MỤC LỤC
+ Làm tốt công tác kế hoạch hoá chi phí và giá thành (bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, tìm các giải pháp, biện pháp, quản lý tốt để hạ thấp chi phí và giá thành ngay trong quá trình thực hiện kế hoạch cũng như cho kỳ kế hoạch tới). Trong công tác kế hoạch hoá, kế hoạch chi phí và giá thành là một công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý chi phí giá thành. Kế hoạch này được lập ra nhằm phục vụ cho việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất, đồng thời phải quán triệt mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá chi phí và giá thành đồng nghĩa với việc thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiết. kiệm được chi phí, hạ được giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Mặt khác, do tiết kiệm được chi phí, hạ được giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, nên sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao trên thị trường về giá, nếu doanh nghiệp thực hiện chiến lược bán hàng với giá cạnh tranh hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tăng được doanh thu, một tiền đề quan trọng giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận trong hiện tại và tương lai. Ngoài ra việc loại bỏ những chi phí không cần thiết, chống được hiện tượng lãng phí trực tiếp làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời giải phóng được vốn phục vụ đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Từ đó nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. a) Quản lý chi phí hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. - Quản lý chi phí nguyên, nhiên vật liệu. Nguyên tắc chung là phải quản lý chặt chẽ cả hai yếu tố: Mức tiêu hao vật tư và giá vật tư. + Về mức tiêu hao vật tư, tất cả các loại vật tư được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường doanh nghiệp thường phải quản lý chặt chẽ theo các định mức tiêu hao vật tư mà doanh nghiệp đã quy định ở tất cả các khâu sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời phải thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức đó. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu định mức về tiêu hao vật tư cho phù hợp, tìm ra những yếu tố tiêu cực để khắc phục và các yếu tố tích cực để phát huy nhằm động viên mọi người lao động tích cực tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Về giá trị vật tư để tính vào chi phí là giá thực tế mua vào ghi trên chứng từ hoá đơn theo đúng quy định của Bộ Tài chính, sau khi đã trừ số tiền đền bù thiệt hại do cá nhân, tập thể gây ra, hao hụt định mức cho phép, giá trị phế liệu thu hồi, số tiền giảm giá mua. + Quản lý chi phí dụng cụ, công cụ lao động phục vụ sản xuất kinh doanh thông thường. Doanh nghiệp căn cứ vào thời gian sử dụng và giá trị của chúng để tiến hành phân bổ dần vào chi phí trong kỳ cho phù hợp. + Quản lý chi phí khấu hao TSCĐ. + Quản lý chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lượng. + Quản lý chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chi phí khác phảI gắn với chế độ hiện hành của nhà nước, bảo vệ quyền lợi của người lao động, đúng luật pháp. + Quản lý chi phí dịch vụ mua ngoài. Doanh nghiệp phải xây dựng được các định mức cụ thể cho từng khoản mục chi phí thuộc bộ phận này, đặc biệt là các khoản mục hoa hồng đại lý, uỷ thác, môi giới và tổ chức quản lý chặt chẽ chúng. + Quản lý chi phí bằng tiền khác như: Thuế môn bài, tiền sử dụng đất, thuế tài nguyên, phí, lệ phí…đặc biệt là chi phí tiếp tân, hội họp… phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật Nhà nước. b) Quản lý chi phí hoạt động tài chính. + Trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tác động mạnh đến quá trình hoạt động kinh tế của doanh nghiệp : Lựa chọn địa bàn hoạt động, ngành, mặt hàng, dịch vụ kinh doanh, lựa chọn phương tiện, giải pháp trong đầu tư trong sản xuất kinh doanh tốt nhất, đảm bảo cho doanh nghiệp đầu tư hiệu quả cao làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiến triển tốt, tăng được doanh thu, tăng được sức cạnh tranh, uy tín trên thị trường.
Việc tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh được giao cho bộ phận kế toán của công ty, thông qua việc phân loại chi phí, xác định đối tượng chịu chi phí kế toán sẽ phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh cho từng đối tượng chịu chi phí cụ thể đó. Công ty chưa có riêng một bộ phận chuyên trách thực hiện kế hoạch hoá chi phí (bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, tìm các giải pháp, biện pháp quản lý tốt để hạ thấp chi phí và giá thành ngay cả trong quá trình thực hiện kế hoạch). - Một nguyên nhân khác nữa đó là công ty đang trong quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh bằng việc mở rộng thêm các phân xưởng sản xuất cũng như tuyển thêm đội ngũ lao động làm cho việc đề ra định mức cụ thể cho chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành gặp khó khăn.
Nhưng một vấn đề nữa lại được đặt ra đó là không phải công nghệ hay thành tựu nào cũng phù hợp với công ty mà ta cần phải biết lựa chọn những công nghệ thích hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thanh Bình, cần phải phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính của công ty. Đối với việc sử dụng tài sản cố định công ty cũng nâng cao hiệu quả sử dụng vì công ty là công ty sản xuất do đó việc đầu tư cho máy móc thiết bị mất rất nhiều chi phí, nếu công ty tận dụng được hết hiệu quả sử dụng tài sản cố định thì cũng là một biện pháp tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm. - Công ty cử ra những người quản lý từng tổ, từng phân xưởng có năng lực gọi là tổ trưởng và quản đốc phân xưởng thực hiện việc quản lý đồng thời chỉ dẫn cho các nhân viên những kỹ thuật cần thiết cho công việc, giảm được các động tác thừa, tiết kiệm được thời gian, nâng cao năng suất lao động.Tổ chức quản lý, sử dụng lao động rừ ràng cụ thể gắn kết quả sản xuất kinh doanh của nguồn lao động với tiền lương và tiền thưởng của họ, đồng thời phải thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, tác phong lao động công nghiệp cho người lao động, tinh thần hợp tác trong công việc của tập thể, của từng đơn vị nhỏ thành viên, của toàn công ty để họ phát huy sáng kiến trong sản xuất kinh doanh, tiết kiệm thời gian lao động, tăng năng suất lao động cho công ty.
Các kế hoạch và kiểm tra sản xuất kinh doanh, kế hoạch chi phí giá thành, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch khấu hao TSCĐ, vật tư…và các thông tin về tình hình thực hiện các kế hoạch đó của công ty trong năm kế hoạch, các chính sách, chế độ luật pháp và quản lý tài chính, quản lý chi phí, giá thành của nhà nước sẽ được bộ phận phụ trách đề ra và thực hiện theo kế hoạch đó. Đây là một giải pháp nhỏ có tác dụng rất lớn đối với toàn thể nhân viên của công ty vì đối với bất kỳ một người lao động nào khi được làm việc trong một môi trường tốt cũng phát huy được khả năng cũng như năng lực của bản thân, nếu môi trường làm việc không tốt, luôn có một bầu không khí bao trùm lên toàn bộ công ty và tạo ra sự căng thẳng trong các mối quan hệ giữa người với người thì hiệu quả công việc không cao, chất lượng công việc hoàn thành không cao, chính điều này cũng làm ảnh hưởng đến việc tiết kiệm chi phí.