MỤC LỤC
Nếu như năng lực cạnh tranh của sản phẩm chỉ được đánh giá bằng chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ, điều kiện hậu mãi tốt… thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lại đo bằng năng lực quản lí, chất lượng lao động, chuyển giao công nghệ… Gia nhập WTO, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, để cùng hợp tác và cạnh tranh bình đẳng trên một thị trường rộng lớn toàn cầu…đó là công việc rất thiết thân của mỗi doanh nghiệp , mỗi doanh nghiệp phải tự mình phát huy nội lực, cố gắng vươn lên. Trong khi Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa; cải thiện môi trường đầu tư cho mọi thành phần kinh tế; phát triển các thị trường (đặc biệt là tài chính, lao động); cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng, góp phần hỗ trợ tối đa cho đầu tư của các thành phần kinh tế và tăng năng suất lao động nói chung; tạo lập môi trường thể chế có hiệu quả theo hướng hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế cạnh tranh và phù hợp với thông lệ cũng như các cam kết quốc tế… thì bản thân các doanh nghiêp- nhân tố trực tiếp tham gia và chịu tác động của tiến trình hội nhập, phải nổ lực tăng cường năng lực cạnh tranh, tạo cơ sở quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Kinh doanh trang thiết bị, máy móc y tế, vật tư, trang thiết bị trường học, đo lường, sinh học và môi trường, vật tư trang thiết bị văn phòng, các sản phẩm cơ điện, điện tử, điện máy và thiết bị tin học, thiết bị mạng máy tính;. - Sản xuất, sữa chữa, lắp đặt, bảo hành, mua bán trang thiết bị, phương tiện, vật tư và phụ tùng thay thế thuộc ngành công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp, dầu khí, điện, than, khoáng sản (trừ các loại khoáng sản nhà nước cấm), xi măng, hóa chất (trừ hóa chất nhà nước cấm), bưu chính viễn thông, thể thao và các ngành công nghiệp giải trí khác;.
Tuy khối lượng hàng hoá nhập khẩu uỷ thác từ các đơn vị trong Tổng Công ty qua Công ty tương đối lớn và ổn định với kim ngạch nhập khẩu cho lĩnh vực này khoảng 25-30triệu USD/ năm, nhưng để tránh phụ thuộc vào Tổng Công ty, tạo thế chủ động trong kinh doanh, tăng việc làm và thu nhập cho người lao động, Công ty có những phương án, định hướng phát triển kinh doanh ngoài ngành, đến nay đã vươn ra rất nhiều lĩnh vực như Xây dựng; Công nghiệp; Nông nghiệp; Y tế; Giao thông vận tải. Ngoài ra công ty còn tham gia đấu thầu và trúng thầu nhập khẩu các thiết bị, hàng hóa ngoài ngành Hàng không của các tập đoàn lớn trong nước như nhập khẩu máy phát điện, tụ điện của Tổng công ty Điện lực Việt Nam; cần cẩu thủy lực, giàn khoan, máy khoan của Tổng công ty dầu khí; tụ điện cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại; máy cắt cho nhà máy điện Hòa Bình; cẩu cho cảng Chân Mây ở Huế… đã chứng tỏ năng lực mở rộng kinh doanh với giá cả hợp lí của công ty.
Về cơ cấu tổ chức, công ty đã có một tổng thể các bộ phận phòng ban đảm nhận các chức năng nhiệm vụ khác nhau, bộ máy quản lí ổn định, ban lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm đảm bảo cho việc kinh doanh đạt hiệu quả cao.Trong cơ cấu tổ chức của Airimex, các phòng ban được phân chía theo chức năng chuyên môn hóa bao gồm các phòng ban sau: phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch đầu tư, lao động và tiền lương, các phòng nghiệp vụ, chi nhánh phía Nam, đại diện ở Nga. Về thị trường bán trong lĩnh vực hàng không, công ty căn cứ dựa trên sự kết hợp thị trường của ngành hàng không Việt Nam, các kế hoạch của ngành hàng không Việt Nam, của Tổng công ty Hàng không Việt Nam và các đơn vị thành viên , các hãng hàng không trong nước, dựa vào kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của công ty qua các năm, các thời kì; phân tích, đánh giá và nắm bắt nhu cầu khách hàng để dự báo cầu nhập khẩu hàng hóa thuộc ngành hàng không của công ty. Công ty là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, việc nhập khẩu máy móc của Tổng công ty và các đơn vị thành viên khác chủ yếu là nhập khẩu ủy thác qua Airimex, do đó, công ty vẫn chiếm thị trường chủ yếu trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên ngành của ngành Hàng không.
Công ty cần phải phát huy hơn nữa những lợi thế cạnh tranh của mình, cần sớm được khắc phục những điểm yếu, nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của công ty, phấn đấu đạt được mục tiêu đặt ra của công ty là quyết tâm giữ vững uy tín của mình trong lĩnh vực này, nổ lực hơn nữa để giành lại thị phần đã mất trong những năm qua, phấn đấu đến năm 2020 công ty sẽ có được 90% tổng giá trị hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên ngành của ngành hàng không.
Với định hướng đầu tư để phát triển nhanh, bền vững, song song với bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối hoạt động hàng không trên tất cả các lĩnh vực, trong tương lai việc phát triển đội máy may, cơ sở hạ tầng hàng không sẽ tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng đi thẳng vào công nghệ, kỹ thuật hiện đại kết hợp với tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành thông qua cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng cường khả năng tài chính của các doanh nghiệp. Nhằm nâng cao năng lực khai thác cũng như tăng cường an toàn hàng không, nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bay, trang thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không cũng đã được khẩn trương triển khai, đưa vào khai thác như công trình xây dựng mới các đài không lưu, ….Việt Nam có 4 hãng hàng không là Vietnam Airilines, Pacific Airilines, Vasco và một hãng.
Các đơn vị thành viên của Tổng công ty hàng không Việt Nam như các cụm cảng hàng không, trung tâm quản lí bay…là các công ty công ích được phép nhập khẩu trực tiếp, tự do lựa chọn hình thức nhập khẩu, trung gian thương mại tối ưu nhất..Các đại lí phân phối của các hãng sản xuất nước ngoài tại Việt Nam sẽ ngày càng mở rộng phạm vi, thị trường hoạt động. Để tránh phụ thuộc vào Tổng Công ty, tạo thế chủ động trong kinh doanh, tăng việc làm và thu nhập cho người lao động, công ty có những phương án, định hướng phát triển kinh doanh ngoài ngành, vươn ra rất nhiều lĩnh vực như Xây dựng; Công nghiệp; Nông nghiệp; Y tế; Giao thông vận tải.
Trong hoạt động nghiên cứu thị trường, công ty cần thu thập và xử lí thông tin, phải thiết lập một hệ thống thông tin đầy đủ về môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế, hệ thống luật pháp trong nước và nước ngoài, thông lệ quốc tế; thông tin về nhu cầu thị trường, khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng; thông tin về các nhà cung ứng trên thế giới; thông tin về các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn; cơ hội thách thức của công ty. Đối với lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên ngành hàng không, khách hàng của công ty đều là những công ty lớn, công ty nên tìm hiểu hoạt động, nhu cầu đầu tư của các công ty này, chủ động giao dịch đàm phán, giới thiệu, khuyếch trương về công ty với các công ty này, chủ động tìm kiếm khách hàng, thiết lập danh sách khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng, khách hàng doanh nghiệp có khả năng thiết lập mối quan hệ lâu dài của công ty. Trong hoạt động tìm nguồn nhập khẩu, tìm nhà cung ứng, công ty Airimex cần phải có một hệ thống thông tin hoàn hảo về các nhà cung ứng có tiềm năng trên thế giới, ưu nhược điểm của các nhà cung ứng và các thông tin quan trọng khác, như vậy công ty mới nhập khẩu được những hàng hóa đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, giá cả cạnh tranh hợp lí, bảo hành… trong những điều kiện cung ứng tốt nhất có thể, đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty.
Đầu tiên, công ty nên có một trang web riêng quảng bá doanh nghiệp, liên kết với nhiều trang web khác như trang web của Tổng công ty hàng không Việt Nam, trang web của bộ giao thông vận tải, trang web của ủy ban chứng khoán nhà nước…Trên trang web, công ty có thể đăng tải được rất nhiều thông tin, đảm bảo cung cấp cho người truy cập một cái nhìn tổng thể, toàn diện về năng lực của công ty trong các ngành nghề kinh doanh, nhất là trong kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên ngành hàng không.