Thực trạng và giải pháp cải tiến quản lý thiết bị dạy học tại Trường CĐ Sư phạm Kỹ thuật Vinh

MỤC LỤC

Khái niệm công tác TBDH và quản lý công tác TBDH

• Công tác TBDH là tất cả các vấn đề về thiết bị và liên quan đến thiết bị phục vụ cho quá trình dạy học, đó là: Chủng loại, số lượng, chất lượng TBDH. • Quản lý CTTBDH là làm cho tất cả các khâu, yếu tố nêu trên gắn kết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, làm cho TBDH phục vụ tốt nhất cho quá trình dạy học, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Thực trạng công tác thiết bị dạy học và quản lý công tác thiết bị dạy học ở trường CĐSPKT Vinh

Tìm hiểu thực trạng chung về CTTBDH

    Phần lớn các thiết bị lạc hậu, không phù hợp thực tế sản xuất, chưa tiếp cận với công nghệ mới, đây là tổn tại lớn nhất làm cho việc đào tạo nghề chưa đáp ứng với yêu cầu của thực tế trong sản xuất. Bỏo cỏo của tổng cục chỉ rừ[20 ;Trang 14 ] : Thiết bị cỏc trường phần nhiều cũ và hỏng không thể sử dụng được hoặc sử dụng với hiệu quả đào tạo thấp( Chiếm khoảng 3/4 tổng số thiết bị của toàn trường). Với tốc độ phát triển khoa học công nghệ như hiện nay, công nghệ thay đổi hàng ngày, hàng giờ đòi hỏi máy móc thiết bị thực hành cũng phải theo kịp công nghệ, chính vì thế, với số lượng mới được đầu tư theo số liệu trên thì có thể thấy hệ thống trang thiết bị đã dược đầu tư không thể phù hợp với công tác giảng dạy và học tập trong các trường nghề hiện nay.

    Qua phân tích tình hình thực trạng nêu trên, chúng ta có thể nhận định rằng: thiết bị của các trường dạy nghề đang thiếu hụt trầm trọng, do vậy học sinh ít được thực hành và ít được tiếp xúc với máy móc thiết bị mới, dây chuyền công nghệ tiên tiến. Với tốc độ phát triển như vũ bão của Khoa học -Công nghệ hiện nay, mỗi công nghệ, dịch vụ mới, người lao động phải được đào tạo với những thiết bị tương ứng thì sau khi tốt nghiệp mới thực sự đáp ứng được với yêu cầu thực tế cuộc sống hiện nay.

    Bảng 3.   ĐẦU TƯ THEO NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
    Bảng 3. ĐẦU TƯ THEO NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

    Thực trạng công tác TBDH ở trường CĐSPKT Vinh

      Mảng thứ nhất: Trang thiết bị dùng chung gồm các loại trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy các môn lý thuyết chung cho nhiều nghề ( Các môn khoa học cơ bản, khoa học cơ sở) hoặc dạy cho chuyên môn nghề , nhưng thiết bị đó dùng dạy học chuyên môn cho nhiều nghề ( lý thuyết chuyên môn của nhiều nghề đều lên lớp bằng loại thiết bị đó) và các môn nghiệp vụ sư. Định hướng đầu tư là phải phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ, thiết bị đầu tư phải tiên tiến hiện đại phù hợp với thực tiễn hoạt động ngoài xã hội, thế nhưng đầu tư không đồng bộ nên không hoạt động được hoặc một số thiết bị được đầu tư nhưng nội dung chương trình môn học chưa điều chỉnh cho phù hợp ( chưa đưa vào nội dung học), hoặc thiết bị mới nhưng phương pháp dạy học cũ nên chưa phát huy tác dụng của thiết bị. Loại thiết bị được khai thác sử dụng nhiều nhất, triệt để nhất là các loại thiết bị tranh ảnh, đồ dùng dạy học, các thiết bị vạn năng, những loại này có từ lâu ( Trước những năm 1990) và phù hợp với nội dung chương trình các môn học hiện nay.

      Đa số các trang thiết bị đều được bảo quản đều đặn ngay sau mỗi ca thực tập, nổi bật nhất là khối nghề cơ khí, như: Cát gọt kim loại, gò hàn, rèn, nguội sửa chữa thiết bị máy công cụ, sửa chữa động lực, điện- điện tử..Thực hiện các công việc bảo quản, đó là: Quét dọn phoi, bụi, lau chùi và tra dầu mỡ. Bởi vì chỉ có học sinh năm cuối cùng, đó là ở giai đoạn thực tập nâng cao, thực tập sản xuất mới thực hiện được , trong lúc đó một nửa thời gian còn phải học lý thuyết , hơn nữa công việc sửa chữa giao cho học sinh học nghề thực hiện rừ ràng chất lượng sửa chữa sẽ không thể đảm bảo được.

      Bảng 8.   TỔNG HỢP TỶ TRỌNG THIẾT BỊ  DÙNG CHUNG
      Bảng 8. TỔNG HỢP TỶ TRỌNG THIẾT BỊ DÙNG CHUNG

      Thực trạng quản lý CTTBDH phục vụ cho giảng dạy, học tập ở trường CĐ SPKT Vinh

        Đội ngũ làm công tác quản lý TBDH, họ là tất cả những người tham gia vào công tác quản lý ở các cấp độ khác nhau: Từ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đến các trưởng phó phòng , khoa, tổ trưởng, giáo viên và cán bộ chuyên trách. Tuy vậy, nhà trường với đặc điểm của nó ( mà đặc biệt các trường cú liờn quan đến đào tạo nghề) rừ ràng phải sử dụng cỏn bộ quản lý từ đội ngũ giáo viên và lấy nghề sư phạm làm căn bản, còn quản lý chủ yếu là từ kinh nghiệm thông qua thực tiễn để tự bồi dưỡng và tập huấn ngắn hạn. Thực sự với hoạt động quản lý công tác TB dạy học như hiện nay thì do chưa thực sự được quan tâm và do còn thiếu kinh nghiệm trong hoạt động về mảng này nên hoạt động quản lý TBDH còn rời rạc như đã nêu ở các phần đầu tư, sử dụng và bảo quản sửa chữa.

        - Mặt bằng đào tạo đạt trình độ tối thiểu là đại học (với giáo viên lý thuyết) và tối thiểu là cao đẳng dạy nghề ( đối với giáo viên thực hành), như vậy đội ngũ giáo viên cơ bản hiểu biết về phương pháp bộ môn, biết được đặc tính kỹ thuật của thiết bị, thao tác sử dụng thiết bị, biết cách bảo quản TBDH. - Chuyên môn của cán bộ chuyên trách là cơ khí, nên các thiết bị thuộc về mảng Điện- Điện tử, Tin học.v.v… chưa lập được kế hoạch sửa chữa cụ thể, đã vậy lại ngại quan hệ, tiếp xúc với các nghề có thiết bị mà mình ít am hiểu.

        Sơ đồ cấu trúc quản lý TBDH tại trường CĐSPKT Vinh như sau:
        Sơ đồ cấu trúc quản lý TBDH tại trường CĐSPKT Vinh như sau:

        Những điều kiện đảm bảo cho công tác TBDH

        Từ những năm 1960 chúng ta đã thành lập trạm đồ dùng dạy học và sau đó là vụ thiết bị, năm 1973 thành lập công ty thiết bị trường học và ngày nay là công ty thiết bị dạy học số 1; số 2..và các loại hình công ty TBDH quốc doanh, tập thể và tư nhân..Hiện nay tổng cục dạy nghề có ban thiết bị chuyên trách. + Tình trạng chất lượng trang thiết bị : Một số thiết bị kém chất lượng, vừa mới đưa vào sử dụng đã phải sửa chữa, thậm chí không thể sửa chữa được, đặc biệt một số thiết bị dùng để đo kiểm do chất lượng kém nên không thực hiện được chức năng của thiết bị, làm cho việc dạy học không phản ánh đúng ý nghĩa. + Công tác kế hoạch hoá thiết bị trên cơ sở bảng ghi thiết bị theo biểu kiểm kê hàng năm để bổ sung và thay đổi do hỏng hóc phải thanh lý … và kế hoạch theo kiểu “ nóng tay nắm lỗ tai” nên việc đầu tư, bổ sung hằng năm thiếu tính hệ thống.( Công tác kế hoạch hoá phải gắn với quy mô, lưu lượng và sự phù hợp với nội dung chương trình, sự phát triển KHKT ).

        Thực sự rất ít cán bộ , giáo viên xác định rằng: TBDH là yếu tố hết sức quan trọng để thực hiện thành công chương trình GD - ĐT, rằng chất lượng dạy học phụ thuộc rất lớn vào phương pháp và phương tiện dạy học. Chỉ đạo đầu tư chưa đồng bộ, chưa lường hết các liên quan ràng buộc kéo theo : Có thiết bị này thì phải có TB khác bổ trợ, phòng ốc, nhà xưởng … Việc cải tiến nội dung, chương trình chưa gắn với đổi mới thiết bị…Trình độ giáo viên chưa tiếp thu được với công nghệ mới, thiết bị tiên tiến, có thiết bị rồi nhưng chưa biết sử dụng và lại càng ngại sử dụng.

        Một số giải pháp cải tiến quản lý CTTBDH ở trường CĐ SPKT Vinh góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong

        Việc cung cấp thiết bị thiếu định hướng , chưa phù hợp với nhu cầu thiết thực của hoạt động dạy học. Mạng lưới công tác thiết bị chưa được coi trọng, chính vì vậy mà việc tổ chức, chỉ đạo CTTB còn hạn chế, chưa cụ thể, chưa thay đổi kịp với tình hình. Hoạt động về CTTB ở các cấp còn mờ nhạt, một số khoa có TBDH nhiều nhưng chưa có cán bộ bán chuyên trách.

        Đầu tư tài chính cho thiết bị còn hạn chế, chi phí cho thiết bị so với tổng chi phí trong toàn trường hàng năm là thấp ( khoảng 10%). Ngoài ra một ảnh hưởng không kém phần quan trọng đó là nhiều giáo viên phải dạy 3 ca không có thời gian cho việc điều chỉnh chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập nâng cao trình độ.

        MỘT SỐ BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ

        Bài viết về “Thiết bị dạy học trong trường đào tạo giáo viên dạy nghề”.

        PHẦN PHỤ LỤC

        PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

        Để tăng cường hơn nữa công tác TBDH nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. 3 Cải tiến cấu trúc quản lý 4 Cải tiến khâu lập kế hoạch a Kế hoạch đầu tư. Kết quả thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, các thầy, cô giáo trường CĐSPKT Vinh về mức độ cần thiết của các giải pháp.