Vai trò của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu qua đường bưu chính

MỤC LỤC

Cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội

- Đội Tổng hợp có nhiệm vụ tiếp nhận công văn và phổ biến các văn bản, quyết định mới cho các tổ, đội khác trong cùng đơn vị; lên kế hoạch xây dựng các chương trình kế hoạch công tác cho Chi cục; tổ chức thực hiện công. - Đội thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu Chuyển phát nhanh có nhiệm vụ quản lý giám sát về Hải quan, làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu theo hình thức chuyển phát nhanh.

Hoạt động của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội trong những năm gần đây

Trong quá trình thực hiện Luật Hải quan, quy trình thủ tục hải quan, Chi cục đã kịp thời phát hiện các vướng mắc, bất cập, báo cáo về cục cho ý kiến chỉ đạo và phương hướng giải quyết kịp thời. Chi cục đã xây dựng kế hoạch phát triển, hiện đại hóa của Hải quan Bưu điện đến hết năm 2010 đạt chất lượng sát với yêu cầu thực tiễn của đơn vị và yêu cầu đòi hỏi phát triển và hội nhập của ngành Hải quan.

Bảng 2: Kết quả công tác giám sát quản lý xuất, nhập khẩu  của Chi
Bảng 2: Kết quả công tác giám sát quản lý xuất, nhập khẩu của Chi

Vai trò của Hải quan trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh qua biên giới trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế có liên quan đến hoạt động hải quan mà Việt Nam ký kết và công nhận. Hải quan Việt Nam, khi tiến hành kiểm tra, giám sát, kiểm soát, có nhiệm vụ tổ chức đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới; áp dụng các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.

Mối quan hệ công tác của Chi cục Hải quan Bưu điện với các đơn vị khác trên mặt trận chống buôn lậu

+ Chi cục Hải quan Bưu điện phối hợp với các lực lượng công an kinh tế, công an thành phố Hà Nội bao gồm PC15 PC 17…để nắm tình hình, tin tức liên quan đến hoạt động của đối tượng buôn lậu và phối hợp đấu tranh theo yêu cầu cụ thể của các vụ việc. + Chi cục Hải quan Bưu điện liên kết với quản lý thị trường phát hiện hàng hóa lưu thông trên thị trường, chú trọng đến các mặt hàng tân dược giá trị cao, kịp thời phát hiện những nguy cơ, giấu hiệu buôn lậu và gian lận thương mại, từ đó truy tìm luồng hàng lậu xuất nhập và các phương thức thủ đoạn của bọn buôn lậu để có đối sách đấu tranh kịp thời.

TẠI CHI CỤC HẢI QUAN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI

Khái quát về hành vi buôn lậu

    Tuy nhiên, đối với trường hợp chủ hàng giấu diếm hàng hóa hoặc không có giấy tờ hợp lệ khi xuất nhập khẩu hoặc khai báo gian dối khi qua biên giới, thì cũng có thể coi là vận chuyển trái phép hàng hoá để khởi tố theo Điều 153 Bộ luật hình sự hoặc xử phạt theo quy định tại điều 12, 13 Nghị định 138/2004/NĐ-CP về xử phạt hành vi trong lĩnh vực hải quan. Ở đây, một vấn đề nổi cộm là cùng một hành vi vi phạm như không khai báo hoặc khai báo không đúng khi vân chuyển hàng hoá qua biên giới ..việc xử lý có thể áp dụng điều 153 Bộ luật hình sự ghép vào tội danh "tội buôn lậu", nhưng cũng hành vi đó cũng có thể áp dụng điều 12 Nghị định 130/2004/NĐ- CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về Hải quan.

    Thực trạng buôn lậu qua đường bưu chính ở Việt Nam thời gian qua

    Qua nghiên cứu và đánh giá của Tổng cục Hải quan, trong hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 06/CT-TW của Bộ chính trị về “tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy” thì đối tượng các chất ma túy được vận chuyển qua đường bưu điện chủ yếu là Heroin, ma túy tổng hợp và các chất gây nghiện, hướng thần, trong đó loại ma túy xuất đi từ Việt Nam là Heroin với đích đến của nó là các nước Australia, Hà Lan, Anh và một số quốc gia khác thuộc khu vực châu Âu (trong đó đáng chú ý CHLB Đức là quốc gia đóng vai trò trung chuyển các chất ma túy qua đường bưu điện). Ma túy nhập về Việt Nam là ma túy tổng hợp dạng ATS, thuốc gây nghiện và thuốc hướng thần với điểm xuất phát từ các nước như:. CHLB Đức vẫn là quốc gia đóng vai trò trung chuyển). Có thể dẫn chứng: Năm 2005,Chi cụ Hải quan bưu điện TP.Hồ Chí Minh cho biết, khi tiến hành kiểm tra lô hàng quà biếu gồm 4 con gấu bông, phát hiện các đường may trên 4 con gấu rất sơ sài, nắn kỹ thấy toàn thân gấu không đồng nhất nên lãnh đạo đơn vị đã quyết định rạch bụng 4 con gấu để kiểm tra, phát hiện trong bụng mỗi con có 1 bọc nylon bên trong là cành và lá cần sa, có chứa thành phần DELTA 9-Tetrahydrocannabinol.

    Các hành vi buôn lậu chủ yếu trên địa bàn do chi cục Hải quan bưu điện quản lý

    -Ngày 15/7/2005, tại điểm làm thủ tục hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện XNK thuộc Trung tâm VPS I (Trung tâm Bưu chính liên tỉnh và quốc tế khu vực I) đã phát hiện và bắt giữ 20 viên ma túy tổng hợp thuộc nhóm ATS, được gửi đến từ Vương quốc Anh. Đặc điểm: 20 viên ma túy được xếp thành một lượt mỏng, gói trong một lớp giấy bạc và để trong một miếng các-tông đã được khoét bỏ lớp sóng ở giữa tạo thành một khoảng trống bên trong.

    Tổ chức bộ máy đấu tranh chống buôn lậu của Chi cục Hải quan bưu điện

      Trên cơ sở những truyền đạt về nghiệp vụ kiểm soát quan trọng từ cấp trên; kết hợp với các báo cáo, thống kê của 2 Đội: Thủ tục hàng hóa XNK Liên tỉnh và Thủ tục hàng hóa XNK chuyển phát nhanh; cộng thêm thông tin điều tra được của một số trinh sát bí mật đóng trên địa bàn Hà Nội…Tổ ra khoanh vùng được các đối tượng tình nghi buôn lậu, gian lận thương mại hay các gói bưu kiện khả nghi. Từ đó, Tổ chỉ đạo các Đội làm thủ tục hàng hóa thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát cho phù hợp với yêu cầu thực tế của công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại đồng thời báo cáo cấp lãnh đạo (lãnh đạo Chi cục, Đội kiểm soát Ma túy Cục Hải quan thành phố Hà Nội).

      Một số kết quả về công tác chống buôn lậu qua đường bưu chính của chi cục Hải quan bưu điện trong những năm gần đây

        Xuất phát từ việc xác định hoạt động thu thập, trao đổi và cung cấp thông tin là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm pháp luật Hải quan, trong hơn 4 năm qua mặc dù lúc đầu chưa có lực lượng Kiểm soát chuyên trách được tổ chức ở cấp Chi cục, nhưng đơn vị đã tổ chức và giao nhiệm vụ cho một tổ bán chuyên trách trong việc kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và ma túy, phụ trách tổ là một Phó chi cục trưởng cùng với một số thành viên đã trải qua công tác Kiểm soát Hải quan và tác nghiệp tại các đội nghiệp vụ. Tổ này có nhiệm vụ thu thập các thông tin có liên quan đến hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và ma túy thông qua quá trình trực tiếp tác nghiệp, sau đó tổng hợp báo cáo Chi cục trưởng để có hướng chỉ đạo chung đối với toàn Chi cục, đồng thời trao đổi với Đội Kiểm soát của Cục Hải quan thành phố Hà Nội để phối hợp trong những vụ việc cụ thể, hoặc làm cơ sở để đội Kiểm soát Hải quan cập nhật tổng hợp tình hình chung, tham mưu cho Lãnh đạo Cục Hải quan thành phố Hà Nội kịp thời chỉ đạo các đơn vị thuộc Cục trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và ma túy, mặt khác cũng là nguồn thông tin để trao đổi và cung cấp cho các đơn vị thuộc Công an thành phố Hà Nội như PC15, PC17 (đặc biệt là PC17 đối với các đối tượng nghi vấn buôn bán, vận chuyển ma túy qua tuyến đường bưu điện truyền thông và chuyển phát nhanh).

        Bảng 6: Kết  quả  phối  hợp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
        Bảng 6: Kết quả phối hợp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

        Một số hạn chế

        • Tâm lý e ngại, né tránh làm công tác Kiểm soát trong đội ngũ cán bộ công chức là phổ biến, bên cạnh đó chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chuyên trách làm công tác kiểm soát nhìn chung còn yếu về chuyên ngành kiểm soát, hầu hết chưa được đào tạo cơ bản, cá biệt có trường hợp do phải cách ly với công tác nghiệp vụ, nên đưa về làm công tác kiểm soát. Tình trạng làm việc “cầm chừng” tại các đơn vị Kiểm soát, để “chờ thời” được điều chuyển đi làm nghiệp vụ tại các bộ phận khác hoặc đơn vị khác, tuy không phổ biến, nhưng cũng không phải là ít gây hạn chế không nhỏ tới hiệu quả của công tác kiểm soát.

        TỚI

        • Một số biện pháp phòng chống buôn lậu qua đường bưu chính đã được áp dụng tại Chi cục Hải quan bưu điện Hà Nội

          Thứ nhất, tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan, quản lý rủi ro; xây dựng cơ sở bí mật, điều tra nghiên cứu nắm tình hình, sưu tra, xác lập các chuyên đề-chuyên án đấu tranh nhằm phát hiện các vụ việc vi phạm lợi dụng bất cập về cơ chế chính sách, quy trình thủ tục Hải quan; các vụ ma túy; các mặt hàng cấm, hàng nhập khẩu có điều kiện, đối tượng buôn lậu có đường dây, tổ chức; tăng cường công tác tham mưu cho lãnh đạo Hải quan các cấp; chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Ngoài ra, Chi cục phải mở rộng các hoạt động điều tra bí mật như: tăng cường thêm các trinh sát bí mật đóng trên mỗi địa bàn; thuyết phục một số nhân viên Bưu điện đóng vai trò là tai mắt cho lực lượng Hải quan; phối hợp nhiều hơn nữa với lực lượng Quản lý thị trường, phát hiện hàng tân dược không có tem của Bộ y tế (dấu hiệu hàng phi mậu dịch bị tuồn ra bán ngoài thị trường) từ đó phối kết hợp với lực lượng Công an kinh tế, công an thành phố Hà Nội, xác lập chuyên án điều tra chống buôn lậu.