Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Vền Megalobrama terminalis

MỤC LỤC

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

+ Xác định hệ số thành thục: mỗi tháng tiến hành mổ mẫu 5 cá cái, xác định khối lượng thân, khối lượng cá bỏ nội quan và khối lượng buồng trứng. Qua việc thu gom, vận chuyển cá Vền, chúng tôi nhận thấy cá Vền là cá yếu, dễ bị xây xát, tuột vảy, đồng thời, có nhiều cá thể mang sản phẩm sinh dục nên rất khó vận chuyển về Viện NCNTTS1 để có thể tiến hành các thí nghiệm sinh sản nhân tạo nên chúng tôi đã tiến hành chọn lọc những cá thể khỏe mạnh, thành thục tốt và cho đẻ tại chỗ. Xác định loại kích dục tố và liều lượng kích dục tố gây chín và rụng trứng (LRH-A, HCG).

Liều sơ bộ bằng ⅓ tổng liều, thời gian tiêm liều sơ bộ và liều quyết định cách nhau 6 giờ và tiêm vào buổi tối. Cá đực tiêm 1 liều duy nhất, tiêm với liều bằng ⅓ liều tiêm cá cái và tiêm cùng thời điểm với tiêm liều quyết định của cá cái. Các thí nghiệm được tiến hành 3 lần, mỗi lần sử dụng 5 cặp cá Vền bố mẹ.

Do điều kiện cho đẻ tại chỗ không đủ các trang thiết bị, chúng tôi sử dụng phương pháp cho đẻ nhân tạo, tỷ lệ ghép đực/cái là 1/1. Kiểm tra sự rụng trứng làm tương tự như đối với cá Chép, khi vuốt nhẹ vào bụng cá về phía lỗ sinh dục thấy trứng chảy ra thì tiến hành vuốt trứng và thụ tinh nhân tạo. Trứng được vuốt vào bát men khô sau đó vuốt sẹ vào bát trứng, dùng lông gà trộn đều trứng với sẹ, sau 1-2 phút cho thêm một ít nước sạch (50-100ml) khuấy đều trong 2 phút, sau đó khuấy đều trong dung dịch khử dính (nước dứa nồng độ 1,5%) đến khi trứng hết dính.

Trứng được chuyển về Viện NCNTTS1 trong túi nilon có bơm ôxy và ấp trong bình Weis 300 lít. + Thức ăn được sử dụng cho cá trong 1 tuần đầu tiên là lòng đỏ trứng gà. + Theo dừi cỏc biến động về nhiệt độ, ụxy hũa tan trờn mỗi bể, 3 ngày theo dừi 1 lần.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    Kết quả ở Bảng 1 cho thấy vào tháng 3, tỷ lệ thành thục ở cá Vền chưa cao, số mẫu thu được ít nên không có cá thể nào thành thục. Điều này có thể do ở tháng 4, cá bắt đầu vào mùa vụ sinh sản, nhiều cá thể có tuyến sinh dục vẫn ở giai đoạn III nên hệ số thành thục chưa cao. Sang tháng 5 và tháng 6, vào thời điểm cá đẻ rộ, đa số các cá thể có buồng trứng ở giai đoạn IV, buồng trứng to, chiếm hầu hết thể tích khoang bụng.

    Điều này có thể do ảnh hưởng của việc vận chuyển trứng từ nơi cho cá đẻ (Phú Thọ) về nơi ấp (Viện NCNTTS1 – Bắc Ninh) phải đi quãng đường xa và thời tiết nóng. Như vậy, sử dụng KDT LRH-A với liều lượng 4mg DOM + 30àg LRH-A cho một kg cá cái cũng cho kết quả là cá được kích thích sinh sản đã có hiện tượng rụng trứng với thời gian hiệu ứng 6-7 giờ. Sử dụng phương pháp phân tích ANOVA-single factor trên Excel so sánh về tỷ lệ thụ tinh giữa 2 liều tiêm LRH-A thấy kết quả không có sự sai khác mặc dù liều tiêm thứ 2 sử dụng liều lượng KDT thấp hơn liều tiêm thứ nhất.

    Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy khi trứng đang ở giai đoạn IV thì lớp màng dính bao bọc quanh trứng chưa hình thành. Theo các tài liệu trong và ngoài nước, có rất nhiều phương pháp khử dính như: khuấy trứng trong sữa hoặc trong bùn, cũng có thể khử dính bằng dung dịch có thành phần 3,5g đạm Urê + 4,5g NaCl + 1 lít nước, khuấy trong 60 phút, sau đó tráng bằng dung dịch Tanin. Tuy nhiên trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi thấy trứng cá Vền ít dính hơn trứng cá chép nên chúng tôi sử dụng nồng độ 1,5% và khuấy trong 20 phút (cá chép sử dụng nồng độ 2-2,5% và khuấy trong 30 phút).

    Trong quá trình khử dính chúng tôi cũng nhận thấy nếu khuấy lâu hơn hoặc dùng nồng độ nước dứa cao hơn sẽ dẫn đến trứng bị vỡ vỏ, phôi không. Nghiên cứu đặc điểm phát triển phôi cá giúp cho việc đặt ra chế độ quản lý bể ấp phù hợp với quá trình phát triển của phôi và ấu trùng trong giai đoạn sớm. Sự phát triển của phôi bắt đầu từ lúc trứng được thụ tinh, trải qua nhiều giai đoạn phát triển kế tiếp nhau để cuối cùng tạo ra một cơ thể hoàn chỉnh.

    Trứng thụ tinh nhân tạo xong được chuyển về Viện NCNTTS1, sau thời gian vận chuyển là 3,5 giờ, tiến hành soi trứng dưới kính hiển vi thấy trứng đã phát triển đến giai đoạn phôi dâu. Khi đĩa phụi bao phủ được từ ⅓ đến ẵ tỳi noón hoàng thỡ quỏ trỡnh tạo phôi vị bắt đầu sau khi trứng được thụ tinh khoảng 5 giờ 37 phút. Chỳng tụi tiến hành thử nghiệm ương cỏ bột trờn bể xi măng, theo dừi mức tăng trưởng về chiều dài, khối lượng, khả năng thích nghi về điều kiện sống cũng như chế độ ăn của cá Vền trong điều kiện nuôi nhân tạo.

    Kết quả cho thấy cá Vền sinh trưởng tương đối tốt trong điều kiện nuôi nhân tạo, bước đầu cá đã sử dụng thức ăn công nghiệp và cho tỷ sống cao (trên 95%). Về kích thước, cá phát triển tương đối đồng đều, chỉ có một số ít cá thể là lớn trội hơn, chúng tôi chưa tìm hiểu được nguyên nhân.

    Hình 2: Trứng cá Vền giai đoạn IV
    Hình 2: Trứng cá Vền giai đoạn IV