Mục tiêu và yêu cầu phát triển nhà ở đô thị ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay

MỤC LỤC

Thực trạng nhà ở tại đô thị nước ta

    Tổng quan về tình hình kinh tế -xã hội nước ta trong những năm qua Có thể thấy rằng trong những giai đoạn từ những năm 1954-1985 nền kinh tế nước ta vẫn còn khó khăn thu nhập bình quân đầu người thấp đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn tuy nhiên diện tích nhà ở tại các đô thị vẫn được mở rộng trong giai đoạn này .Từ năm 1986 tới nay kinh tế nước ta không ngừng khởi sắc ví như năm 2006 tỷ lệ tăng trưởng kinh tế là hơn 8.2% so với năm 2005 đúng trong tốp những nước có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới đi kèm với nó là có những sự chuyển biến lớn trong lĩnh vực nhà ở tại các đô thị. Vào thời kì này, một Chương trình nhà ở quốc gia nhằm mục tiêu xây dựng và cung cấp nhà ở cho những người làm việc trong khu vực kinh tế Nhà nước ở các đô thị đã được triển khai .Bộ Xây dựng đã được giao trách nhiệm điều hành và thực hiện Chương trình này thông qua các xí nghiệp quốc doanh do Bộ quản lý. Tất cả các chính sách có liên quan đến xây dựng nhà ở trong thời kì này như chính sách về vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, chế độ phân phối, tiền thuê nhà …đã tạo ra những sự không công bằng giữa các nghành, các cơ quan xí nghiệp và ngay giữa các cán bộ công nhân viên chức.

    Bước ngoặt quan trọng trong việc sản xuất nhà ở tại các đô thi Việt Nam trong những năm đổi mới được thể hiện trên hai bình diện: Khối lượng nhà ở được sản xuất ra và cơ cấu đa dạng của các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất này. Riêng năm 1993 do sự chuyển hướng sản xuất nhiều nhà cao tầng (dân tự xây hoặc các chung cư do thành phố xây) nên diện tích sàn được xây mới trong năm là 2,8 triệu m2, lớn gấp 5 lần năm 1992, tạo ra một kỉ lục mới trong xây dựng nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng 20 năm qua. Sự bùng nổ các hoạt động xây dựng tự phát với các biểu hiện như chiếm đất trái phép, xây dựng nhà ở không phép (Theo Bộ trưởng Xây dựng Đỗ Hồng Quân, số công trình không phép chiếm khoảng 24%. Đáng chú ý, trường hợp xây dựng sai phép trong năm 2006 vẫn ở mức cao khoảng 34%, tăng hơn 22% so với năm 2005.), xây chen không theo quy hoạch, tự ý thay đổi kết cấu công năng nhà ở chung cư …diễn ra khắp nơi và gây ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ công trình cũng như kiến trúc cảnh quan môi trường đô thị.

    - Các chính sách về nhà ở thời gian qua ít nhiều đã phát huy tác dụng tích cực trong trong đời sống của cư dân đô thị, song chúng còn mang tính chất chắp vá nhất thời để đối phó với hiện trạng thiếu nhà ở và thường không đống bộ, thống nhất hoặc chưa hoàn toàn phù hợp với cơ chế kinh tế mới. Để phân tích đầy đủ và sâu sắc động thái của quá trình sản xuất nhà ở tại đô thị Việt Nam trong thời kỳ đổi mới ,có thể mô tả chân dung và đặc điểm của các loại hình và chủ thể sản xuất nhà ở, vốn có môi trường thuận lợi cho sự đa dạng hóa những năm vừa qua. Một xu hướng phổ biến trong việc hình thành các chính sách về nhà ở là,càng về sau này, chính phủ các nước càng hạn chế sự can thiệp vào lĩnh vực nhà ở, giảm bớt việc sản xuất nhà ở Khu vực công cộng và chú ý nhiều hơn tới việc tăng cường hỗ trợ ,tạo điều kiện cho nhà ở Khu vực tư nhân và Khu vực bình dân phát triển trong khuôn khổ có sự điều tiết của chính phủ.

    Quỹ nhà mới của thành phố thì rất hạn chế, còn việc cải tạo, xây dựng lại các khu nhà cũ thì đang vấp phải khó khăn trong việc di chuyển dân sở tại, sự cam kết giữa chính quyền đô thị thành phố và người dân chưa hề được thể chế hoá trong khi ý thức thi hành pháp luật của họ còn rất thấp. Một phần đất đáng kể đang nằm trong tay các cơ quan xí nghiệp, quân đội của Trung ương và của thành phố mà chưa có các chính sách và biện pháp huy động tập trung sử dụng hợp lý theo quy hoạch tổng thể và quy hoạch phát triển nhà ở của thành phố. Tuy hoạt động dưới sự “chỉ đạo” của hàng trăm văn bản pháp lý (từ Luật đất đai, pháp lệnh nhà ở tới các quy định cụ thể nhất), lĩnh vực xây dựng nhà ở đô thị vẫn còn thiếu một “Tổng chỉ huy” đóng vai trò “Nhạc trưởng” điều hành toàn bộ lĩnh vực phức tạp này.

    Người dân đô thị hiện nay rất nhạy cảm với các biến động kinh tế xã hội đang diễn ra .Với định hướng phát triển kinh tế thị trường (cho dù chưa hoàn toàn là một) thị trường cạnh tranh tự do, người dân đô thị hiện nay đã ý thức được rằng, họ phải tự lo lấy nhà ở cho mình. Cùng với sự bùng nổ xây dựng, sự bùng nổ các hoạt động thương mại, dịch vụ cũng đã góp phần tạo nên một tâm xã hội mới về nhà ở .Trước đây khoảng 10-20 năm một căn hộ ở tầng hai, sạch sẽ và yên tĩnh đã là một chỗ ở đáng mong muốn .Giờ đây nhà ở lý tưởng phải là kiểu nhà ở sinh lợi tức là thực hiện được cả hai chức năng - ở và kinh doanh buôn bán dịch vụ. Tâm lý tìm kiếm chỗ ở, nhà ở gần mặt đường mặt đường, mặt phố “có đất –có trời” trong bộ phận dân cư khá giả là tương đối phổ biến .Trên một mảnh đất chừng 50-60m2, thậm chí chỉ 20- 30m2 một ngôi nhà từ 2-3 tầng được xây dựng theo thị hiếu , sở thích của chủ nhân với tường rào, cổng sắt mảnh sân con - Đó gần như là một giấc mơ tại các đô thị lớn tại nước ta hiện nay.

    Đất xây dựng của các khu đô thị hầu như đã cạn kiệt ,hệ số sử dụng đất lại rất thấp, trong khi đó cơ sở hạ tầng lại cũ nát và quá tải .Mặt khác ,những đòi hỏi của quy hoạch kiến trúc đô thị ,và kết cấu địa chất tại nhiều đô thị không cho phép xây dựng nhiều nhà chung cư cao tầng. Điều này có thể hiện trong việc thiết kế và quy hoạch các khu nhà ở (chung cư) kiểu mới có kiến trúc và cấu trúc căn hộ đa dạng, tiện nghi và chất lượng cao để đáp ứng tối đa sự phong phú của nhu cầu và khả năng thanh toán của các nhóm xã hội khác nhau trong nền kinh tế thị trường.