Luật thương mại về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và áp dụng thực tế tại Công ty cổ phần An Thịnh Phát

MỤC LỤC

Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐMBHHQT

Quy định này tương đối giống với quy định của Luật Thương mại 2005, chỉ có một điều kiện khác biệt nhỏ mà Luật Thương mại 2005 quy định thêm đó là khi các bên chủ thể của hợp đồng thỏa thuận một khoảng thời gian giao hàng, bên bán có quyền giao hàng trong bất kỳ thời điểm nào trong thời gian đó nhưng phải thông báo trước cho bên mua ( khoản 2 điều 37 Luật Thương mại). Khoản 2, 3 điều 40 Luật Thương mại quy định bên bán phải chịu bất kỳ khiếm khuyết nào đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro; hoặc khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nhưng nguyên nhân gây ra khiếm khuyết đó là do bên bán vi phạm hợp đồng. Về việc giao thừa hàng, điều 43 Luật Thương mại quy định nếu người bán giao hàng nhiều hơn với số lượng quy định trong hợp đồng thì nhười mua có thể chấp nhận hay từ chối việc giao số lượng phụ trội, nếu người mua chấp nhận toang bộ hoặc một phần số lượng phụ trội nói trên thì người mua phải trả tiền hàng phụ trội theo giá hợp đồng quy định.

Theo quy định tại điều 50 Luật Thương mại thì : “ Bên mua có ngĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhậ hàng theo thỏa thuận, bên mua phải tuân thủ phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật, bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hóa mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra”. Trong bất kỳ một mối quan hệ nào cũng có thể có xảy ra tranh chấp, tranh chấp xảy ra khi các bên không thực hiện, thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ của mình.Trong hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng tranh chấp là điều không thể tránh khỏi, tranh chấp xảy ra trước hết là do sự thiếu hiểu biết của các bên ngay từ khi ký kết hợp đồng, đến khi thực hiện hợp đồng có những điều khoản mà các bên thấy bất lợi cho mình nên không thực hiện hay thực hiện không đúng, từ đó phát sinh tranh chấp. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thường được các bên lựa chọn trước tiên vì phương thức này tiết kiệm được chi phí về thời gian và tiền bạc, giữ được bí mật và uy tín của các bên, các bên có toàn quyền thỏa thuận về mọi vấn đề xung quanh việc giải quyết tranh chấp như: thời gian, địa điểm, cách thức cụ thể để giải quyết tranh chấp.

Trọng tài là phương thức giải quyết chủ yếu được các bên lựa chọn trong HĐMBHHQT, theo đó các bên nhất trí lựa chọn một tổ chức trọng tài hay một trọng tài viên để giải quyết tranh chấp, quyết định của hội đồng trọng tài có tính bắt buộc thực hiện đối với các bên, hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được quy định cụ thể trong Luật trọng tài thương mại 2010. Có một số điểm các bên cần chú ý khi giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài đó là: Trước tiên các bên phải có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực, thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản của hợp đồng hoặc là một điều khoản riêng biệt, các bên có thể thỏa thuận điều khoản trọng tài trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra.

THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HĐMBHHQT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI AN THỊNH PHÁT

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI AN THỊNH PHÁT

    -Quyết định mua bán tài sản, sáp nhập hợp nhất công ty có giá trị tài sản tương dương lớn hơn hoặc bằng 50% tổng tài sản công ty đang nắm giữ( căn cứ theo giá trị sổ sách đã được kiểm toán tại thời điểm gần nhất ). Theo điều lệ công ty Hội đồng quản trị gồm 3 thành viên, trường hợp số lượng thành viên của Hội đồng quản trị không đủ theo quyết định tại Đại hội đồng cổ đông gần nhất trong thời hạn liên tục 60 ngày hoặc Thành viên Hội đồng quản trị không tham gia các cuộc họp Hội đồng quản trị (bằng cách trực tiếp hoặc ủy quyền hợp lệ) trong thời gian liên tục 6 tháng thì Đại hội đồng cổ đông phải tổ chức bầu bổ sung ngay. - Được chủ động và tự chịu trách nhiệm khi quyết định mọi vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh của công ty mà những vấn đề đó không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

    - Quyết định chức danh, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thành biên của Ban Giám đốc( Giám đốc, Phó giám đốc, Giám đốc tài chính), một số chức danh quản lý cấp cao khác như Kế toán trưởng, Trưởng phòng nhân sự.khi Hội đồng quản trị thấy cần thiết. - Quyết định mua bán tài sản, góp vốn, chia tách , hợp nhất , mua cổ phần vào công ty khác có giá trị tài sản tương đương <50% tổng giá trị tào sản công ty đang sở hữu (căn cứ theo giá trị sổ sách đã được kiểm toán tại thời điểm gần nhất). - Sau khi có nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về việc chấp thuận kết quả bầu thành viên của Hội đồng quản trị, trong vòng 7 ngày Hội đồng quản trị phải họp phiên đầu tiên để bầu ra chủ tịch hội đồng quản trị.

    - Lựa chọn một đơn vị kiểm toán hợp lệ thẩm định báo cáo tài chính của công ty trước khi đăng công bạ và nộp báo cáo đã được kiểm toán chấp thuận đến các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật. Chủ tịch hội đồng quản trị là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước cổ đông trong việc chỉ đạo, phân công các thành viên hội đồng quản trị thực hiện đúng các quy định tại điều lệ công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị có trách nhiệm thay mặt Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì các phiên họp Đại hội đồng cổ đông, phiên họp hội đồng quản trị căn cứ theo yêu cầu công việc hoặc theo đề nghị hợp lệ được quy định theo diều lệ công ty.

    Theo điều lệ công ty ban kiểm soát gồm 3 thành viên, thành viên ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra với nhiệm kỳ không quá 5 năm và được bầu lại với nhiệm kỳ không hạn chế. -Thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát đánh giá công tác điều hành, quản lý của hội đồng quản trị , ban giám đốc theo đúng các quy định của điều lệ công ty, các quyết định, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. - Khi nhận được kiến nghị của Cổ đông quy định tại Điều lệ , Ban kiểm soát có trách nhiệm tiến hành kiểm tra không chậm hơn 7 ngày làm việc và phải có Báo cáo giải trình các vấn đề kiểm tra ngay sau khi kết thúc kiểm tra cho Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc và Cổ đông có yêu cầu;.

    Trước ngày dự định kiểm tra tối thiểu là 3 ngày, Ban kiểm soát phải gửi chương trình và thời hạn kiểm tra cho Bộ phận được kiểm tra, Cổ đông có yêu cầu, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giỏm đốc để phối hợp và theo dừi;. - Ban kiểm soát có quyền đề cử ứng các cử viên còn thiếu để ứng cử vào Ban kiểm soát trong trường hợp số ứng cử viên được Cổ đông và nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử vào Ban kiểm soát theo quy định. Theo điều lệ công ty Ban giám đốc gồm hai người một giám đốc và một phó giám đốc, Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, nhiệm kỳ không quá 5 năm, được bầu lại với nhiệm kỳ không hạn chế.

    Ngoài chức năng nêu trên phòng Kế hoạch tổng hợp còn có nhiệm vụ xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kinh doanh của toàn Công ty cũng như việc xử lý hệ thống mạng nội bộ, mạng internet và quản lý Website của Công ty hoạt động có hiệu quả. • Vi phạm quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, quy định về xin nghỉ phép, an ninh trật tự, vệ sinh lao động, bí mật công nghệ, bảo quản tài sản của công ty, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.