Thẩm định tài chính dự án trong ngân hàng thương mại: Nguyên lý và ứng dụng thực tế

MỤC LỤC

Thẩm định tài chính dự án (TCDA) trong NHTM

    Khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi, nhu cầu vốn vay là do chủ đầu tư (người lập báo cáo nghiên cứu khả thi) dự kiến. Khi thẩm định TCDA, bắt buộc cán bộ thẩm định phải xem xét lại điều này. Việc xem xét, tính toán lại nhu cầu vốn vay hết sức quan trong. Nếu tính toán thừa nhu cầu vốn vay, khi thực hiện dự án rất dễ xảy ra tình trạng thất thoát lãng phí. Nếu tính toán thiếu, dự án sẽ rất khó được thực hiện, hoặc nếu được thực hiện thì hiệu quả sẽ không cao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư của dự án được xem xét trên hai bộ phận. Vốn cố định: Đây là phần vốn dành cho việc mua sắm các máy móc thiết bị, công nghệ, xây lắp nhà xưởng, các chi phí liên quan đến việc lắp đặt chạy thử, đào tạo công nhân…lãi phải trả trong thời gian xây dựng. Chi phí khác, chi phí dự phòng. Vốn lưu động ban đầu: Là chi phí thường xuyên, giúp dự án hoạt động ổn định. Sau khi thẩm định được nhu cầu vốn vay, NH sẽ tính toán mức cho vay và thời gian trả nợ. Mức cho vay Thời gian trả nợ =. Khấu hao cơ bản + Lợi nhuận + Nguồn khác b) Thẩm định tổng vốn ĐT và cơ cấu nguồn vốn. Cán bộ thẩm định sẽ xem xét xem tổng vốn ĐT của DA có hợp lý với quy mô DA cũng như là quy mô của khách hàng không. Tránh trường hợp tổng vốn ĐT quá lớn gây lãng phí hoặc quá nhỏ sẽ khiến cho việc thực hiện DA khó khăn. Thông thường một dự án đầu tư bao giờ cũng huy động vốn từ nhièu nguồn, kể cả khi chủ đầu tư có đủ vốn để tự thực hiện dự án thì chủ đầu tư vẫn đi huy động vốn từ các nguồn khác. Điều này để tránh rủi ro cho chủ đâu tư. Các nguồn huy động vốn đầu tư cho một dự án thường gồm như: vốn chủ sở hữu, vốn ngân sách, vốn cổ phần, vốn vay ngằn hạn, dài hạn…Vì vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn, mỗi nguồn vốn lại có một chi phí sử dụng khác nhau, vì vậy, để sử dụng vốn có hiệu quả nhất thì cơ cấu các nguồn vốn này phải được xác định một cách hợp lý. Một trong những chỉ tiêu thường được dùng trong các NHTM đó là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu để đánh giá cơ cấu vốn. Công thức tính của tỷ lệ này là. Trong đó: Rd: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu D: Giá trị các khoản nợ dài hạn Ce: Vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ này có thể dao động. Nếu tỷ lệ này quá thấp tức là dự án chưa tận dụng hết các khoản có thể đi vay, tức là đòn bẩy tài chính hoạt động không hiệu quả. Ngược lại, có nghĩa là dự án có thể đã vay quá nhiều vốn, điều này có thể đẩy dự án vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên khi thẩm định không nên bị ảnh hưởng quá nhiều bởi tỷ lệ này, vì một dự án có mức thu nhập cao, khả năng thanh toán tốt có thể chấp nhận tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao. a) Thẩm định doanh thu. Doanh thu của dự án là tổng giá trị hàng hoá va dịch vụ tiêu thụ được trong một năm. Thông thường các dự án sẽ có doang thu những năm đầu đạt thấp hơn những năm sau. Để xác định được doanh thu của các dự án, NHTM thực hiện hai bước. Bước 1: Xác định giá thành của từng loại sản phẩm. Để làm được việc này, cán bộ thẩm định phải căn cứ vào các định mức như mức tiêu hao nguyên vật liệu, đơn giá, tiền lương, khấu hao,…Qua đó tính được đơn giá bình quân như sau:. Trong đó: P: Đơn giá bình quân cảu sản phẩm dự án. Pi: Đơn giá của sản phẩm loại i Qi: Sản lượng của sản phẩm loại i. Bước 2: Xác định doanh thu của dự án. Trước hết ta phải xác định sản lương được tiêu thụ trong kỳ: Sản lượng tiêu thụ trong kỳ được tính bằng số sản phẩm sản xuất được trong kỳ trừ đi số sản phẩm tồn kho cuối kỳ. Sau khi đã xác định được sản lượng tiêu thụ trong kỳ, ta sẽ tính được doanh thu trong kỳ. Trong đó Pi: Giá bán bình quân sản phẩm i. Qi: Sản lượng tiêu thụ trong kỳ của sản phẩm i b) Thẩm định chi phí. Tổng chi phí của một dự án gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp Chi phí trực tiếp gồm chi phí nguyên, nhiên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí quản lý, chi phí sử dụng vốn và khấu hao tài sản cố định. Chi phí gián tiếp như chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng, chi phí dự phòng, chi phí khác…. Thông qua việc thẩm định chi phí, NH sẽ biết được các khoản chi phí tạo nên giá thành sản phẩm đã hợp lý chưa, qua đó kết luận được giá thành của sản phẩm dự án đã phải là tốt nhất chưa? Thông qua khâu thẩm định này, NH cần có những kết luận chính xác về các vấn đề như:. - Tỷ lệ trích khấu hao đã hợp lý chưa. - Các khoản chi phí đã được đưa đầy đủ vào giá thành chưa?. - Doanh thu và khả năng thực tế đạt được?. - Mức tiêu hao nguyên vật liệu đã hợp lý chưa?. - Tỷ lệ đạt công suất hoạt động qua các năm. Qua khâu thẩm định vốn, doanh thu, chi phí, các số liệu được dùng để tính toán đã được chấp nhận là đúng đắn, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định một số chỉ tieu hiệu quả tài chính quan trọng. Giúp co các kết luận, nhận xét về dự án được chính xác và công bằng. a) Thẩm định tỷ suất chiết khấu. Như đã nói ở phần trên, một dự án thường được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau, mỗi nguồn vốn lại có một chi phí sử dụng vốn khác nhau. Mặt khác khi xem xét các chỉ tiêu tài chính dự án, ta không thể không xem xét đến giá trị của đồng tiền theo thời gian. Chính vì thế khi xác định tỷ suất chiết khấu, cán bộ thẩm định phải dựa trên cơ cấu nguồn vốn cũng như chi phí sử dụng của tùng nguồn vốn được huy động cho dự án. Công thức tính tỷ suất chiết khấu thường được dùng là ∑Qi ì Ri. Qi: lượng vốn huy động thứ i Ri: chi phí sử dụng vốn thứ i. b) Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng của (NPV – Net Present Value) NPV (Giá trị hiện tại ròng của một dự án) là trong những chỉ tiêu. quan trọng nhất khi đánh giá hiệu quả tài chính của một dự án đầu tư. NPV là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được quy đổi về mốc 0 của dự án. Có nhiều công thức để tính NPV nhưng công thức phổ biến nhất là công thức. Trong đó: Co: Vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. - Nếu NPV = 0: Ngân hàng sẽ tuỳ theo mục đích của dự án mà xem xét có cho vay hay không. c) Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ - IRR. Cán bộ thẩm định khi thẩm định dự án theo phương pháp này sẽ tính đến sự thay đổi của các yếu tố như giá cả nguyên vật liệu đâu vào, giá bán sản phẩm dầu ra, cung cầu, sự thay đổi về các yếu tố như doanh thu, chi phí…Sau khi lập các bảng này, cán bộ thẩm định sẽ xem xét xem sự thay đổi của các yếu tố trên tác động đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính (chủ yếu là 2 chỉ tiêu NPV và IRR) của dự án như thế nào, hay chính là xem xét độ nhạy cảm của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính.

    Bảng phân tích độ nhạy hai chiều (xét dự án khi cho đồng thời hai trong  số các yếu tố thay đổi)
    Bảng phân tích độ nhạy hai chiều (xét dự án khi cho đồng thời hai trong số các yếu tố thay đổi)

    ĐẾN 2008

    Theo thời gian

    Chính vì thế mà từ khi thành lập đến nay, chi nhánh đã tiếp cận và cho vay đối với rất nhiều các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các dự án vay vốn với số lượng lớn và trong thời gian từ 3 đến 5 năm trở lên. Năm 2008 là năm cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra, mặc dù ảnh hưởng của nó đến nước ta là không nhiều nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

    Bảng 3: Kết quả cho vay DN theo TPKT cuối năm 2008
    Bảng 3: Kết quả cho vay DN theo TPKT cuối năm 2008

    Dư nợ theo TPKT

    • Những hạn chế và nguyên nhân trong thẩm định TCDA tại chi nhánh NHN o & PTNT Bắc Hà Nội

      Đơn vị: tỷ đồng. 2.1.2 Kết quả các hoạt động kinh doanh khác của chi nhánh. Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng truyền thống, chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Hà Nội đã tiến hành kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác và mang lại hiệu quả cao. Cụ thể như sau. a) Thanh toán quốc tế. - Ngoài ra, chi nhánh còn tiến hành triển khai thành lập các bàn thu đổi ngoại tệ, phòng thanh toán quốc tế tích cực triển khai công tác tìm kiếm các đại lý thu đổi ngoại tệ phục vụ cho công tác thanh toán quốc tế. Tổng số ngoại tệ thu được từ các bàn thu đổi ngoại tệ là 3 triệu USD. b) Thanh toán trong nước. (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội) Trong đó. Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn. Trong đó, nhóm 4, nợ nghi, ngờ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, nợ nhóm 5, nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng ít nhất. Điều này đã cho thấy chất lượng thẩm định tại chi nhánh Bắc Hà Nội NHNo & PTNT rất cao. 2.3 Những hạn chế và nguyên nhân trong thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Hà Nội. a) Hạn chế về nội dung thẩm định. - Trong công tác thẩm định TCDA, việc tính toán một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của DA chỉ chú trọng vào việc phân tích dòng tiền, xây dựng phương án trả nợ. b) Hạn chế về phương pháp thẩm định. - Việc đánh giá dự án trong điều kiện rủi ro được thực hiện nhưng chưa kỹ lưỡng và sâu sắc. Tuy đã có một số phương pháp đánh giá rủi ro được đưa vào áp dụng, nhưng các phương pháp này hầu hết là các phương pháp cũ, chưa đánh giá được tác động của sự thay đổi nhiều nhân tố đến dự án, và các kết quả có thể xảy ra nếu co nhiều rủi ro cùng xảy ra một lúc. Một số phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại, tổng quát chưa được áp dụng như phương pháp phân tích theo kịch bản, phương pháp phân tích xác suất…Không những vậy, khi phân tích rủi ro, cán bộ thẩm định lại chỉ xét đến sự thay đổi của các yếu tố như giá cả, sản lưọng, chi phí…mà chưa tính đến sự thay đổi của các yếu tố khác như thuế, cung cầu sản phẩm. c) Hạn chế về đội ngũ cán bộ thẩm định. - Do mới được thành lập chưa lâu nên đội ngũ cán bộ tại chi nhánh nói chung và đội ngũ cán bộ thẩm định nói riêng đa số còn chưa có kinh nghiệm. Đặc biệt là khả năng ngoại ngữ và tin học chưa cao dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng các phưong pháp thẩm định mới cũng như trong việc thẩm định các dự án có yếu tố nước ngoài. d) Hạn chế về thông tin và thu thập thông tin. - Hầu hết thông tin được sử dụng trong quá trình thẩm định đều là các thông tin do khách hàng cung cấp trong hồ sơ vay vốn và trong báo cáo nghiên cứu khả thi. Đa số khách hàng mang hồ sơ đến xin vay vốn thì đều. muốn cho báo cáo của mình thật khả thi, khả năng trả nợ cao…nên khó có thể tránh khỏi tình trạng các số liệu trong hồ sơ sẽ bị sửa đổi, sai lệch so với thực tế. Nếu những sửa đổi này không quá lớn thì ảnh hưởng của nó đến tính hiệu quả của vốn sẽ không lớn, nhưng nếu khách hàng sửa đổi nhiêu thì thậm chí có thể biến một dự án không khả thi thành khả thi. - Các thông tin khác về dự án, khách hàng chủ yếu được cán bộ thẩm định tìmt trên internet, báo chí,…Các thông tin này cần phải được xử lý, chọn lọc nếu muốn sử dụng, nhưng nhiều khi nó dược sử dụng ngay không qua chọn lọc. Điều này rất dễ dẫn đến quyết định cho vay sai gây hậu quả nghiêm trọng. 2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế kể trên a) Nguyên nhân chủ quan (từ phía NH). Thứ nhất: Ngyên nhân từ đội ngũ cán bộ thẩm định. Như đã đề cập ở trên, chủ yếu đội ngũ cán bộ còn trẻ cả về tuồi đời và tuổi nghề, kinh nghiệm chưa nhiều. Không những vậy khả năng ngoại ngữ, vi tính lại chưa cao. Thứ hai: Nguyên nhân từ nội dung thẩm định. - Thẩm định tổng vốn đâu tư, cán bộ thẩm định ít xem xét đến yếu tô vốn lưu động của dự án vì thế xảy ra tình trạng thiếu vốn khi triển khai dự án. Không những thế điều này còn dẫn đến tổng vốn đầu tư sai, thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính sai. - Thẩm định tỷ lệ chiết khấu: Khi tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án, NH thường áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn làm tỷ lệ chiết khấu. Điều này chỉ đúng khi toàn bộ vốn của dự án là vốn vay tại NH, nhưng hầu như không có dự án nào thực hiện điều này. Chính ví thế mà tỷ lệ chiết khấu được áp dụng là không chính xác, không phản ánh dủ chi phí sử dụng vốn cảu dự án. - Thẩm định doanh thu – chi phí: Chi phi, giá bán sản phẩm cảu dự án được áp dụng, tính toán cho cả đời dự án, không thay đổi. Điều này hoàn toàn không hợp lý đối với nền kinh tế đang biến động ngày một mạnh mẽ, và nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay. - NH chưa có một hệ thống các chỉ tiêu so sánh thống nhất. Các dự án được thẩm định đều chỉ tính toán, so sánh các chỉ tiêu đơn giản như NPV, IRR, H, T…Đối với các dự án lớn thì điều này không thể đủ để kết luận về hiệu quả tài chính cũng như tính khả thi, khả năng trả nợ. b) Nguyên nhân khách quan.

      Bảng 6: Các dự án đã thẩm định và cho vay vốn năm 2008
      Bảng 6: Các dự án đã thẩm định và cho vay vốn năm 2008

      HÀNG THƯƠNG MẠI

      Phương hướng hoạt động của NH trong lĩnh vực cho vay .1 Đối với hoạt động chung của chi nhánh

        - Công tác thẩm định tài chính dự án phải phục vụ cho hoạt động cho vay trong từng giai đoạn và xuất phát từ tình hình thực tiễn của trong ngành. - Tăng cường cụng tỏc đào tạo bồi dưừng chuyờn mụn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định.

        Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định TCDA .1 Giải pháp về phương pháp thẩm định

          - Phương pháp phân tích xác suất – mô phỏng Monte Carlo: Như ta có thể thấy, phương pháp phân tích theo kịch bản ở trên có nhược điểm là số lượng kịch bản bị giới hạn, và trong các kịch bản đựơc xác định, ta lại rất khó để xác định kịch bản nào hay xảy ra nhất. - Đối với các khoản doanh thu và chi phí của dự án, khi thẩm định cần chú ý tới việc xác định mức giá nguyên vật liệu đầu vào cũng như giá của sản phẩm đầu ra và quan trọng nhất là phải tính đến sự thay đổi của giá cả theo thời gian.