Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển mạng lưới y tế tỉnh Sơn La đến năm 2008

MỤC LỤC

Tiêu chí đánh giá sự phát triển của mạng lưới y tế tỉnh

Năng lực của mạng lưới y tế hay chính là các yếu tố nguồn lực của mạng lưới y tế bao gồm: cơ sở vật chất, TTBYT và đội ngũ CBYT. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế địa phương trước hết ta đánh giá năng lực các yếu tố nguồn lực của mạng lưới y tế.

Mục tiêu về đội ngũ CBYT tuyến xã Việt Nam đến 2020 Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn

Vai trò của mạng lưới y tế trong phát triển KT-XH tỉnh

Thông qua việc phòng, chữa bệnh cho người lao động, uốn nắn và phục hồi khả năng hoạt động cho người bị thương tật, thực sự có thể trực tiếp tăng cường thể lực làm cho người lao động luôn khỏe mạnh, tự tin vào bản thân mình, có niềm tin vào cuộc sống. Mọi người dân dù sinh sống ở những nơi trung tâm, dân cư đông đúc, kinh tế phát triển hay ở những bản làng vùng cao, vùng sâu, vùng xa, dân cư thưa thớt, kinh tế còn nhiều khó khăn đều có thể dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế, đều có cơ hội được chăm sóc sức khỏe như nhau.

Tỉnh Sơn La và sự cần thiết phải hoàn thiện mạng lưới y tế tỉnh Sơn La đến năm 2020

    - Các bệnh gây dịch vẫn còn các yếu tố tiềm ẩn như: Sốt rét, cúm, Lỵ, Thương hàn, các bệnh mới phát sinh đã, đang và có khả năng bùng phát thành dịch (như: SARS, cúm A(H5N1), …), các bệnh truyền nhiễm khác như Lao, tiêu chảy, thương hàn, viêm não Nhật Bản B. - Nhờ những thành tựu của nền y học về điều chế Vacine và kết quả của công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ mà nhu cầu sử dụng Vacine phòng bệnh (ngoài danh mục chương trình tiêm chủng mở rộng) tại các CSYT dự phòng của nhân dân trong giai đoạn tới sẽ tăng cao.

    THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2008

    Các bộ phận cấu thành mạng lưới y tế tỉnh Sơn La hiện nay

    Lĩnh vực y tế chuyên ngành gồm 7 trung tâm: Trung tâm truyền thông – giáo dục sức khỏe; Trung tâm kiểm nghiệm (trên cơ sở đổi tên Trung tâm kiểm nghiệm thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm); Trung tâm phòng chống bệnh xã hội; Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản; Trung tâm giám định y khoa;. Các đơn vị y tế tuyến tỉnh là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, chịu sự chỉ đạo, quản lý Nhà nước về y tế của Sở Y tế tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị y tế tuyến trung ương. Lĩnh vực YTDP tuyến huyện bao gồm 11 TTYT huyện, thành phố (trên cơ sở đổi tên Trung tâm YTDP huyện): TTYT huyện Mai Sơn; huyện Mộc Châu; huyện Mường La; huyện Yên Châu; huyện Thuận Châu; huyện Bắc Yên; huyện Phù Yên; huyện Quỳnh Nhai; huyện Sông Mã; huyện Sốp Cộp và TTYT thành phố Sơn La.

    Lĩnh vực khám chữa bệnh - phục hồi chức năng gồm 10 Bệnh viện Đa khoa: BVĐK huyện Mai Sơn; huyện Mộc Châu; huyện Mường La; huyện Yên Châu; huyện Thuận Châu; huyện Bắc Yên; huyện Quỳnh Nhai; huyện Sông Mã; huyện Sốp Cộp và BVĐK Thảo nguyên huyện Mộc Châu.

    Sơ đồ 2.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI Y TẾ TỈNH SƠN LA
    Sơ đồ 2.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI Y TẾ TỈNH SƠN LA

    Thực trạng phát triển mạng lưới y tế tỉnh Sơn La

      Đó là tình trạng các phòng, ban phải ghép vào làm việc chung với nhau gây ảnh hưởng tới tâm lý cán bộ y tế, năng suất làm việc bị sụt giảm; máy móc, TTBYT của các phòng chức năng, chuyên môn khác nhau phải để chung phòng nhiều lúc dẫn tới tình trạng quá tải, bệnh nhân phải chờ đợi rất lâu; các bệnh nhân điều trị nội trú và người nhà bệnh nhân phải sống trong tiếng ồn và khói bụi. - Về cơ sở hạ tầng mạng lưới khám chữa bệnh - phục hồi chức năng tuyến huyện: Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Y tế và UBND tỉnh, ngành y tế Sơn La đã triển khai đầu tư nâng cấp một số cơ sở như: Dự án Hỗ trợ y tế quốc gia xây dựng được 09 nhà kỹ thuật và gara cho 09 TTYT (nay là BVĐK huyện): Sông Mã, Thuận Châu, Mộc Châu, Mai Sơn, Yên Châu, Quỳnh Nhai, Bắc Yên. (Nguồn số liệu: Sở Y tế tỉnh Sơn La) - Ngoài ra, sự bố trí các CSYT tuyến huyện còn chưa hợp lý: Có nơi còn thiếu cơ sở KCB như trường hợp Phòng khám ĐKKV Tô Múa - huyện Mộc Châu: hiện phải hoạt động lồng ghép với TYT xã, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực…thiếu thốn, không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân tại khu vực.

      Những năm gần đây việc các loại hình kinh tế tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ tại các cơ sở KCB như: Dịch vụ ăn uống, trông giữ xe, vận chuyển bệnh nhân… đã được thực hiện ở một số đơn vị, nhưng chưa có mô hình cụ thể và chưa có cơ chế, chính sách thu hút, tạo điều kiện để người dân tham gia. Thực hiện chủ trương y học dự phòng chủ động và tích cực, trong những năm qua, ngành y tế đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, nhờ đó đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. - Kết hợp quân- dân y: ngành y tế đã chủ động phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng và Viện quân y 6 xây dựng, triển khai các nội dung chương trình quân- dân y kết hợp về củng cố YTCS, KCB cho nhân dân, phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai và thực hiện các chương trình y tế.

      Bảng 2.3: THỰC TRẠNG NHÀ LÀM VIỆC YTDP TUYẾN HUYỆN
      Bảng 2.3: THỰC TRẠNG NHÀ LÀM VIỆC YTDP TUYẾN HUYỆN

      GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020

      Quan điểm phát triển mạng lưới y tế tỉnh Sơn La

      Thực hiện xã hội hóa hoạt động y tế nhằm phát huy tiềm năng, trí tuệ và vật chất trong nhân dân, các cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển sự nghiệp y tế. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện theo các quy định của pháp luật; phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc giám sát các hoạt động dịch vụ. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo pháp luật để thúc đẩy các cơ sở y tế công lập và các cơ sở y tế ngoài công lập phát triển cả về quy mô và chất lượng.

      Đổi mới cơ chế và phương thức quản lý BV nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

      Mục tiêu phát triển mạng lưới y tế tỉnh Sơn La đến năm 2020

        Đủ khả năng kiểm soát, giám sát, khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm và các tác nhân truyền nhiễm, gây dịch, nhất là các dịch bệnh mới phát sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng cộng đồng. Phòng chống các bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích, các bệnh liên quan đến môi trường và trường học, không để dịch lớn xảy ra. Đảm bảo cho người dân tiếp cận một cách thuận lợi với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng tại các CSYT trên địa bàn toàn tỉnh lên 2lần/người/năm.

        Giai đoạn 2007 - 2010 xây dựng điểm khoa điều trị chăm sóc toàn diện và điều trị theo nhu cầu cho bệnh nhân nội trú tại cơ sở KCB công lập.

        Một số giải pháp phát triển mạng lưới y tế Sơn La đến năm 2020

          Vì trong thời gian tới Sơn La sẽ là 1 trong 10 vùng trung tâm y tế kỹ thuật cao nên bản quy hoạch cần phải bổ sung định hướng, giải pháp và lộ trình thực hiện quy hoạch đầu tư phát triển các trung tâm y tế vùng tại Sơn La, để cung cấp các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân các tỉnh miền núi phía Bắc. Cho nên ngành y tế cả nước nói chung và ngành y tế tỉnh nói riêng cần có chính sách quản lý về hưu một cách chính xác để có thể tuyển dụng trở lại vào nguồn nhân lực khi cần thiết cùng với các chính sách về lương bổng, trợ cấp…Đồng thời, sự chuyển giao trách nhiệm, kiến thức và tay nghề cho lớp CBYT trẻ hơn cũng cần được hoạch định trước để tránh tình trạng hụt hẫng khi một CBYT có kinh nghiệm về hưu. Thái Lan thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho y tế trong đó viện phí chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn ngân sách y tế do Thái Lan áp dụng chính sách thu viện phí theo cơ chế: Cán bộ công nhân viên chức hưởng lương do Chính phủ cấp (kể cả gia đình), NSNN trả hoàn toàn viện phí khi nằm viện, nếu đi KCB tư nhân chỉ được trả 1/2 viện phí.

          Bốn điểm yếu kém của y tế công cộng cả nước nói chung và của tỉnh Sơn La nói riêng thường được chỉ ra là: kém hiệu quả trong phân bố nguồn lực (thể hiện ở chỗ địa phương quá tập trung nguồn lực cho chữa bệnh mà chưa chú ý đúng mức đến lĩnh vực phòng bệnh); kém hiệu quả trong phát huy ưu thế về kỹ thuật; kém hiệu quả về công bằng và kém chất lượng. Căn cứ vào quyết định số 2824/2004/QĐ-BYT ngày 19/8/2004 về việc ban hành phần mềm ứng dụng tin học trong quản lý báo cáo thống kê bệnh viện và hồ sơ bệnh án “Medisoft 2003” gồm 2 phân hệ, ngành y tế tỉnh cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai nhân rộng việc ứng dụng phần mềm Medisoft T.H.I.S tới các CSYT có điều kiện thực hiện trên địa bàn tỉnh, không chỉ giới hạn ở khu vực y tế công mà ở cả khu vực y tế tư nhân. Nâng cao năng lực quản lý công nghệ thông tin của lãnh đạo BV: phối hợp với các đơn vị chức năng như trung tâm công nghệ thông tin, Văn phòng Bộ tổ chức các lớp Quản lý công nghệ thông tin cho các lãnh đạo và các nhà quản lý BV tỉnh; giới thiệu một số mô hình các BV đã ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý BV như khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện An Khang Clinic và một số bệnh viện khác ở Thành Phố Hồ Chí Minh.