MỤC LỤC
Nhiệm vụ của khung máy là đỡ tất cả các chi tiết, các bộ phận lắp đặt trên nó và đảm bảo cho chúng ở những vị trí làm việc nhất định.
Trọng lượng của bản thân trục là một lực phân bố đều trên toàn bộ chiều dài của trục (L). Quá trình cân và đo kiểm được các thông số ban đầu theo bảng dưới đây. Vì lực phân bố qt phân bố trên toàn bộ chiều dài của trục (L) nên có thể qui lực qt về một lực tập trung đặt tại trung điểm của đường tâm trục.
Từ công suất yêu cầu từ động cơ ta tiến hành chọn động cơ điện. - Động cơ điện một chiều đắt, nhanh hỏng và khối lượng sửa chữa lớn hơn động cơ xoay chiều, phải thêm vốn đầu tư để lắp đặt các thiết bị chỉnh lưu. - Động cơ điện đồng bộ ba pha giá đắt, mở máy phức tạp, tuy có hệ số cosϕ cao, chi phí vận hành sẽ cao hơn loại động cơ không đồng bộ nhưng ở đây yêu cầu công suất nhỏ nên các ưu điểm của động cơ đồng bộ ba pha không quan trọng lắm.
- Động cơ không đồng bộ ba pha giá rẻ, cấu tạo vận hành đơn giản nhất, mặc dù trực tiếp với mạng điện xoay chiều không cần thiết đổi dòng điện, có thể điều chỉnh nhảy cấp vận tốc bằng cách thay đổi số đôi cực từ. Động cơ cần chọn sao cho có thể lợi dụng được toàn bộ công suất động cơ. Vì vậy ta chọn động cơ điện có công suất định mức (Nđm) lớn hơn công suất yêu cầu đặt ra cho nó (Nycđc).
So sánh với các loại động cơ điện trên, nhận thấy động cơ không đồng bộ ba pha có nhiều ưu điểm.
+ Chi tiết đúc có độ bền thấp, không thể làm việc dưới tải trọng cao, đặc biệt là tải trọng phức tạp. Do có nhiều ưu điểm như vậy, nên đúc là ngành chế tạo phôi rất cơ bản của các ngành công nghiệp, đặc biệt là trong chế tạo máy. Ngoài ra, đúc còn được dùng để chế tạo các vật dụng sinh hoạt như nồi, chảo….
Kết cấu chi tiết đúc cho hợp lý, chọn mặt phân khuôn, chọn phương pháp làm khuôn, xỏc định kớch thước mẫu, kớch thước ruột (lừi), xỏc định vị trớ đặt hệ thống rút, đậu ngót và tính kích thước của chúng, vị trí của khuôn lúc rót kim loại…. • Căn cứ vào bản vẽ kỹ thuật của chi tiết máy cần đúc cùng với điều kiện chịu lực khi làm việc, đối chiếu với các đặc điểm của công nghệ đúc, công nghệ gia công cơ và đặc điểm của vật liệu đúc từ đó người cán bộ kỹ thuật hoặc công nhân đúc có thể thay đổi một vài chi tiết để dễ đúc nhất mà vẫn đảm bảo các yêu cầu đặt ra đồng thời làm tăng năng suất sản phẩm đúc. • Xác định mặt phân khuôn (mặt ráp các phần khuôn đúc), dựa trên cơ sở đó để chuẩn bị cỡ và số hòm khuôn, cách làm mẫu và lấy mẫu ra khỏi khuôn, xác định vị trí của ruột, kích thước của hộp ruột….
• Căn cứ vào kích thước và dung sai củ chi tiết máy, dựa vào độ co và hình dạng vật đúc, người thiết kế công nghệ tính ra lượng dư để sau khi đúc đưa gia công cắt gọt thành chi tiết mà không bị thiếu hụt hoặc tránh tình trạng phải cắt gọt quá nhiều do lượng dư quá lớn. Khi thiết kế các chi tiết đúc bằng gang, không cần quan tâm nhiều tới tính đúc của hợp kim nhưng phải hiểu rừ mối quan hệ giữa tốc độ nguội với tổ chức và tớnh chất của gang. Gang xám nhạy cảm với tốc độ nguội, đây là đặc tính riêng của gang khác hẳn với hợp kim đúc khác.Trong cùng một vật đúc, do tốc độ nguội chênh lệch nhiều có thể tạo nên những tổ chức gang khác nhau về cơ bản.
Vị trí vật đúc trong khuôn khi rót thường được chọn theo phương pháp làm khuôn, cách bố trí hệ thống rót, lượng dư gia công cơ khí, lượng dư công nghệ, kích thước của hòm khuôn. Vị trí của khuôn khi rót phải bố trí sao cho dễ dàng đặt ruột vào khuôn được vững chắc mà không cần các chất kết dính, không để ruột bị biến dạng vì trọng lượng bản thân hay vì áp lực. Việc chọn vị trí của mẫu khi làm khuôn cũng như mặt ráp khuôn và mặt phân mẫu có ảnh hưởng lớn đến quá trình kỹ thuật làm khuôn, độ chính xác của vật đúc.Vị trí của mẫu trong khuôn và mặt ráp khuôn phải chọn sao cho bộ mẫu thật đơn giản, rẻ tiền và có càng ít phần rời cành tốt.
Mẫu có chiều cao lớn sẽ khó lấy ra khỏi khuôn, dễ làm hỏng khuôn lúc lấy mẫu, khó lắp đặt ruột vào khuôn, làm biến dạng vật đúc do độ nghiêng thành mẫu, khó tạo ra hòm khuôn thích hợp. Độ chính xác cấp 1 dùng cho sản xuất lớn và bao gồm những vật đúc làm khuôn bằng máy với mẫu kim loại, độ chính xác cấp 2 dùng cho sản xuất hàng loạt, và độ chính xác cấp 3 là sản xuất đơn chiếc và làm khuôn bằng tay với mẫu gỗ. Cấp chính xác của mẫu tương ứng với cấp chính xác của vật đúc, nhưng sai lệch cho phép về kích thước yêu cầu nhỏ hơn vì còn phải tính đến sai lệch gây ra trong khi làm khuôn.
Yêu cầu đối vơi cát làm khuôn: Chịu nóng, không tác dụng với kim loại lỏng, dẫn nhiệt tốt, dãn nở nhiệt ít, khí thoát ra ngoài dễ, chỉ cần dùng ít chất dính đã có độ bền cao, không độc hại, sử dụng được lâu dài. Nói chung là nó cần có độ bền, độ thông khí cao,độ sinh khí thấp, độ chịu nóng cao, độ co bóp tốt, độ rắn sau khi vật đúc đông xong nhỏ để đảm bảo vật đúc không bị rỗ khí, rỗ cát, cháy dính cát và nứt. Do vật đúc không lớn, dạng sản xuất hàng loạt nhỏ có thể coi là dạng sản xuất đơn chiếc, trong trường hợp này hệ thống rót được đặc trưng bằng các rãnh dẫn kim loại lỏng vào khuôn.
• Để quá trình cháy tốt, chất lượng gang lỏng cao, thành phần hoá học đúng yêu cầu, tốn ít than cần kiểm tra mức liệu trong lò, kiểm tra lưu lượng và áp suất gió, kiểm tra nhiệt độ của gang ra khỏi lò, kiểm tra chất lượng mặt gẫy của gang. Do loại hình sản xuất khung máy đo ma sát là sản xuất thủ công, khối lượng và mức độ phức tạp cũng như yêu cầu về chất lượng sản phẩm không cao lắm nên chọn hình thức thiết kế đơn giản.