MỤC LỤC
- Trước hết, để quản lý nguồn vốn ngân hàng cần xây dựng kế hoạch nguồn vốn bao gồm các nội dung: quy mô, cơ cấu, tốc độ gia tăng nguồn vốn năm kế hoạch so với năm trước, đề xuất các phương án huy động, chính sách lãi suất tiền gửi, chương trình marketing,…. Phòng nguồn vốn kế hoạch sẽ tổng hợp kế hoạch huy động vốn, có kèm các giải pháp thực hiện của các đơn vị trực thuộc, đồng thời phân tích tình hình môi trường kinh doanh, thuận lợi, khó khăn của chi nhánh, để xây dựng kế hoạch nguồn vốn. Hàng ngày phòng nguồn vốn làm báo cáo về sự tăng giảm nguồn và sử dụng nguồn để ban giám đốc điều hành và có sự chỉ đạo kịp thời, riêng cân đối tháng gửi phòng nguồn vốn HSC để tổng hợp cân đối chung toàn hệ thống.
- Chi nhánh đánh giá công tác nguồn vốn, so sánh với cùng kỳ năm trước một cách định kỳ (hàng tháng, quý, năm), từ đó biết được các mặt được, mặt còn hạn chế, rút ra những kinh nghiệm, đề xuất các biện pháp, kiến nghị các điều kiện để chuẩn bị xây dựng kế hoạch nguồn vốn và thực hiện tốt kế hoạch nguồn vốn trong năm sau. Gia tăng của tiền gửi và các khoản vay là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng, là điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô các hoạt động khác, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn. Tuy nhiên, các khoản tiền nhỏ thường ít bị hấp dẫn khi lãi suất tăng ít, và một khoản tiền gửi tại ngân hàng nảo đó trong Cà Mau sẽ không dễ gì chuyển ra Hà Nội trong điều kiện công nghệ ngân hàng và chi phí chuyển tiền như hiện nay.
Ngân hàng phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn bắt đầu từ việc phân tích thị trường nguồn vốn của mỗi ngân hàng để thấy được đặc điểm của nguồn (như qui mô, tốc độ tăng trưởng, vòng quay, lãi suất và sự biến đổi của lãi suất, tỷ trọng thị trường của ngân hàng so với các tổ chức tín dụng khác,… Ngoài ra ngân hàng cũng tập trung phân tích nguồn vay từ ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác, tuy nguồn này có thời hạn ngắn nhưng có thể có được trong thời gian ngắn, nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngắn hạn. Nhà quản lý đầu tư phải xác định tỷ lệ thu nhập của mỗi loại chứng khoán có thể mang lại, bao gổm tỷ lệ thu nhập đáo hạn-YTM( nếu ngân hàng định nắm giữ chứng khoán đến ngày đáo hạn), và tỷ lệ thu nhập nắm giữ HPY ( nếu ngân hàng không giữ cổ phiếu đến ngày đáo hạn, có thể họ phải bán để bổ sung nguồn vốn). Chính vì vậy quản lý danh mục đầu tư là cần xem xét lựa chọn đầu tư vào loại chứng khoán nào có khả năng được mua, bán nhanh trên thị trường, giá cả ổn định và có khả năng phục hồi vốn ban đầu (có độ rủi ro đầu tư thấp), là những chứng.
+ Phân bổ kỳ hạn đều: Cách phân bổ này thường được áp dụng với những ngân hàng nhỏ, tức là xác định kỳ hạn tối đa có thể đầu tư, sau đó đầu tư vào mỗi kỳ hạn( nằm trong phạm vi kỳ hạn tối đa) một lượng chứng khoán bằng nhau.
Trong điều kiện hội nhập ngày này để tồn tại, có một vị trí chắc chắn trong hệ thống ngân hàng, thì ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cần không ngừng năng cao năng lực của mình dựa trên những lợi thế nhất định mà ngân hàng đã có. Tăng cường công tác tiếp thị, đổi mới phong các giao dịch, thực hiện chủ trương đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, phong phú về loại hình, lãi suất và chi trả phù hợp với nhu cầu của khách hàng, cung cấp ngày càng nhiều các sản phẩm tiện ích cho khách hàng và trọng tâm hướng nguồn vốn vào nguồn có tính ổn định cao, hạn chế dần các nguồn vốn thiếu tính ổn định. Trong thực tế quan sát tại một số điểm giao dịch, ngay cả khi khách hàng đang sử dụng các sản phẩm dịch vụ thu hút tiền gửi, sản phẩm huy động vốn của các NHTM trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng chưa nắm hết được tiện ích của các sản phẩm đó.
Để chất lượng dịch vụ huy động vốn của chi nhánh có thể đáp ứng được các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế, đòi hỏi công nghệ phải không ngừng cải tiến, hiện đại và nâng cấp thực sự trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhân viên ngân hàng. Chi nhánh phải có chiến lược khách hàng đúng đắn: chiến lược tiếp cần và khai thác khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, bên cạnh đó phải giữ mối quan hệ với khách hàng truyền thống, thắt chặt mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng đảm bảo lợi ích của hai bên. Tuy nhiên chi nhánh cần phân loại khách hàng để có chính sách riêng đối với từng nhóm khách hàng nhằm thu được hiệu quả cao hơn, cần có chính sách ưu đãi thích hợp, khuyến khích đối với khách hàng lớn và khách hàng lâu năm, khách hàng có tình hinh kinh doanh hoạt động tốt.
- Chỉ đạo lãi suất theo cơ chế thị trường, từng bước tăng dần chênh lệch lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào, trích đủ, kịp thời các khoản dự phòng rủi ro…Thực hiện phương châm, mọi khoản đầu tư của chi nhánh phải đem lại hiệu quả. Trong tương lai thị trường tài chính ở Việt Nam sẽ phát triển mạnh là điều kiện để các ngân hàng đầu tư vào chứng khoán, đối với NHNo&PTNT Việt Nam theo kế hoạch sẽ cổ phần hoá vào năm 2009 đây là điều kiện để NHNo gia tăng về quy mô kinh doanh cũng như đa dạng hoá danh mục đầu tư. Bên cạnh sự chỉ đạo quản lý của ngân hàng, trong điều kiện hội nhập ngày nay ngân hàng cũng nên giao quyền chủ động hơn cho các đơn vị, chi nhánh trong việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, cử cán bộ đi đào tạo nước ngoài, nhằm có được nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu hội nhập.
+ Trước sức ép về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính trong bối cảnh hoạt động tín dụng có nhiều rủi ro và không ít khó khăn,… NHNo&PTNT cần có chiến lược phát triển mạnh mẽ các dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích trên cơ sở liên kết và liên minh nâng cao sức cạnh tranh. + Phải tạo ra sự khác biệt của ngân hàng,tạo ra các sản phẩm khác biệt hấp dẫn khách hàng trong và ngoài nước.Nó không những có tác dụng duy trì củng cố khách hàng truyền thống của ngân hàng mà còn mở rộng thu hút khách hàng mới - yếu tố quyết định trong sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại hiện nay. Chính vì vậy công tác quản lý nguồn vốn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng, việc quản lý nguồn vốn của ngân hàng mà hiệu quả là điều kiện để tiến hành các hoạt động cho vay và phát triển các dịch vụ của ngân hàng, tạo được lòng tin với khách hàng.
Tuy nhiên công tác quản lý nguồn vốn cần phải đi cùng với công tác quản lý hoạt động cho vay, có như vậy mới đảm bảo hoạt động chính, chủ yếu của ngân hàng là huy động và cho vay vốn, tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển, thu được lợi nhuận cao. Qua phân tích về thực trạng công tác quản lý nguồn vốn tại chi nhánh Nam Hà Nội em có nhận xét là : Đây là một chi nhánh có uy tín, hoạt động của chi nhánh đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế tại địa bàn quận Thanh Xuân và thành phố Hà Nội trong những năm vừa qua. Về cơ bản chi nhánh Nam Hà Nội đã quan tâm chú ý tới công tác quản lý nguồn vốn, tuy nhiên trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường ngân hàng cũng như những đòi hỏi mới trong hoạt động của mình, chi nhánh cần tiếp phát huy những lợi thế đã có, đồng thời có những đổi mới nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý nguồn vốn.