MỤC LỤC
- Quan sát bằng mắt thường toàn bộ cơ thể bên ngoài của cá nhằm phát hiện các biểu hiện khác thường của cá như: sự biến đổi mầu sắc, lở loét, những đốm của trùng quả dưa, thích bào tử trùng…. Do điều kiện về thời gian, hóa chất cũng như phương pháp kỹ thuật có hạn, chúng tôi chỉ tiến hành cố định, bảo quản và làm tiêu bản đối với trùng bánh xe. Cố định mẫu bằng cách phết kính: dùng lamen đặt lên trên lam kính ở vị trí có mẫu, kéo ngược lamen về phía sau sao cho nhớt có thể dàn đều một lớp mỏng rồi để khô tự nhiên trong không khí.
Đối với trùng bánh xe, chúng tôi sử dụng phương pháp nhuộm bằng AgNO3 2% : Các lamen có mẫu đã giữ khô, xếp vào đĩa peptri có mặt trùng ngửa lên trên. Rửa lại mẫu trong nước cất, để khô tự nhiên trong không khí, gắn tiêu bản bằng nhựa canada và ghi nhãn cho mỗi mẫu. Dựa vào hình thái, cấu tạo ký sinh trùng, quan sát trùng sống và trùng đã cố định, nhuộm màu, vẽ và chụp ảnh.
Từ đó so sánh, phân loại theo các tài liệu phân loại ký sinh trùng đã có. Các nồng độ thuốc và hoá chất dùng để điều trị thử nghiệm ký sinh trùng trên cá Chép hương và Chép giống. - Khi xử lý bằng phải bật sục khí liên tục, tránh làm cá bị ngạt do thiếu khí.
Sau thời gian thí nghiệm, dùng vợt bắt cá ra tiến hành làm tiêu bản kiểm tra dưới kính hiển vi. Lô xử lý hóa chất và lô đối chứng đều được chăm sóc như nhau trong cùng một điều kiện nhiệt độ 25 – 300C, sục khí liên tục. Nước sử dụng để thay hoàn toàn là nước giếng khoan, không dùng nước ao để tránh lây nhiễm các bệnh khác cho cá.
So sánh hiệu quả xử lý của các loại hóa chất thử nghiệm ở các nồng độ khác nhau và phương pháp dùng thuốc khác nhau: tắm, ngâm. Các lô thí nghiệm đều là cá nhiễm bệnh được nuôi ở các bể khác nhau (mỗi loại thuốc sẽ được thử nghiệm từ 3 loại nồng độ, tương ứng với 3 bể), sử dụng các loại thuốc, hóa chất khác nhau: Formalin, CuSO4, NaCl, KMnO4 trong cùng một điều kiện để tìm ra loại thuốc, hóa chất và phương pháp xử lý có hiệu quả. - Kết quả kiểm tra ngoại ký sinh trùng trên cá Chép sau mỗi lần điều trị thử nghiệm.
Đến cuối giai đoạn cá hương và giai đoạn cá giống mới thấy xuất hiện ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus formosanus, và tỷ lệ nhiễm tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cá. Theo kết quả điều tra ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus formosanus tại khu vực Đình Bảng – Bắc Ninh của Nguyễn Thị Mai Phương, 2009 cho thấy TLN tại đây rất cao, lên đến 100% ở tất cả các đợt kiểm tra. So với kết quả trên thì kết quả điều tra của chúng tôi về CĐN và TLN ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus formosanus năm 2010 giảm rất nhiều, tỷ lệ nhiễm cao nhất đạt 87,7% nhưng số lượng ấu trùng trên một mẫu chỉ đạt 0,7 ấu trùng/mẫu.
Trong quá trình điều tra, chúng tôi thấy cũng như ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus formosanus thì sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus cũng đến cuối giai đoạn cá Chép hương mới xuất hiện và tỷ lệ nhiễm tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cá. NaCl là loại hóa chất rẻ tiền, dễ mua, và nó được dùng nhiều trong sát trùng vết thương hoặc trị các bệnh ngoài da ở người và động vật trên cạn, trị các bệnh do ký sinh trùng trên động vật thủy sản ở nước ngọt. Đối với ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus formosanus và sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus, cả 2 phương pháp ngâm và tắm NaCl đều không có hiệu quả.
Dung dịch oxy hóa mạnh, gặp chất hữu cơ oxy nguyên tử [O] vừa giải phóng lập tức kết hợp chất hữu cơ nên không xuất hiện bọt khí và làm giảm tác tác dụng diệt khuẩn. Tuy nhiên ở phương pháp tắm nồng độ lớn nên [O] giải phóng ra đủ để kết hợp với chất hữu cơ trong trùng bánh xe nên có khả năng diệt trùng bánh xe tốt hơn phương pháp ngâm. Đối với ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus formosanus và sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus, cả 2 phương pháp ngâm và tắm KMnO4 đều không cho hiệu quả cao.
Thậm chí sau khi đã qua xử lý, chúng tôi vẫn còn tìm thấy mẫu kiểm tra có 8 ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus formosanus trên 1 mẫu cá và 6 sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus trên 1 mẫu cá. Vì vậy việc xử lý KMnO4 đối với ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus formosanus và sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus không cho hiệu quả cao khi áp dụng vào thực tế. CuSO4 là tinh thể dễ tan trong nước, có tác dụng kìm hãm và có khả năng tiêu diệt các sinh vật gây bệnh tương đối mạnh, được sử dụng rất phổ biến trong nuôi thuỷ sản nước ngọt, thường để phòng trị bệnh do kí sinh trùng.
Đối với trùng bánh xe Trichodina nobilis khi áp dụng phương pháp ngâm CuSO4 ở 3 nồng độ 0,3; 0,4 và 0,5 ppm, sau 20 - 24 giờ ngâm chúng tôi tiến hành kiểm tra mẫu để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng CuSO4 trong việc điều trị bệnh. Formalin là loại hoá chất có hiệu lực cao trong việc phòng trị các bệnh do ký sinh trùng nên chúng tôi quyết định sử dụng để điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng trên cá Chép nhằm tìm ra nồng độ an toàn và hiệu quả. Cũng như các phương pháp và hóa chất đã sử dụng ở trên, cả Formalin ở cả 2 phương pháp tắm và ngâm cũng không cho hiệu quả điều trị cao đối với ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus formosanus và sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus.
Nói tóm lại, việc sử dụng các loại hóa chất: muối ăn NaCl, KMnO4, CuSO4 và Formalin ở cả 2 phương pháp tắm và ngâm để điều trị trùng bánh xe đều cho kết quả điều trị cao. Còn đối với ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus formosanus và sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus thì tất cả cá hóa chất trên dù phương pháp tắm hay phương pháp ngâm đều không mang hiệu quả cao.