậc lương và thu hẹp khoảng các giữa các bậc lương, xây dựng các mức lương thấp để ký kết hợp đồng lao động, nhằm giảm bớt thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gây thiệt hại cho người lao động.. Cũng theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, hiện cơ quan này đang xem xét đề xuất Chính phủ nên thực hiện tăng lương sớm hơn thông lệ. Thực hiện mức lương tối thiểu vùng. *Mức lương tối thiểu vùng để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các công ty thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 theo. a) Mức 620.000 đồng/tháng áp dụng đối với công ty hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. b) Mức 580.000 đồng/tháng áp dụng đối với công ty hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng, thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh, các huyện; Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương, thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nguồn tin từ Bộ LĐ-TB&XH cho biết, nhằm tiếp tục thực hiện lộ trình theo đề án cải cách tiền lương năm 2008-2012, mới đây Chính phủ đã giao cho cơ quan này nghiên cứu, tính toán xây dựng quy định xung quanh việc điều chỉnh lương tối thiểu cho năm nay.

NGUYÊN NHÂN SỰ HẠN CHẾ CỦA TIỀN LƯƠNG HIỆN NAY

- Thứ nhất là, tiền lương phải theo định hướng thị trường, nghĩa là tiền lương phải đủ cho người lao động sống, phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu trên thị trường lao động và phải dựa vào sự thỏa thuận, đối thoại qua thỏa ước lao động tập thể. Thêm vào đó, tuyển dụng lao động quản lý của DNNN vẫn theo phương thức cũ, tuyển dụng theo kiểu biên chế suốt đời và được coi là viên chức Nhà nước bao cấp theo kiểu hành chính trong khi DN FDI tuyển dụng theo cơ chế thị trường.

VAI TRề TIỀN LƯƠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRề TIỀN LƯƠNG

Mặc dù giá trị công việc là yếu tố chính trong quy trình xác định mức lương song vẫn phải xem xét các yếu tố như thâm niên , tuổi tác … theo các giá trị xã hội phổ biến. Liên tục rà soát lại các mức lương trong doanh nghiệp dựa trên các mức lương của đối thủ cạnh tranh và dựa trên mức lương chuẩn trên thị trường nhằm đảm bảo hệ thống lương công bằng nội bộ và công bằng so với bên ngoài.

ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH

Đối với doanh nghiệp nhà nước: Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và chính sách tiền lương do Nhà nước ban hành, doanh nghiệp chủ động xây dựng định mức lao động, quỹ lương kế hoạch và xác định đơn giá tiền lương trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân và theo quan hệ tối đa: 0,8/1 và lợi nhuận bình quân đầu người không thấp hơn năm trước liền kề. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, căn cứ vào chính sách tiền lương do Nhà nước quy định và điều kiện sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp xây dựng hệ thống thang, bảng lương hoặc vận dụng thang lương, bảng lương khung của Nhà nước để xây dựng, ban hành thang, bảng lương của doanh nghiệp làm căn cứ kí kết hợp đồng lao động, trả lương cho người lao động và đăng ký với cơ quan lao động địa phương.