Ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng và môi trường đến quá trình hút khoáng của cây trồng trong thủy canh

MỤC LỤC

CANH

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thực vật trong quang hợp , hô hấp , các phản ứng biến dưỡng trên sự dinh dưỡng nước , khoáng , sự thoát hơi nước và chuyển nhựa. Một số nghiên cứu cho thấy khi tăng nhiệt độ ở một giới hạn hẹp đã làm tăng sự hút các chất dinh dưỡng. Về cơ chế ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự hút khoáng thì nhiều nghiên cứu đã cho thấy nhiệt độ đã ảnh hưởng chủ yếu lên quá trình trao đổi chất , lên quá trình liên kết giữa các phân tử trong chất nguyên sinh với các nguyên tố khoáng.

Nếu để cây bắp trong tối 4 ngày thì khả năng hấp thu P không xảy ra và khả năng này sẽ phục hồi dần khi đưa cây bắp ra ngoài ánh sáng. Ánh sáng còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thu NH4 , SO4 tăng mạnh , trong khi đó sự hấp thu Ca , Mg ít thay đổi. Nhìn chung tác động của ánh sáng liên quan đến quá trình quang hợp , trao đổi nước và tính thẩm thấu của chất nguyên sinh.

Tỉ lệ giữa các ion trong môi trường và mối liên quan giữa chúng với cường độ hút khoáng , người ta thấy có 3 hình thức tương quan giữa các ion : đối kháng , hỗ trợ và không ảnh hưởng lẫn nhau. Hiện tượng đối kháng ion là hình thức tương quan phổ biến đối với các cation. Giá thể để trồng cây phải có nhiều tính chất giống đất , phải là chỗ dựa cho hệ thống rễ , tạo điều kiện cho rễ mọc dài ra để tìm nước và chất dinh dưỡng và phải là phương tiện cung cấp O2 , nước và dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Việc lựa chọn một gía thể nào đó phụ thuộc vào ảnh hưởng của các yếu tố bao gồm giá tiền , hiệu quả , cân nặng , tỷ lệ xốp , khả năng chống lại sự phân huỷ , tính trơ , khả năng giữ nước , tính đồng đều và bền vững , có độ vô trùng cao , bền và có khả năng tái sử dụng được. Giá thể phải không chứa các vật liệu gây độc có thể ảnh hưởng độc hại tới môi trường dinh dưỡng và cả độ pH của môi trường.

CÁC LOẠI HÌNH THUỶ CANH

- Kỹ thuật rãnh: trồng cây vào các rãng chứa giá thể( có thể là bột xơ dừa củ, cát, sỏi, rêu, vermiculite, perlite, mạc cưa củ hay hỗn hợp các vật liệu này) được phân cách với đất bằng vật liệu không thắm nước. Dịch dinh dưỡng và nước được cung cấp qua một hệ thống tưới nhỏ giọt hay tưới thủ công. Ở đáy rảnh một ống đường kính 2.5cm có xoi lổ để thoát dịch dinh dưỡng thừa.

- Kỹ thuật chậu môi trường: cây được trồng vào các chậu ( bằng đất sét hay plastic) chứa giá thể và được cung cấp dinh dưỡng bởi một hệ thống vòi tưới. Cây trồng thực vật được cố định trong các lổ trên các tấm xốp và rể được treo trong không khí dưới các tấm này. Các tấm này được xếp thành dạng hộp kính để ngăn chặn sự xâm nhập của ánh sáng và kích thích sự tăng trưởng của rể, đồng thới ngăn chặn sự tăng trưởng cảu tảo và nấm.

Dịch dinh dưỡng được phun vào rể ở dạng sương, mỗi làn phun kéo dài khoảng vài giây, 2-3 phút thì phun một lần. Làm như vậy có tác dụng giữ ẩm cho rể và dịch dinh dưỡng được thoáng khí. Cây hấp thu chất dinh dưỡng và nước từ lớp dung dịch dính vào rể.

Kỹ thuật này có mật độ cây trồng cao gấp đôi so với kỹ thuật khác. Một ứng dụng ưu thế khác của kỹ thuật này là tạo ra cây sạch đất từ các mẫu cắt để xuất khẩu. Nó cũng là dạng thuỷ canh hấp dẫn nhất đối với cộng đồng do tính chất và dáng vẻ bên ngoài của nó.

Chất dinh dưỡng được cho ăn vào các ống dư thừa rút xuống do trọng lực trở lại bể chứa. Một lớp màng mỏng dinh dưỡng cho phép các rễ có tiếp xúc ổn định với chất dinh dưỡng và lớp khí phía trên cùng lúc.

QUI TRÌNH KĨ THUẬT THỦY CANH

Hệ thống thủy canh của trung tâm phát triển rau Châu Á (AVRDC) (Asian vegetables Researche and Deverloppement Center)

Hệ thống thủy canh này do tiến sĩ Hideo Imai và tiến sĩ David Midmore nghiên cứu và hoàn thiện. Vật liệu chèn cây còn gọi là giá thể đỡ cây (dùng tro, trấu, cát, than vụn, đá cuội…). Rọ nhựa hay ly nhựa đựnggiá thể (những loại chuyên dụng để trồng những loại cây khác nhau).

Loại trồng xà lách có thể dùng 1 rọ nhựa, ly nhựa có đường kính đáy khoảng 3cm, đường kính miệng ly khoảng 4-5cm. - Dung dịch dinh dưỡng phù hợp với mọi loại cây trồng, đặc biệt là rau. Tạo điều kiện cho một phẩn rễ nằm lơ lửng và thở trong không khí.

- Đối với những cây có thời gian sinh trưởng ngắn (3 -4 tuần) thì gúa trình trồng không cần bổ sung dung dịch như xà lách, cải xanh lúc được thu hoạch thì dung dịch cũng sắp hết. - Xung quanh nơi đặt hộp có lưới nylon che để cách ly côn trùng gây bệnh.

Qui trình thủy canh : 1 . Chuẩn bị vật liệu

Cắt mảnh lưới lót vào rọ (ly) cho tro, trấu, mạt cưa, vụn xơ dừa vào dung dịch để dung dịch mao dẫn làm ẩm giá thể, cho hạt đã nẩy mầm lên rồi phủ lớp trấu hun ướt để cung cấp độ ẩm cho hạt giống. Cần đặt các hộp xốp trồng cây trên các bệ gạch chống nóng nhiều lỗ thường dùng chống nóng cho trần nhà, hoặc bệ bằng gỗ rẻ tiền như cốp pha đã dùng rồi…sao cho khoảng cách từ hộp xốp tới sàn khoảng 30 – 40cm. Cần chú ý lưới trắng bao quanh, phải chọn loại không giữ nhiệt để không làm tăng nhiệt độ bên trong cây trồng nhất là vào mùa hè ở miền Nam.

Trong đất trồng, các vi khuẩn phải phân cắt các chất hữu cơ phức tạp thành các nguyên tố cơ bản như nitrogen, phosphor, potassium (kali) cũng như các nguyên tố vết (vi lượng). Thức ăn cho cây được cân bằng (dung dịch dinh dưỡng) được hòa tan thẳng vào nước nên thực vật có thể nhận chất dinh dưỡng hoàn hảo mọi lúc. Trong một hệ thống thủy canh, độ ẩm hiện diện trong các khoảng thời gian được kéo dài hay trong mọi lúc.

Các môi trường trồng thủy canh là trơ, vô trùng, một môi trường rất vệ sinh cho thực vật và người trồng. Đất trồng cần nhiều việc tưới, có sự hiện hiện của các sinh vật gây hại cao hơn, thực vậy lớn chậm hơn, cần nhiều không gian và sự chăm sóc hơn. Thủy canh làm tăng sự sinh trưởng và sản lượng trên mỗi diện tích của thực vật , giảm các sinh vật gây hại, bệnh tật và nhu cầu tưới nước của thực vật.

- Cần tránh nước mưa để dung dịch dinh dưỡng không bị pha loãng, có thể làm mái che bằng ni lông trắng. - Cần tránh cho cây khỏi bị nghẹt thở: Không bao giờ cho dung dịch ngập hoàn toàn bộ rễ, chừa phân nửa bộ rễ nằm trên mặt dung dịch. Khoan lổ: Dùng ống nước bằng nhựa (có đường kính tương đương miệng rọ) đục lổ trên nắp hộp, số lổ phụ thuộc vào từng loại cây trồng: Rau muống, xà lách, cải xanh,.

Chuẩn bị rọ gieo hạt: Dùng xơ dừa nhồi dưới đáy rọ, nhồi tro trấu bên trên, đặt rọ vào các lổ đã đục trên nắp hộp. Pha dung dịch: Dinh dưỡng cô đặc đựng trong chai, lắc thật đều đổ vào thùng xốp, thêm đủ lượng nước theo hướng dẫn, sau đó khuấy đều. Kết thúc: Đặt nắp hộp có sẳn rọ nhựa đã gieo hạt lên trên hộp xốp chứa dụng dịch dinh dưỡng, sao cho đáy rọ nhựa ngập trong dung dịch từ 1-2 cm.