Chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm cho dân cư các vùng bị thu hồi đất trong quá trình CNH, HĐH tỉnh Bắc Ninh

MỤC LỤC

Về mở rộng diện tích đất nông nghiệp

Đã đầu tư cải tạo đất chưa sử dụng cho sản xuất nông nghiệp được 459,57ha bằng 41,5% so với quy hoạch được duyệt, chủ yếu bằng hình thức cho các hộ nông dân thuê đất hoặe đấu thầu.

Về chuyển đổl cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

Cũng trong thời gian này toàn tỉnh đã chuyển đổi 154,15 ha đất trồng lúa sang trồng hoa cây cảnh và đồng cỏ chăn nuôi đạt 77,08% so với quy hoạch được duyệt. Đồng thời với mở rộng diện tích, toàn tỉnh đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hoá đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đánh giá

- Một số tổ chức kinh tế sau khi được thuê đất chậm triển khai xây dựng công trình đã tiến hành thu hồi để giao cho các đơn vị khác sử dụng như: Công ty Du lịch Bắc Ninh, Công ty TNHH thương mại và sản xuất Hoàng Dương, Công ty TNHH sản xuất và thương mại An Phú, HTX sơn mài Đình Bảng và một số tổ chức kinh tế thuê đất trái thẩm quyền như công ty TNHH mỹ nghệ Việt Hà 1.400m2, công ty cổ phần dệt may Việt Mỹ 2.548m2, công ty TNHH Việt Thành 6.840m2, công ty dệt may Hưng Mạnh 2.585m2. Công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã và đang được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện đem lại kết quả tích cực, nhất là các KCN tập trung, KCN làng nghề và đa nghề tăng về số lượng, chất lượng, mở rộng về qui mô, thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước, tạo bước khởi sắc mới cho ngành công nghiệp của tỉnh, là động lực cho sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo.

Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm tỉnh Bắc Ninh

Nhờ kinh tế trong nhiều năm tăng trưởng khá mạnh nên ngành nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung và đang từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng giá tri sản phẩm trên một đơn vị canh tác, đáng chú ý là đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung như lúa tỏm xoan (Quế Vừ), lỳa nếp (Từ Sơn), vựng trồng rau, hoa (Bắc Ninh), vựng bò sữa ở các xã Cảnh Hưng, Tri Phương (Tiên Du)… Một số huyện trong tỉnh như Gia Bình, Lương Tài đã triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi đồng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản. + Số còn lại đang trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động do chưa định hướng nghề nghiệp và chưa có kế hoạch ổn đinh cuộc sống lâu dài đã dùng tiền được đền bù để mua sắm tài sản, ăn chơi tiêu sài phung phí, trong số đó có một số dính vào các tệ nạn xã hội, không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn thất nghiệp, đói nghèo do mất đất nông nghiệp và không có việc làm.

Cây dâu ăn quả (trồng trên đất vườn)

Tuy nhiên, cũng có một số người dân đã biết đùng tiền bồi thường giải phóng mặt bằng để tự đào tạo nghề cho mình và con em mình như: học cách nuôi trồng gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản, làm kinh tế VAC, mở hàng kinh doanh buôn bán, làm dịch vụ… Họ học để áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, nuôi trồng, mở mang buôn bán, dịch vụ nhằm tăng nhu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình. Bằng cơ chế uỷ quyền, hiện nay Ban quản lý các KCN tỉnh, Sở lao động - Thương binh và Xã hội được trao quyền quyết định nhiều hơn trong quản lý Nhà nước về lao động; đồng thời được đòi hỏi nhiều hơn trong việc tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với các Sở, ban ngành, UBND các huyện thị xã, giải quyết các công việc nhanh hơn, giảm thiểu, các chi phí cho việc thực hiện các thủ tục hành chính cho nhân dân, doanh nghiệp.

Những vấn đề đặt ra qua kết quả điều tra (tính đến 1/7/2004) đối với một số vùng bị thu hồi đất tỉnh Bắc Ninh

Việc, thực hiện chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm dã góp phần không nhỏ trong việc tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho các tầng lớp nhân dân nói chung, cho người dân có đất thu hồi phát triển khu công nghiệp và đô thị nói riêng, tạo tiền đề quan trong thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Tỉnh. Đối với huyện Tiên Du: lao động ở đây chủ yếu là làm nông nghiệp và một số ngành nghề: sản xuất bếp than tổ ong (Hoàn Sơn); tơ tằm, xây dựng (Nội Đuệ)..Tỷ lệ lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp so với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh là khá cao vì ở đây tạo cho họ được thu nhập ổn định, trong khi đó tại địa phương không có nhiều nghề phụ.

Phương hướng, mục tiêu chủ yếu 5 năm 2006-2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 của tỉnh Bắc Ninh

Phấn đấu đến năm 2010 Bắc Ninh là tỉnh phát triển khá trong cả nước, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại hoá, tạo tiền đề để đến năm 2020 là tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ".4. Phương hướng, mục tiêu, định hướng do Đại hội xác định trên đây là những căn cứ chính trị quan trọng cho sự phát triển tổng thể kinh tế- xã hội nói chung và cho lĩnh vực chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho cư dân các vùng Nhà nước thu hồi đất phát triển các KCN tập trung và đô thị tỉnh Bắc Ninh nói riêng trong những năm tới, nhất là thời kỳ 2006-2015.

Tầm nhìn dài hạn của Tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015

- Công nghiệp trên địa bàn tỉnh chú trọng vào các sản phẩm có tính cạnh tranh cao hoặc có khả năng cạnh tranh; sản phẩm đã có lợi thế do trải qua giai đoạn bảo hộ; các sản phẩm có cạnh tranh thấp cần đầu tư đổi mới hiện đại hoá công nghệ; các sản phẩm dựa trên lợi thế nguồn lao động; các sản phẩm, dựa trên lợi thế do ảnh hưởng lan toả của trung tâm kinh tế lớn là Thủ đô Hà Nội; các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, đón đầu công nghệ; các sản phẩm mới do thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và đầu tư trong nước từ ngoài tỉnh".7. - "Phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo hướng góp phần vào phát triển bền vững của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, với các sản phẩm sạch, vành đai xanh, tạo điều kiện phát triển du lịch, nghỉ dưỡng và xây dựng các khu đô thị mới gắn với nông nghiệp sinh thái".8.

Dự báo thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển các KCN và đô thị tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010. 9

• Chức năng của KCN được điều chỉnh, trong đó ưu tiên các dự án cơ khí và điện tử tiên tiến, vật liệu mới thay thế vật liệu thông thường; hình thành các khu, cụm liên hợp về dật- da- may mặc; sản xuất, chế biến theo tiêu chuẩn xuất khẩu. - Về chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp chủ yếu là đất trồng lúa nước chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản mỗi năm khoảng 300 ha, đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất trồng cây hàng năm (rau, hoa cao cấp và đồng cỏ) mỗi năm từ 165-215ha.

Những vấn đề đặt ra và đòi hỏi phải giải quyết về chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm

- Hiện tại, tỉnh Bắc Ninh mới chỉ có Qui hoạch phát triển khu công nghiệp, phát triển khu đô thị, qui hoạch bố trí tái định cư cho cư dân vùng bị thu hồi đất ở; chưa có qui hoạch tái định canh, qui hoạch chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho lao động thuộc các hộ nông dân bị thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp, khu đô thị. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư các vùng nhà nước thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp, khu đô thị có liên quan mật thiết giữa nhiều Bộ, ngành ở Trung ương với tỉnh; giữa nhiều Sở, ban ngành ở tỉnh với các huyện, thị trong tỉnh… Tuy nhiên tới nay vẫn chưa hình thành sự phân công, phân cấp đầy đủ và hợp lý giữa các cấp, các ngành từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn trên thực tiễn quản lý nhà nước tại tỉnh Bắc Ninh đối với lĩnh vực này, đòi hỏi nghiên cứu giải quyết trong thời gian tới.

QUAN ĐIỂM VỀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP VÀ ĐÀO TẠO VIỆC LÀM CHO DÂN CƯ CÁC

Bảo đảm để đại đa số dân cư các vùng bị thu hồi đất được chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm

Từ năm 1980 đến nay, Nhà nước thực hiện chính sách giao đất nông nghiệp không thu tiền cho tất cả cáchộ nông dân mà về thực chất đây là sự bảo đảm quí hơn vàng để nông dân có công ăn việc làm, đời sống ổn định. Tuy nhiên, tính tất yếu này lại làm nảy sinh một tất yếu khác, đó là: người nông dân bị thu hồi đất nhưng tất yếu không bị đẩy tới thất nghiệp, mà được đền bù để có công việc mới làm cho cuộc sống được cải thiện hơn từ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư vùng bị thu hồi đất phải được tổ chức và có hình thức thích hợp với trình độ

Những nề nếp này tuy có những ưu điểm đối với sản xuất của hộ nông dân, nhưng sẽ tạo ra nhiều trở ngại đối với sản xuất nông nghiệp hàng hoá lớn, và càng trở ngại hơn khi phải chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm cho những nông dân chuyển sang lao động trong những ngành nghề công nghiệp, nơi lao động tập trung, được trang bị kỹ thuật cao, có sự phân công và hợp tác lao động tỷ mỷ, đòi hỏi phải có ý thức, tác phong, kỷ luật lao động công nghiệp. Mặc dù sản xuất nông nghiệp đã và đang là ngành sản xuất đưa lại thu nhập thấp cho nông dân tỉnh Bắc Ninh, nhưng ngoại trừ một tỷ lệ thấp trong số họ đã rời bỏ quê hương, đồng ruộng để đến làm ăn, sinh sống tại các khu vực đô thị trong và ngoài tỉnh, còn phân đông trong tổng dân số của tỉnh tại khu vựcnông thôn đều thích ứng nhiều đối với sự ổn định trong nông nghiệp hơn là phải chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm sang công nghiệp.

MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP VÀ ĐÀO TẠO VIỆC LÀM CHO DÂN CƯ CÁC

Một số phương án đặt ra

* Phương án 2 (chấm dứt làm nông nghiệp, chuyển sang làm phi nông nghiệp). Những hộ này buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp và thực hiện đào tạo việc làm để chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Sự lựa chọn này có thể diễn ra teo 2 xu hướng: một là làm chủ; hai là làm thuê. Theo xu hướng làm chủ, những hộ bị thu hồi hầu hết đất canh tác sẽ chuyển sang làm kinh tế cá thể, tiểu chủ với các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Tại tỉnh Bắc Ninh, xu hướng này có nhiều khả năng hiện thực bởi tỉnh có nhiều truyền thống phát triển tiểu, thủ công nghiệp và đang khuyến khích phát triển các ngành dịch vụ để đạt tỷ lệ cao hơn trong cơ cấu kinh tế tỉnh. Các hộ lựa chọn xu hướng này cần có được. những chính sách phù hợp, đặc biệt là các chính sách dành cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ và cực nhỏ, trong đó nổi lên là chính sách thị trường vốn và chính sách sử dụng đất đai làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Những hộ lựa chọn xu hướng này thường chủ động trong việc tự chuyển đổi nghề nghiệp và tự tìm cách đào tạo việc làm cho chính mình. Nhìn trên tổng thể, khi số doanh nghiệp tính theo đầu người của Việt Nam còn quá thấp so với mức bình quân trong khu vực và trên thế giới, trong đó Bắc Ninh cũng không phải là ngoại lệ, thì xu hướng thành lập các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ hoặc cực nhỏ đối với những hộbị thu hồi hầu hết đất canh tác là một xu hướng tích cực cần được Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lý vàchính sách kinh tế. Theo xu hướng làm thuê, lao động nông nghiệp tại các hộ bị thu hồi hầu hết đất canh tác buộc phải xin việc làm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp trong tỉnh, và trong những hoàn cảnh nhất định, phải chấp nhận làm thuê ngoài tỉnh, nhất là tại các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… Nhu cầu xin việc làm trong xu hướng này thương dễ được giải quyết đối với các cơ sở cần tuyển lao động phổ thông. Tuy nhiên, trong hoạt động của các ngành công nghiệp, dịch vụ thì lao động phổ thông chỉ chiếm một tỷ lệ thấp, trong khi phần lớn lại đòi hỏi phải có tay nghề, phải có trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ, chuyên môn thích hợp. Để có thể được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, những lao động nông nghiệp thuộc các hộ bị thu hồi đất nhất thiết phải được đào tạoviệc làm. Tính nhất thiết ở đây không chỉ được đặt ra đối với người cần đào tạo mà còn đặt ra đối với các cơ sở đào tạo và cơ chế chính sách của Nhà nước đối với tất cả các bên tham gia sự nghiệp đào tạo này. Chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư vùng bị thu hồi đất đối với những hộ nông dân bị thu hồi một phần diện tích canh tác của gia đình. Những hộ nông dân thuộc diện này tuy bị thu hồi đất, nhưng gia đình vẫn còn đất canh tác mặc dù đã bịgiảm đi khá nhiều. Những hộnày có 3 phương án lựa chọn: a) Một bộ phận nhân lực của gia đình tiếp tục làm nông nghiệp, số còn lại chuyển sang làm phi nông nghiệp; b) Mua thêm đất nông nghiệp trên thị trường quyền sử dụng đất để cả gia đình tiếp tục làm nông nghiệp; c) Bán nốt phần đất nông nghiệp (chưa bị Nhà nước thu hồi) trên thị trường quyền sử dụng đất để gia đình chuyển sang làm phi nông nghiệp. Xu hướng thứ hai là đổi mới cách làm nông nghiệp, theo đó các gia đình phải chọn các ngành nghề, sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến phù hợp với nhu cầu mới của quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp, các khu đô thị tại các vùng Nhà nước thu hồi đất, trong đó có đất của gia đình mình (nông nghiệp theo cách làm mới này có thể đặt tên là Nông. nghiệp đô thị như đã được đề cập tới tại luận án tiến sỹ kinh tế của tác gỉa Nguyễn Thế Thảo).

Đề xuất mô hình

- Chọn theo hướng Nông nghiệp đô thị - gọi là phương án 3 mặc dù vẫn là làm nông nghiệp những các gia đình vẫn phải thực hiện việc chuyển đổi nghề nghiệp và cần được đào tạo theo các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của Nông nghiệp đô thị. Vấn đề này không chỉ đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực của các gia đình mà còn đòi hỏi phải được dẫn dắt và tạo điều kiện của cơ chế chính sách nhà nước.