Đặc sắc văn hoá làng Đông Sơn qua các di sản văn bia

MỤC LỤC

Văn hoá – Xã hội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, những tinh hoa trên các lĩnh vực kinh tế và xã hội, cùng với những đặc điểm của hoàn cảnh thiên nhiên, hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh con người đã tạo nên các đặc trưng văn hoá của vùng đất này, trở thành những di sản văn hoá không chỉ của riêng Đông Sơn mà còn là của Thanh Hoá và cả nước. Văn hoá làng chứa đựng trong nó những biểu trưng mang giá trị truyền thống, như hình ảnh mái đình, con đê, giếng nước, ngôi chùa, bãi mía nương dâu,…; những gia phả hương ước, tập tục,…; những di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ, bia đá, và cả những hội hè đình đám, hát hò, phong tục tín ngưỡng, âm nhạc, mỹ thuật,. Song, văn hoá làng Đông Sơn còn mang những nét độc đáo riêng có được thể hiện qua các sản phẩm văn hoá nghệ thuật của từng địa phương như ở làng Rủn, làng Bôn với những màn diễn xướng sôi nổi mà tế nhị, hay những sinh hoạt phong tục tín ngưỡng, cũng có khi là một di chỉ hay một di tích lịch sử làm nên sự tự hào của lịch sử quê hương,… Văn hoá làng ở Đông Sơn là một trong những nét bản sắc văn hoá của Xứ Thanh.

Bên cạnh đó, ở Đông Sơn còn thờ cúng nhiều vị thần khác như thần: Cao Sơn, Đông Hải, công chúa Liễu Hạnh, Thiên Lội, Thiên Cương, Long Uyên,… Có thể nói, tục thờ cúng tổ tiên, thần thánh từ lâu đã trở thành truyền thống đạo đức dân tộc “uống nước nhớ nguồn” của con người Đông Sơn nói riêng và của người Việt Nam nói chung. Vào đầu thế kỷ XV, Nguyễn Chích quê ở làng Vạn Lộc, tổng Thạch Khê nay là xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, đã quyết định chọn khu vực núi Hoàng, núi Nghiêu (nay thuộc các xã Đông Nam, huyện Đông Sơn; xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn và xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống) làm căn cứ của nghĩa quân. Trong lễ hội nghè Sâm, trung tâm của phần hội là sự công diễn các diễn trò của các làng xã sau khi đã được Hội đồng hàng tổng và đại biểu của các làng về khảo trò lựa chọn, trở thành một lễ hội lớn trong vùng, thu hút nhân dân khắp nơi trong huyện Đông Sơn và các vùng lân cận tấp nập kéo về Viên Khê xem hội.

Cổ Bôn có 4 làng, mỗi làng có một vị thành hoàng riêng (Thành hoàng làng Ngọc Tích thờ Đế Thích, hiệu là Đức Thánh Cả; Thành hoàng làng Phúc Triền thờ Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi; Thành hoàng làng Kim Bôi thờ Đăng Quận công Nguyễn Khải, là con trai của Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi; Thành hoàng làng Quỳnh Bôi thờ “Hắc Bạch Đại vương” - thờ con cáo trắng và đám mây đen).

Văn học - Giáo dục

Căn cứ vào Ái Châu bi ký (2) do Hồ Đắc Dự chép năm Duy Tân thứ 3 (1909), các công trình Thơ văn Lý Trần (3) do Nguyễn Huệ Chi chủ biên, Văn khắc Hán Nôm (4) do Nguyễn Quang Hồng chủ biên và Danh mục thác bản văn khắc Hán Nôm của Viện nghiên cứu Hán Nôm, cùng nhiều tài liệu khác cho thấy văn bia Thanh Hoá chủ yếu tập trung vào hai huyện Thọ Xuân và Đông Sơn. Trong số các “phú gia” kiệt xuất, Nguyễn Mộng Tuân của Đông Sơn có số lượng bài phú nhiều nhất với 41 bài, trong đó không dưới 10 bài trực tiếp hoặc gián tiếp nói về cuộc kháng chiến, ngợi ca, hoặc nêu gương, cỗ vũ cho việc xây dựng đất nước sau hoà bình: Lam Sơn phú, Lam Sơn giai khí phú (Phú khí tốt đất Lam Sơn), Nghĩa kỳ phú (Phú cờ nghĩa), Tẩy binh vũ phú (Phú trận mưa rửa vũ khí), Xuân đài phú (Phú đài xuân), Hậu Bạch Đằng giang phú (Bài phú viết sau về sông Bạch Đằng), Kim giám lục phú (Phú ghi tên gương sáng), Quân chu phú (Phú khuyên vua), …. Bởi với nền giáo dục được đề cao, riêng ở Đông Sơn đã xuất hiện những cá nhân tài cao đức trọng, trình độ uyên bác, khoa bảng đỗ đạt trong hệ thống giáo dục thời bấy giờ như: Lê Văn Hưu, Nguyễn Mộng Tuân, Lê Hy, Nguyễn Văn Nghi,…góp phần đưa Đông Sơn trở thành một vùng “đất học”.

Lớn lên ông theo đường “cung kiếm” dốc lòng giúp vua Trần Dụ Tụng (1341 - 1369) dẹp giặc, giữ yờn bờ cừi, nổi tiếng là thanh liêm, công danh trùm thiên hạ, trung dũng khắp triều đình”, nên được vua Dụ Tông phong là “Khai quốc công thần, Phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng tể kiêm Trưởng Kim ngô vệ” và gả cho ông công chúa thứ hai là Trần Thị Ngọc Chiêu. Đến tuổi trưởng thành, chứng kiến cảnh quân Minh thi hành những chính sách tàn bạo đối với nhân dân ta, Nguyễn Chích với lòng yêu nước căm thù giặc, đã tập hợp lực lượng, dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh ngay trên quê hương mình và được nhân dân trong vùng tích cực hưởng ứng. Nhà vua ban sắc phong tặng Nguyễn Nhữ Soạn là “bậc khai quốc công thần, Vinh lộc đại phu, Tả xa kỵ, đại tướng quân, Quan Phục hầu, Nhập thị nội hành khiển, Tư mã, tặng Thái phó Tuy quốc công, bao phong Thượng đẳng phúc thần” và sai dân địa phương lập đền thờ phụng theo “điển phép Nhà nước”.

Sang đời vua Lê Anh Tông (1556 - 1573), Nguyễn Văn Nghi được vào giảng cho vua ở toà Kinh Diên, tiếp đó, ông được nắm giữ các chức như: Hộ khoa cấp sự trung, Đông các hiệu thư, Tham chính Nghệ An, Tả thị lang bộ lại, chức Tuyên lực công thần, Đông các học sĩ, tước Phúc Ấm bá.

T ÌM HIỂU VỀ VĂN BIA HUYỆN ĐÔNG SƠN

    Cho đến nay, tấm bia được nhiều nhà nghiên cứu công nhận có niên đại sớm nhất ở Việt Nam là Đại Tuỳ Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn 大 隨 九 真 郡 寶 安 道 場 之 碑 文, niên hiệu Đại Nghiệp thứ 14 (618), thuộc địa phận xã Đông Minh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Tiếp quản kho thác bản đáng quý này, trong những năm gần đây, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã liên tục tổ chức sưu tầm tại các tỉnh phía Bắc cho đến các tỉnh miền Trung như Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định,… và đã bổ sung được hơn 27.000 đơn vị thác bản văn bia (tính đến năm 2003). Ngoài ra, các tuyển tập văn bia cũng lần lượt ra mắt bạn đọc như: Văn bia thời Mạc, Tuyển tập văn bia Hà Nội, Văn bia Hà Tây, Văn bia Lạng Sơn,… Gần đây nhất, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã công bố được 10 tập trong công trình khá đồ sộ Tổng tập thác bản văn khắc Hán Nôm Việt Nam và hiện vẫn đang tiếp tục được triển khai.

    Trịnh Khắc Mạnh với đề tài Sự hình thành và phát triển của văn bia Việt Nam và vị trí của văn bia trong nền văn học cổ điển Việt Nam (bảo vệ thành công ở Nga), Luận án của Tiến sĩ Đinh Khắc Thuân với đề tài Văn bia thời Mạc và đóng góp của nó trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI, Luận án của Tiến sĩ Phạm Thuỳ Vinh với đề tài Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã, v.v… Ngoài ra còn có các Luận văn Thạc sĩ khác cũng có những nghiên cứu thành công về lĩnh vực văn bia. Bên cạnh đó, trong các tạp chí, thông báo Hán Nôm, cũng có một số nhà nghiên cứu Hán Nôm có bài giới thiệu về văn bia huyện Đông Sơn, như các bài của: Trần Thị Băng Thanh với bài Thanh Hoá vườn văn bia (Tạp chí Hán Nôm, số 3 - 2000), ở đó tác giả giới thiệu khái quát sự phong phú đa dạng về số lượng và nội dung văn bia trong cả mảng khắc thơ đề vịnh và bi ký của tỉnh Thanh Hoá, trong đó bao gồm cả giới thiệu về một số văn bia huyện Đông Sơn; Phạm Thị Hoa với bài Văn khắc Hán Nôm ở Đền thờ Nguyễn Nghi (Thông báo Hán Nôm học, năm 2000) đã giới thiệu tóm tắt về ngôi đền thờ Nguyễn Nghi cùng với ba tấm bia được đặt tại đền, thuộc xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Không chỉ vậy, có những tấm bia đứng trơ vơ giữa nắng mưa trên các cánh đồng, bãi hoang thuộc các xã trong huyện Đông Sơn, như các bia trên cánh đồng làng Phúc Triền, xã Đông Thanh; cánh đồng làng Kim Bôi, xã Đông Thanh; cánh đồng xã Đông Phú; cánh đồng xã Đông Hoà… Phần lớn các bia này đều đã bị nứt vỡ, bị che lấp bởi các ụ đất, bị quẳng ra một góc ruộng và bị mòn mờ gần hết chữ và cả hoạ tiết hoa văn trang trí trên bia.

    Bên cạnh đó, do trải qua nhiều thế kỷ, cùng với điều kiện thời tiết, thiên tai địch hoạ khác nghiệt, sự tàn phá của chiến tranh và còn cả với sự vô tình của con người mà có một số bia đứng trơ vơ giữa sương gió đã bị nứt ngang dọc (bia đình Vân Nhưng, xã Đông Lĩnh; bia nhà thờ họ Lê, nhà Đông Ninh;…), mặt bia bị bong chóc chỉ còn đọc được một vài chữ (bia mộ họ Nguyễn ở xã Đông Lĩnh),….

    Bảng 1.1. Sự phân bố bia huyện Đông Sơn - Thanh Hoá theo không gian
    Bảng 1.1. Sự phân bố bia huyện Đông Sơn - Thanh Hoá theo không gian