MỤC LỤC
Người khuyến khích trong trường hợp Nhà nước có thể mua cổ phần không có lãi cố định hoặc cung cấp một số khoản trợ cấp và tiền khích lệ để khuyến khích sự phát triển đối với một số loại hình phát triển cụ thể (ví dụ như nhà ở mật độ trung bình) và Nhà nước muốn phát triển ở một địa điểm cụ thể (ví dụ như thành phố mới hoặc ngoại ô). Nội dung chủ yếu của công tác quản lý đô thị là vận dụng các chính sách nhằm thiết lập kỷ cương, nề nếp trong việc quản lý đất đai, quy hoạch, kiến trúc, kết cấu hạ tầng, môi trường, tài chính, giảm nghèo ở đô thị… Đồng thời đề suất các kiến nghị với các cấp trong việc nghiên cứu xây dựng các chính sách cho quản lý đô thị.
Do ảnh hưởng của của thuỷ triều và do sự hoà trộn giữa nước ngọt và nước biển làm cho độ muối và hàm lượng huyền phù trong nước ở khu vực này luôn thay đổi và có trị số cao hơn tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt. - Nước khoáng: khai thác từ tầng sâiu dưới đất hay từ các suối do phun trào từ long đất ra, nước có chứa một vài nguyen tố ở nồng độ cao hơn nồng độ cho phép đối với nước uống và đặc biệt có tác dụng chữa bệnh.
- Đặc điểm của hệ thống cấp nước chủ yếu là các công trình nằm dưới mặt đất nên việc cải tạo mở rộng hệ thống cấp nước gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém, ảnh hưởng xấu đến các công trình khác và nhiều khi không thể tiến hành được. Do vậy quản lý cấp nước phải được lập quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống cấp nước trong thời gian dài từ 20 đến 25 năm trên cơ sở quy hoạch phát triển đô thị đã được duyệt.
Các khu vực có cao độ từ 2.0 ÷ 3.0m là đất canh tác, nằm xen kẽ giữa các làng xóm và thành phố (ven thị) thường bị úng hoặc hạn phu thuộc vào công tác quản lý hệ thống tưới tiêu nông nghiệp. Nhìn chung lượng mưa hàng năm lớn hơn lượng bốc hơi từ 500mm đến 700mm, nhưng do sự chênh lệch nhau về sự phân bố nên từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa.
Công nghiệp của Hải Phòng rất đa dạng, từ công nghiệp chủ đạo có quy mô lớn do trung ương quản lý đến công nhgiệp có quy mô vừa và nhỏ do các ngành của địa phương quản lý, và cả các xí nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ. Theo những thông tin có đựơc từ Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng (Uỷ ban xoá đói giảm nghèo) thì tỷ lệ hộ nghèo tại Hải Phòng chiếm khoảng 2.1% tại các quận nội thành và 9.7% tại các huyện ngoại thành.
Hiện tại nhà mày nước Cầu Nguyệt đang vận hành không đúng như công suất thiết kế, các hạng mục công trình do không được vận hành thường xuyên nên bị xuống cấp nghiêm trọng đặc biệt là khu xử lý công suất 20.000m3/ng, hầu hết các thiết bị và đường ống đã bị hỏng nặng không đảm bảo kỹ thuật và hầu như không có khả năng phục hồi duy chỉ còn lại khu xử lý 40.000m3/ng đang được vận hành và cũng không hết công suất. Hiện tại các công trình nhà máy đang hoạt động bình thường song nhà máy chỉ hoạt động mang tính chất tình thế để phục vụ cho mùa du lịch, chất lượng nước sau xử lí không đảm bảo, mặt khác nguồn nước thô rất hạn chế cả về chất lượng và lưu lượng nên việc đầu tư xây dựng nhà máy mới có công suất và chất lượng phù hợp với thay thế nhà máy cũ là việc cần thiết, và phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. • Cùng với việc cải tạo và mở rộng hệ thống và mạng lưới trong khu vực nội thành bởi các dự án lớn bằng vốn ngân sách Nhà nước và vốn vay nước ngoài, công ty Cấp nước Hải Phòng đã xây một tuyến truyền dẫn giữa sông He và Đồ Sơn, lắp đặt một mạng lưới phân phối nằm trong phường Quán Toan tại khu vực Vật Cách và một phần nhỏ của một phường tại Kiến An.
- Cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống cấp nước trên địa bàn thành phố đã được chấn chỉnh lại như: UBND thành phố được giao nhiệm vụ chỉ đạo toàn diện mọi công việc lien quan đến lĩnh vực cấp thoát nước, các Công ty được giao nhiệm vụ qủn lý khai thác vận hành, duy tu bảo dưỡng hệ thống cấp thoát nước và Ban quản lý dự án nhận nhiệm vụ xây dựng các công trình mới trong hệ thống cấp nước sau đó bàn giao lại cho Công ty cấp nước.
Với những tiêu chí cơ bản của công ty Cấp nước Hải Phòng về kế hoạch phục vụ cấp nước, cùng với thực tế hiện trạng cấp nước tại khu vực Hải Phòng - Đồ Sơn là nước cấp cho sinh hoạt với chất lượng không đảm bảo và không đủ khối lượng, đồng thời với sự gia tăng nhu cầu dùng nước tại khu vực do quá trình đô thị hoá, sự phát triển của các khu công nghiệp và khu du lịch trên địa bàn, việc đầu tư một trạm cấp nước mới cho khu vực này là cần thiết và cấp bách. Trong tình hình hiện nay, để có ngay một nguồn cấp nước mới, thay thế cho nguồn cấp nước hiện có không đảm bảo chất lượng và lưu lượng tại khu vực Đồ Sơn (sông He), cần đầu tư xây dựng ngay một nhà máy nước mới được gọi là nhà máy nước Hoà Bình với công suất 15.000m3/ngày (bằng nguồn vốn huy động và ngân sách Nhà nước).
Theo kinh nghiệm tại các phường đã cải tạo, nơi toàn bộ nước tiêu thụ đã được đo qua đồng hồ, cho thấy nước sinh hoạt tiêu thụ qua máy nước tư gia dao động từ 90 – 120 l/người/ngày khi các hộ lắp đồng hồ. Căn cứ trên số liệu hoá đơn ghi thu của công ty Cấp nước Hải Phòng, lượng nước tiêu thụ trong công nghiệp hiện nay là 5.840m3/ngày ở khu vực nội thành, 140m3/ngày tại Kiến An, khoảng 710m3/ngày tại Vật Cách (kể cả khu công nghiệp Nomura) và khoảng 140m3/ngày tại Đồ Sơn.
Xác định tổng vốn đầu tư, suất đầu tư
- Phần hệ thống mạng truyền dẫn khu vực dự án sẽ sử dụng hệ thống mạng truyền dẫn hiện có và đã tính khấu hao trong phần 2.4, khấu hao tài sản cố định của công ty Cấp nước Hải Phòng. - Riêng phần mạng lưới phân phối, hệ thống ống và phu tùng để cấp nước vào từng hộ gia đình và các loại hình tiêu thụ khác sẽ được tính toán theo kinh nghiệm của công ty Cấp nước như sau: hệ thống đường ống cấp nước cho một hộ gia đình có giá thành là 3 triệu đồng/hộ, một hộ công nghiệp, dịch vụ và thương mại là 7 triệu đồng/ doanh nghiệp và các cơ quan hành chính là 4 triệu đồng /cơ quan.
Đây là dự kiến giá bán nước của công ty Cấp nước Hải Phòng nhằm mục đích cân đối lại giá nước giữa các khách hàng. Trên cơ sở cơ cấu giá bán nước cho các đối tượng, dự kiến giá bán nước khi đưa nhà máy Hoà Bình vào vận hành phù hợp với giá bán nước của thành phố Hải Phòng tại thời điểm đó.
- Dự án tạo thêm việc làm cho người lao động trong quá trình thi công xây dựng hệ thống cũng như tạo thêm chỗ làm ổn định và lâu dài cho cán bộ và công nhân lành nghề để quản lý, vận hành hệ thống cấp nước mới. - Nhà máy xử lý nước với dây chuyền công nghệ hiện đại, mức độ tự động hoá cao sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ các cán bộ quản lý, các kỹ sư công nghệ, các công nhân lành nghề có cơ hội tiếp cận với công nghệ mới, trang bị thêm kiến thức chuyên môn.
Tác động tiêu cực
Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước và thực hiện theo Quyết định số 63/ 1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm định hướng cho việc tăng cường công tác quản lý và phát triển cấp nước đô thị, thành phố Hải Phòng đã lập kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cấp nước đô thị một cách ổn định và bền vững. Để đáp ứng yêu cầu cấp nước do tăng tỷ lệ dân số, phát triển đô thị và cấp nước cho sản xuất và hoạt động văn hoá trong các đô thị cần tiếp tục tiến hành điều tra, đámh giá cụ thể tài nguyên nước, có biện pháp dự trữ nguồn nước và kiểm soát chặt chẽ việc khai thác sử dụng nguồn nước, không có phép để đảm bảo nguồn nước cấp cho các đơn vị và người dân an toàn, bền vững.