MỤC LỤC
Hệ thống thông tin là tập hợp những con người , các thiết bị phần cứng , phần mềm , dữ liệu có liên quan với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập xử lý , lưu trữ và phân phát thông tin để hổ trợ cho việc ra quyết định , phân tích tình hình, lập kế hoạch , điều phối và kiểm soát các hoạt động trong một tổ chức. - Hệ thống thông tin xử lý giao dịch ( Transactional Information System ) : Đây là hệ thống chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động sản xuất phù hợp với đầu ra của doanh nghiệp. - Hệ thống thông tin trợ giúp ra quyết định quản lý ( Managerial Decision Support System ) : Hệ thống này được thiết kế để đáp ứng nhu cầu thông tin của các giám đốc.
Một hệ thống trợ giúp ra quyết định sẽ phải trợ giúp cho mọi giai đoạn của quá trình ra quyết định bao gồm các thiết bị trợ giúp hiệu quả và giúp cho việc truy nhập dữ liệu đồng thời làm mới chúng cũng như trợ giúp mối liên hệ giữa những người ra quyết định. - Hệ thống thông tin tạo lập cạnh tranh ISCA : Ngoài việc trợ giúp các hoạt động quản lý bên trong các tổ chức hệ thống này còn có thể được sử dụng như một trợ giúp chiến lược. … Tóm lại mô hình này không quan tâm tới phương tiện được sử dụng cũng như địa điểm hay thời điểm dữ liệu được xử lý mà những cái cần quan tâm lại xuất phát từ góc độ quản lý.
Mô hình vật lý ngoài chú ý tới những khía cạnh nhìn thấy được của hệ thống như các vật mang dữ liệu và vật mang kết quả cũng như hình thức của đầu vào và đầu ra , phương tiện để thao tác với hệ thống , phần cứng được sử dụng. Cấu trúc chương trình và ngôn ngữ thể hiện đều là những cái mà người sử dụng không có quyền lựa chọn mà kết quả của sự lựa chọn chủ yếu là từ góc độ kỹ thuật , nghĩa là câu trả lời là từ phía các chuyên viên kỹ thuật.
Chức năng nghiệp vụ là một khái niệm logic chứ không phải là một khái niệm vật lý, nó mô tả điều cần thực hiện để nghiệp vụ được thực hiện chứ không phải là nghiệp vụ được thực hiện ở đâu, như thế nào hoặc do ai làm. Bước tiếp theo trong quá trình phân tích là xem xét chi tiết hơn về thông tin cần cho việc thực hiện các chức năng đã được nêu và những thông tin cung cấp để thực hiện chúng. Điều đáng lưu ý ở mô hình này là nó chỉ ra cách mà thông tin vận chuyển từ chức năng này trong hệ thống sang một chức năng khác đồng thời cũng chỉ ra những thông tin nào cần phải có trước khi cho thực hiện một hàm hay quá trình.
- Tài liệu : Việc dùng DFD trong đặc tả yêu cầu hình thức , đặc tả thiết kế hệ thống là một nhân tố làm đơn giản hoá chính trong việc tạo ra và chấp nhận những tài liệu như vậy. - Dùng sơ đồ chức năng nghiệp vụ BFD : Việc phân rã chức năng trong sơ đồ BFD được dùng để chỉ ra mức độ mà từng tiến trình xử lý hoặc tiến trình con phải xuất hiện trong sơ đồ DFD. Nó có tên là sơ đồ ngữ cảnh , thường được bố trí trên một trang bao gồm một vòng tròn các quá trình trung tâm ( Biểu thị cho toàn bộ hệ thống đang nghiên cứu ) , được bao quanh bởi các tác nhân ngoài của hệ thống.
+ Quan hệ một – một : Với mỗi dòng trong bảng thực thể A thì tương ứng ( Có liên quan ) với một dòng của bảng thực thể B và ngược lại .+ Quan hệ một - Nhiều : Với mỗi dòng trong bảng thực thể A thì tương ứng với nhiều dòng trong bảng thực thể B nhưng ngựơc lại mỗi dòng trong bảng thực thể B chỉ tương ứng với một dòng duy nhất trong nhất trong bảng A. + Quan hệ nhiều-nhiều: Với mỗi dòng trong bảng thực thể A tương ứng với nhiều dòng trong bảng thực thể B và ngược lại với mỗi dòng trong bảng thực thể B sẽ tương ứng với nhiều dòng trong bảng thực thể A.
Sau khi đã tiến hành phân chia các thông tin dữ liệu vào bảng thì công việc tiếp theo là phải tìm ra tất cả những mối quan hệ giữa các thực thể , để sau này dựa vào mối quan đấy nhằm liên kết các bảng dữ liệu lại với nhau , trích , rút , kết hợp dữ liệu từ đó sẽ đáp ứng được nhanh chóng nhu cầu của người sử dụng. Yêu cầu của bước này là làm sao tìm ra những tên để đặt cho các trường trong bảng sao cho gợi nhớ và thuận tiện khi xử lý các dữ liệu trên bảng .Sau đó cần tiến hành chuẩn hoá các bảng dữ liệu nhằm trách sự trùng lặp về dữ liệu , giữ cho các dữ liệu có thể liên kết một cách chặt chẽ với nhau đảm bảo không mất thông tin. Nhà phân tích phải dùng cách đánh giá của mình để giải quyết chính xác xem nên dùng những kỹ thuật nào và áp dụng chúng ở mức độ nào để làm cân bằng giữa nguy cơ hoặc hệ thống quá nghèo nàn hoặt ngược lại nguy cơ hệ thống quá rắc rối.
Sự phát triển của công nghệ thông tin được xem là kim chỉ nam cho những bước phát triển mới , cho những mục tiêu mới , đã trở thành một trong những phương tiện để đất nước ta có thể “đi tắt , đón đầu “ theo kịp các nước phát triển , hoà nhịp cùng cơn lốc phát triển đi lên của toàn nhân loại. Quản lý có hiệu quả cơ sở dữ liệu về các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những mục tiêu sống còn của doanh nghiệp , nó quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong cơ chế mới. Công ty xây dựng số 2- Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam ( Vinaconex) cũng như các tổ chức doanh nghiệp khác trong cả nước đang dẫn từng bước tiếp cận , đưa tin học vào trong quá trinh sản xuất kinh doanh đặc biệt là trong mục tiêu quản lý kinh tế .Trong quá trình phát triển đi lên của doanh nghiệp không thể phủ nhận sự đóng góp trực tiếp cũng như gián tiếp của một hệ thống thông tin quản lý đủ mạnh.
Phân tích một hệ thống bắt đầu từ việc thu thập dữ liệu và chỉnh đốn chúng để đưa ra một chuẩn đoán về tình hình thực tế nhằm đưa ra một sự đánh giá chính xác nhất về tình hình hiện tại của hệ thốn. Việc phân tích một hệ thống thông tin nhằm tìm ra các nguyên nhân nội tại dẫn đến sự trì trệ của hệ thống đó là các vấn đề về quản lý , các bộ luật mới được ban hành , việc ký kết một hiệp tác mới , đa dạng hoá hoạt động của doanh nghiệp , những yêu cầu mới của nhà quản lý , Sự thay đổi của công nghệ , sự thay đổi sách lược chính trị v.v.v.
Mục đích cuối cùng của việc phát triển một hệ thống thông tin là cung cấp cho các thành viên của tổ chức những công cụ quản lý tốt nhất. Phát triển một hệ thống thông tin bao gồm việc phân tích hệ thống thông tin đang tồn tại , thiết kế một hệ thống mới và thực hiện việc cài đặt nó.
Tiến hành xác định các kiểu thực thể và các thuộc tính của thực thể 3.