MỤC LỤC
Chi đầu tư phát triển cho giáo dục từ NSNN bao gồm: chi xây mới, cải tạo,nâng cấp trường học, phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, thư viện, công sở làm việc và mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy học tập và nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục đào tạo. CTMT quốc gia về giáo dục thường được thực hiện bao gồm: Phổ cập giáo dục, xoá mù chữ, hỗ trợ giáo dục cho những vùng miền có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn như: Vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; tăng cường CSVC như xoá phòng học cấp 4, phòng học ca 3, tăng cường chất lượng và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, giáo viên; đổi mới chương trình, nội dung SGK….
- Chi đầu tư bao gồm các khoản chi xây dựng CSVC, củng cố và phát triển mạng lưới trường lớp cho sự phát triển của nền giáo dục. - Chi NSNN cho CTMT cho quốc gia về giáo dục nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể có tính cấp bách trong phát triển nền giáo dục quốc dân ở từng thời kỳ.
Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp ( Trường hợp không phải là đơn vị dự toán cấp I) xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I. v) Bộ tài chính chủ trì phối hợp với Bộ kế hoạch đầu tư tổng hợp, lập dự toán NSNN trình Chính phủ. Trong quá trình làm việc, lập dự toán NSNN, xây dựng phương án phân bổ ngân sách TW, nếu có ý kiến khác nhau giữa Bộ tài chính với Bộ giáo dục đào tạo, các Bộ và cơ quan liên quan thuộc Chính phủ thì Bộ tài chính phải trình Chính phủ hoặc Thủ tướng. Chính phủ những ý kiến còn khác nhau để quyết định theo thẩm quyền. Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong quá trình lập dự toán ngân sách, xây dựng phương án phân bổ ngân sách địa phương. vi) Chính phủ trình Quốc hội dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách TW hàng năm; dự toán điều chỉnh NSNN trong trường hợp cần thiết. Quốc hội quyết định dự toán NSNN, phân bổ Ngân sách TW năm sau trước ngày 15 tháng 11 năm trước. vii) Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội về dự toán NSNN, phân bổ ngấn sách TW, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi cho từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở TW, nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung từ ngân sách TW cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao, UBND các cấp có trách nhiệm lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình trình HĐND cùng cấp quyết đingj và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau trước ngày 10 tháng 12 năm trước. HĐND cấp dưới quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau trước ngày 10 tháng 12 năm trước. HĐND cấp dưới quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách năm sau của cấp mình chậm nhất là mười ngày kể từ ngày HĐND cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách. viii) Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, UBND giao dự toán ngân sách, các cơ quan Nhà nước ở TW và địa phương, các đơn vị dự toán có trách nhiệm phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, đảm bảo đúng với dự toán ngân sách được giao về cả tổng mức, chi tiết theo từng lĩnh vực chi, đồng thời gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Căn cứ vào dự toán NSNN được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện: đã có trong dự toán ngân sách được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi. Thủ trưởng cơ quan Kho bạc Nhà nước có quyền từ chối thaqnh toán, chi trả các khoản chi không đủ các điều kiện quy định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Ở cấp địa phương, cơ quan tài chính có trách nhiệm bố trí nguồn để thực hiện kịp thời các khoản chi theo dự toán, kiểm tra việc thực hiện chi tiêu và có quyền tạm dừng các khoản chi vượt nguồn cho phép hoặc chi sai chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, có quyền yêu cầu cơ quan giao dự toán điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán chi của đơn vị trực thuộc để đảm bảo thực hiện ngân sách theo đúng mục tiêu, tiến độ quy định. Cơ quan tài chính cùng cấp có quyền tạm đình chỉ chi ngân sách của các đơn vị, cá nhân không chấp hành đúng chế độ báo cáo kế toán, quyết toán và báo cáo tài chính khác và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Các khoản chi thường xuyên theo định kỳ được bố trí kinh phí đều trong năm để chi. Các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc mua sắm lớn được bố trí trong dự toán chi quý để thực hiện. Chi đầu tư phát triển phải đảm bảo cung cấp đủ và đúng tiến độ thực hiện trong phạm vi dự toán được giao. Đối với những dự án, nhiệm vụ chi cấp thiết được tạm ứng trước dự toán để thực hiện. Các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đề ra những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chi ngân sách được giao, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham ô, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật tài chính. Trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước theo đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức và dự toán được giao do thủ tướng cơ quan sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm. Ngoài các cơ quan tài chính, trong Luật NSNN cũng quy định nhiều cơ quan khác có trách nhiệm giám sát việc thực hiện NSNN như:. - Bộ kế hoạch và đầu tư phối hợp với Bộ tài chính và các Bộ, nghành hữu quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư các công trình công cộng xây dựng cơ bản. - Ở cấp địa phương, HĐND giám sất việc thực hiện ngân sách ở cấp mình. - Chính phủ kiểm tra việc thực hiện NSNN. ĐỊnh kỳ, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, UBND báo cáo Thường cụ HĐND về tình hình thực hiện NSNN, các dự án và các công trình quan trọng quốc gia, các chương trình phát triển kinh tê- xã hội, các dự án và công trình xây dựng cơ bản quan trọng khác. * Các nguyên tắc phải đảm bảo khi thực hiện nguyên tắc quyết toán ngân sách và báo cáo quyết toán ngân sách. - Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báo cáo đó cho cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ đã quy định. - Về số liệu quyết toán NSNN:. + Số quyết toán thu NSNN là số thu đã thực nộp hoặc đã hạch toán thu qua NSNN qua Kho bạc Nhà nước. + Số quyết toán chi NSNN là số chi đã thực thanh toán hoặc đã hạch toán chi theo quy định của Luật NSNN và các khoản chi chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp theo quy định. - Số liệu trong báo cáo quyết toán Ngân sách phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách phải theo đúng các nội dung trong dự toán được giao và theo mục lục NSNN, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước phai chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đây đủ của báo cáo quyết toán của đơn vị, chịu trách nhiệm về những khoản thu, chi hạch toán, quyết toán sai chế độ. * Trình tự công tác kế toán, kiểm toán và quyết toán NSNN. i) Các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ chi NSNN phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán theo đúng chế độ của Nhà nước. Kho bạc Nhà nước tổ chức thực hiện hạch toán kế toán NSNN, định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán chi ngân sách cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan Nhà nước hữu quan. ii) Cuối năm ngân sách, Bộ trưởng Bộ tài chính hướng dẫn việc khóa sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng các nội dung ghi trong dự toán năm được giao và theo Mục lục NSNN. Các khoản chi NSNN đến ngày 31 tháng 12 chưa thực hiện được hoặc chưa chi hết, nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp tục thực hiện trong năm sau thì được chi tiếp trong thời gian chỉnh lý quyết toán và hạch toán quyết toán vào chi ngân sách năm trước, nếu được chuyển nguồn để thực hiện thì hạch toán vào ngân sách năm sau. iii) Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ tài chính, Thủ trưởng các đơn vị có nhiệm vụ chi Ngân sách kiểm tra và duyệt quyết toán chi. ngân sách của các đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm về quyết toán đã được duyệt. Lập quyết toán chi Ngân sách của đơn vị mình gửi cơ quan quản lý cấp trên. Đối với các dự án đầu tư xây dựn cơ bản, khi kết thúc năm ngân sách, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng vốn ngân sách trong năm, khi dự án hoàn thành phải lập báo cáo quyết toán công trình theo quy định của pháp luật. Số liệu quyết toán phải được đối chiếu và được Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch xác nhận. iv) Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương thẩm định quyết toán chi Ngân sách của các đơn vị cùng cấp và quyết toán ngân sách cấp dưới, tổng hợp, lập quyết toán ngân sách địa phương trình UBND cung cấp để UBND xem xét trình HĐND cùng cấp phê chuẩn, báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. v) Bộ tài chính thẩm định quyết toán chi ngân sách của Bộ giáo dục và các cơ quan liên quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở TW và quyết toán ngân sách địa phương, tổng hợp, lập quyết toán NSNN trình Chính phủ. vi) Cơ quan kiểm toán Nhà nước thực hiện việc kiểm toán, xác định tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán NSNN các cấp, cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định của pháp luật. vii) HĐND cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương chậm nhất 12 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc, HĐND cấp tỉnh quy định thời hạn phê chuẩn quyết toán ngân sách của HĐND cấp dưới nhưng chậm nhất không quá 6 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc. viii) Chính phủ phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, lập và trình Quốc hội quyết toán NSNN, quyết toán các dự án và công trình quan trọng Quốc gia do Quốc hội quyết định. ix) Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN chậm nhất 18 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc.
Số học sinh tiểu học giảm là do trong nhiều năm qua, nước ta đã thực hiện tốt công tác DS& KHHGĐ, dẫn đến dân số trong độ tuổi tiểu học giảm xuống đáng kể và công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được đẩy mạnh trong cả nước. Qua khảo sát ở nhiều doanh nghiệp, và cơ quan nhìn chung đại bộ phận cán bộ thuộc các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước đều có trình độ từ cao đẳng trở lên và được đánh giá có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm thuộc lọai khá và tốt.
Việc phân cấp nhiệm vụ chi cho hoạt động giáo dục, đào tạo, dạy nghề cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương do HĐND tỉnh quyết định bảo đảm phù hiựp với phân cấp quản lý giáo dục đào tạo theo quy định của pháp luật, trình độ năng lực quản lý ngân sách của từng cấp và kế hoạch chung của địa phương về phát triển giáo dục và đào tạo. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội là học sinh, sinh viên đang học tại các trường đào tạo công lập chính quy tập trung dài hạn trong nước thuộc các diện: học sinh, sinh viên là người dân tộc ít người ở vùng cao; học cinh, sinh viên là người mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa; là người tàn tật theo quy định của Nhà nước tại Nghị định 81/CP là người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế.
- Căn cứ vào Quyết định và hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh, phòng giáo dục huyện lập kế hoạch phân bổ ngân sách cho các trường phổ thông (thuộc khối THCS và Tiểu học) thuộc phạm vi quản lý, gửi phòng tài chính huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở tài chính, đồng gửi Sở giáo dục. Việc phân bổ chi đầu tư phát triển của các Bộ, cơ quan Trung ương cho các công trình, dự án và việc phân bổ chi đầu tư phát triển trong cân đối của các địa phương phải đảm bảo nguyên tắc chung là : Thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN, bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của NSNN, tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn khác, bảo đảm mục tiêu huy động cao nhất các nguồn vốn cho đầu tư phát triển; bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư phát triển.
Nguyên nhân của hạn chế này là do dự toán chi NSNN cho giáo dục mới chỉ xây dựng cho từng năm, chưa xây dựng được kế hoạch ngân sách trung hạn của nghành trong khi kế hoạch phát triển giáo dục lại được xây dựng trong thời kỳ 5 năm nên có sự tách rời giữa lập kế hoạch ngân sách hàng năm với kế hoạch phát triển, chưa dự toán đấy đủ các nguồn ngoài NSNN có thể huy động vào phát triển giáo dục trong điều kiện thực hiện XHH giáo dục. Về hồ sơ, thủ tục rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước: trong khi giao quyết định giao dự toán NSNN đã chi tiết đến từng nhóm, mục (chia ra từng quý), không ít Kho bạc Nhà nước quận, huyện vẫn đòi hỏi các đơn vị ( phần lớn là các đơn vị sự nghiệp có thu đã được giao cơ chế tự chủ tài chính) phải lập dự toán năm chi tiết đến từng khoản mục, tiểu mục (gửi cơ quan tài chính, chủ quan cấp trên duyệt) và còn buộc các đơn vị phải rút dự toán trong năm theo đúng mục đã dự toán đó.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO.