MỤC LỤC
Kỹ thuật SDSL truyền tin theo phương thức đối xứng, về nguyên tắc nó hoàn toàn giống như kỹ thuật HDSL nhưng hệ thống SDSL chỉ sử dụng một đôi sợi để truyền những dịch vụ tốc độ cao từ nhà cung cấp dịch vụ tới khách hàng, mỗi đôi hoạt động tại tốc độ 784kbit/s, việc sử dụng một đôi sợi này làm giảm thiết bị trong hệ thống và chi phí đường thuê riêng. Tuỳ theo từng yêu cầu của khách hàng mà SDSL cho phép những nhà cung cấp dịch cung cấp những dịch vụ tốc độ cao dựa trên 3 tham số cơ bản: tốc độ dịch vụ, chi phí và khoảng cách truyền.
Một trong số đó luôn là kênh điều khiển bắt buộc (gọi là kênh C). Kênh C mang các bản tin báo hiệu cho việc lựa chọn dịch vụ và thiết lập cuộc gọi. Tất cả báo hiệu từ người sử dụng - mạng cho các kênh tải đơn hướng tới khách hàng được tải ở đây. Tuy nhiên kênh C cũng có thể dùng mang báo hiệu cho kênh song hướng nếu có yêu cầu. Các bản tin của kênh C luôn được mang trong phần mào đầu đặc biệt của khung ADSL. Tất cả các lớp truyền tải khác sử dụng kênh C tốc độ 64kbit/s và các bản tin được truyền trên kênh song hướng LS0. Bên cạnh kênh C, hệ thống ADSL có thể mang 2 kênh tải song hướng tuỳ chọn:. Cấu trúc chính xác của kênh tải song hướng thay đổi theo các lớp truyền tải giống như định nghĩa cho kênh đơn hướng. Bảng 1.6 mô tả mối quan hệ giữa cấu trúc kênh song hướng theo các lớp truyền dẫn kênh đơn hướng. Chú ý: - Khi kênh tải song hướng 160 kbit/s được chọn cho truyền ISDN BRA, tất cả các báo hiệu kết hợp với ISDN BRA được tải trong kênh D của tín hiệu 2B+D nhúng trong 160 kbit/s. Báo hiệu cho 576 kbit/s và 384 kbit/s và kênh tải song hướng 160 kbit/s không phải ISDN có thể được đặt trong kênh C, mà dùng chung báo hiệu cho các kênh tải tin đơn hướng. Bảng 1.6: Mối quan hệ giữa cấu trúc kênh song hướng theo các lớp truyền dẫn kênh đơn hướng. Lớp truyền dẫn Các kênh song hướng tuỳ chọn Loại kênh con. cách trung bình). Các chức năng khác của phần mào đầu bao gồm: kênh nghiệp vụ nhúng (embedded operations channel-EOC), kênh điều khiển nghiệp vụ (operations control channel-OCC) để tái cấu hình, thích ứng tốc độ từ xa và nhận dạng lỗi qua việc kiểm tra phần dư theo chu kỳ (cyclical redundancy check-CRC), một số bit sử dụng cho khai thác, quản lý và bảo dưỡng (OMC), số khác dùng sửa lỗi trước (forward error correction-FEC).
ADSL luôn được kết nối sẵn như một đường thuê bao điện thoại thông thường hoạt động do đó sẽ không phải bỏ phí thời gian cho việc quay số và đợi kết nối nhiều lần trong ngày. Kỹ thuật VDSL sử dụng phương thức truyền dẫn giống như kỹ thuật ADSL, nhưng kỹ thuật VDSL có khả năng cung cấp số liệu với tốc độ cao gần gấp 10 lần tốc độ truyền dẫn của kỹ thuật ADSL (hình 1.19). Kỹ thuật VDSL có thể sử dụng phương thức truyền dẫn dịch vụ đối xứng (phương thức truyền dẫn có tốc độ truyền dẫn xuôi từ phía tổng đài tới thuê bao bằng với tốc độ truyền dẫn từ phía thuê bao đến tổng đài) và không đối xứng (phương thức truyền dẫn có tốc độ truyền dẫn xuôi từ phía tổng đài tới thuê bao cao hơn rất nhiều so với tốc độ truyền dẫn từ phía thuê bao tới tổng đài).
Ðối với dạng truyền dẫn không đối xứng kỹ thuật VDSL thường dùng tỷ lệ tốc độ chiều đi và chiều về là 10:1, phương thức truyền dẫn này phù hợp để cung cấp dịch vụ tốc độ cao từ phía tổng đài tới thuê bao nên rất hay được sử dụng trong kỹ thuật VDSL. Ngoài việc có khả năng cung cấp tốc độ cao hơn nhiều so với tốc độ truyền dẫn của kỹ thuật ADSL kỹ thuật VDSL còn yêu cầu khoảng động nhỏ hơn kỹ thuật ADSL nên kỹ thuật truyền dẫn của VDSL không phức tạp bằng kỹ thuật truyền dẫn ADSL. Mặc dù có nhiều ưu điểm như vậy nhưng kỹ thuật này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi đó là vì chưa lựa chọn được cơ chế điều chế, băng tần, phương pháp ghép kênh thích hợp.
Nó tập trung các kết nối logic(VCC) đến từ các DSLAM-Hub rồi tập hợp lại thành một hoặc vài VPC để truyền tải qua mạng trục tới kết nối thứ hai của các kết nối logic đó (ISP, Officer, ..) thông qua bộ tập trung, nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ ADSL như truy cập internet tốc độ cao, kết nối mạng riêng ảo, Video on demand, Video conference, v.v. - Thiết kế kỹ thuật tổ chức kết nối giữa các thiết bị máy chủ quản lý và cung cấp dịch vụ ADSL(NMS) với thiết bị truy nhập từ xa băng rộng (BRAS) : Các thiết bị máy chủ NMS kết nối với thiết bị B-RAS thông qua giao diện FE/GE của mạng LAN hệ thống quản lý và cung cấp dịch vụ ADSL. Do vậy, đối với các thiết bị các thiết bị này sẽ tính toán thiết kế kỹ thuật cấp nguồn(Rectifier) cho thiết bị BRAS/ DSLAM-Hub trong trường hợp chuyển đổi nguồn điện 220VAC (từ nguồn điện lưới sang nguồn điện máy phát hoặc ngược lại), cấp nguồn lưu điện(UPS) cho thiết bị NMS và tính toán tải tiêu thụ của thiết bị DSLAM- Hub/DSLAM/Mini-DSLAM đối với nguồn 48Vdc.
+ Ngoài hai hệ thống UPS trên còn có hệ thống Line-Interactive UPS, loại này có thời gian chuyển đổi của bộ Inverter rất ngắn khoảng vài ms và có thể coi như hệ thống On-line UPS đó là do khi hoạt động với nguồn điện lưới bình thường thì bộ Inverter DC/AC sẽ hoạt động ở trạng thái dự phòng, nguồn cung cấp cho tải là nguồn điện qua đường By-pass(có phần ổn áp đầu vào), nhưng khi nguồn diện lưới không bình thường, bộ. + Nhận xét : Với ba hệ thống UPS như trên, qua phân tích tính năng, tính toán thiết kế kỹ thuật chúng ta lựa chọn hệ thống Line Interactive UPS và hệ thống True Online UPS( tuỳ theo mục đích và yêu cầu sử dụng), bởi vì hệ thống này có thời gian chuyển đổi trạng thái rất ngắn, hiệu suất và chất lượng nguồn cung cấp cao, hơn nữa lại hoàn toàn có khẳ năng bảo vệ thiết bị và cho phép mở rộng(có thêm nguồn Battery bên ngoài) để tăng thời gian lưu điện, tuy giá thành thiết bị cao hơn loại Off- lineUPS(khoảng 20-50%). + Thiết bị Rectifier phải cung cấp nguồn cho tải thiết bị Accu: Bộ nguồn Rectifier ngoài việc cung cấp nguồn cho tải thiết bị là B-RAS và DSLAM-Hub còn phải đảm bảo khả năng nạp điện cho nguồn dự trữ Accu(trong trường hợp Accu đã phóng điện), với dung lượng Accu (theo kết quả tính toán ở phần dưới).
Nhưng để đảm bảo hệ thống nguồn cung cấp có khả năng mở rộng trong trường hợp phát triển thêm thiết bị(không cần phải đầu tư thêm thiết bị nguồn khác), cần lựa chọn bộ nguồn Rectifier có công suất ≥ 7.500W và dòng tải ≥ 150A, việc mở rộng nguồn sau này(nếu có ) sẽ chỉ thêm các modul tương ứng. Như vậy, để đảm bảo hệ thống nguồn cung cấp có khả năng đáp ứng cho nhu cầu phát triển thiết bị (không cần phải đầu tư thêm thiết bị nguồn khác), đồng thời chịu được khả năng quá tải khoảng 20%, cần lựa chọn bộ nguồn dự phòng UPS có công suất ≥ 10KVA, dòng tải ≥20A và điện áp 220VAC.
• Mạng riêng ảo: Xác định VPN dựa trên ATM hay IP MPLs hoặc cả hai, có khả năng cung cấp VPN sử dụng MPLS, hỗ trợ VPN sử dụng các giao thức tunnel L2TP và PPTP, sử dụng tối đa bảng định tuyến. • Một số chỉ tiêu kỹ thuật khác: hệ thống có chức năng giống như một server DHCP, hỗ trợ giao thức Dynamic Host Configuration, định địa chỉ IP cho DHCP, server truy nhập phải hỗ trợ NAT và PAT, hệ thống phải cung cấp IPv4 và IPv6. - Chức năng quản lý bảo mật: Chức năng này xác định sự cho phép truy nhập hay không đối với các hoạt động của hệ thống được thực hiện bởi người sử dụng bằng cách sử dụng mật khẩu.
- Local/remote (TELNET), giao diện dòng lệnh, SNMP, Java EMS trên NT và Solaris, tích hợp HP open View, hỗ trợ syslog, chương rtình kế toán RADIUS, nâng cấp nhanh chóng qua TFTP, các tệp cấu hình ở dạng ASCII. - Hỗ trợ nhiều phương thức đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) khác nhau như Distributed Committed Access Rate (DCAR), Ditributed Weighted Fair Queuing (DWFQ), Distributed Weighted Random Early Detection (DWRED) và BGP Policy Propagation. Môi trường truyền dẫn mà qua đó dự định hệ thống truyền dẫn số sẽ hoạt động là mạng cáp đồng, nó cho phép khách hàng có thể nối tới các tổng đài qua các mạch vòng thuê bao nội hạt.