Một số vấn đề trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn 2005-2010

MỤC LỤC

Hiện trạng quản lý và sử dụng đất của huyện Kim Bôi

Đại bộ phận đất nông nghiệp, chưa sử dụng đã được giao cho các chủ sử dụng đất cụ thể công tác giao đất thực hiện khá tốt; công tác thanh tra giải quyết đơn khiếu nại được chú trọng, góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững sự ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính đang trong giai đoạn thực hiện nhưng còn gặp nhiều khó khăn, quy hoạch sử dụng đất chưa được thực hiện, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm; nguồn cán bộ phòng TN-MT chưa đáp ứng nhu cầu nên công quản lý Nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập dẫn đến việc khai thác tiềm năng đất đai cũng như việc sử dụng các loại đất trên địa bàn huyện mang lại hiệu quả không cao.

PHẦN THỨ HAI: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu

+ Thành tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. + Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.

Phương pháp nghiên cứu

Các văn bản pháp luật, thông tư, nghị quyết về quản lý và sử dụng đất đai do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Phương pháp so sánh giữa lí luận và thực tiễn, giữa thực trạng với các văn bản luật để tìm ra các vấn đề còn tồn tại và đề ra các ý kiến, giải pháp khắc phục.

PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 1. Điều kiện tự nhiên

  • Điều kiện kinh tế xã hội

    Nhìn chung đất đồi núi của huyện chịu ảnh hưởng của quá trình Feralitic nên đất thường chua, đất có độ dốc hay bị xói mòn, đất có khả năng lớn về sản xuất nông, lập nghiệp và có vai trò quan trọng trong việc quyết định độ ẩm của đất và chế độ nước của toàn vùng. Nguồn đất trên có độ mùn khá, độ pH phổ biến từ 4,5-5,5 phù hợp với nhiều loại cây trồng, có khả năng đạt năng xuất lúa cao ở loại đất Feralitic biến đổi do trồng lúa nước và đây cũng là loại đât có diện tích lớn nhất trong nhóm. Mặt khác do thảm rừng che phủ thấp khiến trong mùa mưa lưu lượng dòng chảy của sông, suối tăng rất cao gây lũ, lụt, sạt lở, ngược lại vào mùa khô lưu lượng bị giảm thấp, 60% hệ thống suối trên địa bàn hầu như bị cạn kiệt.

    - Quặng Pirit ở Cuối Hạ, Hợp Đồng (trữ lượng khoảng 30 triệu tấn). trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi. - Núi đá vôi có hầu hết các xã trong huyện. Toàn huyện có trên 5.000 ha núi đá, đây là nguồn nguyên liệu rất lớn cung cấp cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng. - Nguồn cát của huyện Kim Bôi có trữ lượng lớn: Bao gồm cát vàng từ suối Kim Tiến, cát đen từ sông Bôi và các suối nhỏ trong toàn huyện. Tài nguyên nhân văn. Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất và con người huyện Kim Bôi gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. cần cù, sáng tạo trong lao động, có truyền thống thương yêu đoàn kết giúp đỡ nhau trong đời sống, sản xuất và chiến đấu. Cộng đồng các dân tộc huyện Kim Bôi với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có nhiều nét độc đáo, giàu tính nhân văn sâu sắc. Sự giàu có, đa dạng của kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian về cơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay, được thể hiện qua các truyện cổ tích, thần thoại, ca dao, tục ngữ, câu đối, hát ru, các làn điệu dân ca trữ tình. Mỗi dân tộc có những nét văn hoá đặc trưng riêng gắn với nhiều nghề truyền thống mang tính nghệ thuật cao như: nghệ thuật tạo hình trên thổ cẩm của người Mường; nghệ thuật thêu, vẽ hoa văn của người Mông, Dao;. nghệ thuật tranh trổ trên giấy, chạm khắc bạc, hàng mây, tre đan và đồ trang sức thể hiện sinh động đặc sắc của đời sống tinh thần của mỗi dân tộc. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc trong huyện luôn kề vai sát cánh với quân dân cả nước chống giặc ngoại xâm, đồng thời năng động sáng tạo, có ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được trong lao động sản xuất. Điều kiện kinh tế xã hội. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a) Tăng trưởng kinh tế. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà Nước cùng với xu thể phát triển chung của tỉnh, trong những năm gần đây kinh tế của huyện đã có những chuyển biết tích cực, khai thác tốt hơn thế mạnh vốn có của huyện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ trọng giá trị sản xuất của huyện so với tỉnh còn ở mức thấp. Nguyên nhân chủ yếu do nền kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, xuất phát điểm thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện.. Tốc độ tăng trưởng các thành phần kinh tế. Nông, lâm nghiệp TTCN-XD Dịch vụ - du lịch. b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhìn chung trong thời gian qua, ngành công nghiệp của huyện tuy có những tiến bộ, đã tạo thêm được một số cơ sở công nghiệp trong các lĩnh vực chế biến nông sản, khai thác khoáng sản, song sản phẩm làm ra chưa nhiều, do trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu nên chất lượng sản phẩm còn hạn chế, sự phát triển như hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của huyện.

    Bảng 01: Số lượng một số loại vật nuôi chính trong huyện
    Bảng 01: Số lượng một số loại vật nuôi chính trong huyện

    Diện tích, dân số, số hộ

    • Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Kim Bôi
      • Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn 2005-2010
        • Đánh giá tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn 2005 - 2010

          Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã được thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng đối tư ợng, đúng quy trình và quy định của pháp luật đất đai; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng, đấu giá quyền sử dụng đất. Tại khoảng 3 điều 5 luật đất đai 2003 có nêu: Nhà nước thực hiện điều tiết các nguồn lợi từ đất thông qua chính sách tài chính về đất đai như sau: Thu thuế tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ việc chuyển quyền sử dụng đất, điều tiết phần giá trị tăng thêm mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại. Công tác thanh tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng đất luôn được UBND huyện quan tâm; đồng thời thực hiện Quyết định số 273/QĐ-TTg ngày 12/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thanh tra tình hình quản lý sử dụng đất, qua đó đã phát hiện những yếu kém, vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất ở một số xã và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

          Cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp đang dần được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ lệ sử dụng đất dành cho các loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao như trồng rừng, cây lâu năm, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển và so với tổng diện tích đất nông nghiệp. - Diện tích đất dành cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội còn ít chiếm 1,51% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, chưa đáp ứng được yêu cầu, hạn chế khả năng giao lưu, thu hút và hiệu quả đầu tư khai thác các lợi thế về tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản… của huyện;.

          Bảng 4: Một số chỉ tiêu tổng hợp về giáo dục
          Bảng 4: Một số chỉ tiêu tổng hợp về giáo dục

          PHẦN THỨ TƯ: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

          Kiến nghị

          Trong giai đoạn 2005-2010 với sự cố gắng nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo và tập thế cán bộ toàn ngành Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Bôi thì công tác quản lý nhà nước về đất đai ngày càng được quan tâm đúng mức, từng bước phù hợp và bám sát vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hôi trên địa bàn huyện. Đất đai phần lớn sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch, giá trị sản lượng nông nghiệp ngày càng tăng, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp còn gặp không ít khó khăn như: sản lượng bình quân trên một đơn vị diện tích còn thấp, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết…. - Để đảm bảo cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đất nông nghiệp tiếp tục có xu hướng giảm, vì vậy cần đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.